Bí mật của các kiệt tác hội họa mại dâm

Thứ Sáu, 02/10/2015, 13:00
Mại dâm là một phần trung tâm trong đời sống thường nhật của Paris vào cuối thế kỷ 19. Nó là chìa khóa để hiểu về nghệ thuật của các thời đại - và mọi thứ tiếp theo đó. Dưới đây là bài viết của Jason Farago, là nhà phê bình kiêm văn sĩ tại New York (Mỹ).

Chúng ta cũng thường rập khuôn với Trường phái ấn tượng và những khuynh hướng hội họa Pháp khác trước vào trong khoảng năm 1900: một bộ sưu tập các tranh hoa hướng dương và những đụn rơm khô, những đứa bé đẹp như thiên thần và các vũ công ba-let, những hình ảnh này có thể nhìn thấy trên các tấm bưu thiếp hoặc tranh vẽ trên tường ký túc xá. Nhưng hội họa Pháp hiện đại không có gì ngoài sự an ủi. 

Paris vào cuối thế kỷ 19 là một thành thị nằm lọt thỏm trong một bối cảnh chuyển giao xã hội khổng lồ, và nghệ thuật của thời đại đã mô tả sâu sắc hơn vào thế giới tự nhiên, nó mô tả một thế giới đô thị mới nằm trong tất cả mọi rắc rối - và cách xa mọi thứ, không quên kể đến những "lầu xanh" Pigalle.

Họa phẩm "Rue des Moulins" của danh họa Toulouse-Lautrect mô tả nỗi bị sỉ nhục khi các thanh tra y tế kiểm tra sức khỏe của gái mại dâm Paris.

Tháng 9/2015 này sẽ diễn ra buổi triển lãm mang tựa đề "Huy hoàng và bần cùng: Những bức họa về mại dâm, 1850-1910" sẽ mở cửa đón công chúng tham quan tại viện bảo tàng Musée d'Orsay ở Paris. Đây là cuộc triển lãm lớn đầu tiên nhằm tiếp cận một chủ đề "nhạy cảm" về hội họa hiện đại Pháp, chúng ta sẽ nhìn vào quá khứ của nó. 

Mại dâm là chủ đề then chốt cho các họa sĩ ở Paris, và có lẽ có 2 bức họa mang tầm cách mạng của thời đại là "Olympia" của Manet và "Demoiselles d'Avignon" của Picasso, cả 2 bức vẽ đều khắc họa hình ảnh của các công nhân tình dục. 

Giờ đây, mại dâm bị ẩn giấu trong bóng tối, đã mang tới cho các nhà danh họa tính chân thực hiện đại, và trong khi họ đón nhận nguồn cảm hứng từ những "phụ nữ của bóng đêm", cũng có nhiều lúc họ tưởng tượng về khoảng cách giữa phòng tranh và nhà thổ không hoàn toàn hoàn hảo. Ông Charles Baudelaire, một nhà báo từng có lời khẳng định chắc nịch: "Nghệ thuật là gì? Đích thị là mại dâm". 

"Sào huyệt trụy lạc"

Bây giờ chúng ta nghĩ rằng mại dâm là một trong những thứ bị thất sủng nhất của trật tự xã hội, để đề cập đến sự kinh tởm khi chúng ta nói về nó. Nhưng Paris vào cuối thế kỷ 19, khi mà mại dâm là một phần quan trọng của đời sống thường nhật, một thứ giao dịch riêng với các nhánh công cộng. 

Mại dâm được quy định hết sức chặt chẽ dưới triều đại trị vì của Hoàng đế Napoleon III và quy định này tiếp tục kéo dài sang thế kỷ 20. Hành vi gạ gẫm bị xem là bất hợp pháp, thay vào đó phụ nữ phải đăng ký với cảnh sát, họ có thể "làm tăng hai" ngoài nhà thổ và phải đóng thuế. (Nhà thổ bị cấm hoạt động tại Pháp vào năm 1946; tuy nhiên việc "bán sự sung sướng" lại được cho là hợp pháp, mặc dù nước này từng bị lôi kéo vào một cuộc tranh luận giận dữ về việc liệu có nên hợp pháp hóa việc mua dâm như cách làm của Thụy Điển hay không).

Các nhà quản lý và thanh tra cảnh sát của cái gọi là "Lữ đoàn tiểu đội phó", thường xuyên báo cáo về những phụ nữ chọn cách tự vẫn vì bị lôi kéo vào Paris. Mại dâm thế kỷ 19 cũng phải trải qua những cuộc thanh tra y tế mỗi tháng - việc này đã được họa sĩ Henri de Toulouse-Lautrec khắc họa lại trong tác phẩm "Rue des Moulins" của ông, gái mại dâm biểu thị nỗi nhục nhã của họ hơn chính "công việc" của mình. Ngoài việc khoác áo choàng và đi vớ, họ sẽ phải cởi bỏ quần áo và thậm chí cả đồ lót; trông họ kiệt sức, nhục nhã, nạn nhân hơn là bệnh nhân của chính quyền. 

Chỉ cần bước vài bước lên bậc thang giai cấp xã hội là sẽ gặp các "kỹ nữ" (cave cao cấp), họ bán dâm nhưng phần lớn đều hào nhoáng, ăn nói lịch sự và có uy tín từ công chúng. Nhiều người trong số các kỹ nữ này là những người rất nổi tiếng, mỗi nhất cử nhất động của họ - thậm chí là khách hàng của họ - cũng được đăng tải trên báo giới.

La Paiva, kỹ nữ, người nổi tiếng nhất Paris vào thế kỷ 19, mỗi nhất cử nhất động của người này và các vị khách hàng, luôn được báo giới săm soi và đăng tải tỉ mỉ.

La Paiva, kỹ nữ cao cấp nhất của nền đế chế thứ hai (1852-1870), chào đời trong một "khu ổ chuột" ở Moscow (Nga) và ả đã nghĩ ra đủ mọi mưu mô chước quỷ để đặt chân đến Champs-Elysées, tại đây ả bán dâm cho khách làng chơi trong một tòa lâu đài lộng lẫy với bồn tắm làm bằng mã não với vòi chảy rượu sâm-banh thượng hạng. (Khi La Paiva qua đời vào năm 1884, người chồng cuối cùng của ả đã ướp xác vợ bằng dung dịch Formaldehyde và giữ cái xác này trên căn gác xép của lâu đài. Và bí mật này đã gây "sốc" cho người vợ mới của ông ta). 

Các họa sĩ và đặc biệt và văn sĩ đã bị các gái điếm và kỹ nữ quyến rũ. Đáng chú ý là kỹ nữ Apollonie Sabatier - bà ta được biết đến dưới cái nghệ danh là 'La Présidente' - người đã biến căn nhà mình thành một salon tư sản, nơi chuyên đón tiếp nhà danh họa Eugène Delacroix, tiểu thuyết gia Gustave Flaubert và đặc biệt là thi sĩ Charles Baudelaire, chính Apollonie là "nàng thơ" của thi sĩ này.

Kiệt tác điêu khắc "Người phụ nữ bị rắn cắn" được sáng tạo vào năm 1847, lấy từ khuôn mẫu khỏa thân từ chính cơ thể của kỹ nữ Apollonie Sabatier.

Tại bảo tàng Musée d'Orsay, Apollonie Sabatier xuất hiện trong một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch mang tựa đề "Người phụ nữ bị rắn cắn" được tạo tác bởi điêu khắc gia hàn lâm Auguste Clésinger: đây là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc từng gây sóng gió tranh cãi vào thời đó, không chỉ Clésinger tạo tác bức điêu khắc từ chính cơ thể trần truồng của Apollonie mà ông ta còn dùng bà làm người mẫu và nguồn cảm hứng cho các họa sĩ khác vào đầu thời kỳ Phục Hưng. 

Trong họa phẩm "Thần vệ nữ Urbino" của đại danh họa Titan vào năm 1538, khắc họa hình tượng nữ thần tình yêu mà thực tế là Angela del Moro, một trong những kỹ nữ được trả tiền cao nhất ở thành Venice. Nhưng vào thập niên 1860, danh họa Édouard Manet đã chán với những cảm xúc vốn có, ông quyết định vẽ một khung cảnh tương tự như mọi người (hay chí ít là một quý ông trưởng giả) tại Paris.

Họa phẩm "Oympia" của danh họa Manet làm xôn xao giới salon tư sản Paris vào năm 1865, nó được vẽ bằng phong cách thẳng thừng và không khoan nhượng của chính nhà danh họa.

Trong họa phẩm "Thần vệ nữ Urbino", khắc họa một người phụ nữ khỏa thân nằm trên giường, dép lủng lẳng từ chân của cô, một dải ruy-băng quấn quanh cổ và bông hoa cài trên tóc. Sự biểu lộ của cô vừa nghiêm trang vừa lúng túng. 

Mô hình của Manet của họa phẩm "Olympia" không phải hoàn toàn là gái mại dâm, mà là nữ họa sĩ đồng nghiệp của ông tên là Victorine Meurent - bà từng xuất hiện trong họa phẩm "Dejeuner sur l'Herbe" của Manet, bức chân dung đấu bò của ông, và các họa phẩm khác. 

Vào năm 1865, báo giới Paris đã viết rằng "Manet đã cởi tung tất cả bức màn thần thoại và đã làm nên hình tượng của gái mại dâm được chấp nhận trong thế giới mỹ thuật". Hình tượng nàng Olympia được khắc họa phồn thực, nhục thể, sắc màu tươi sáng. 

Ông  TJ Clark, một học giả lớn về danh họa Manet nhận xét: "Bức họa "Olympia" đã nhấn mạnh về yếu tố vật chất của riêng nó, nhưng qua cái nhìn của một gái mại dâm". Và nghệ thuật hiện đại đã được sinh ra từ đó.

Tranh giả

Charles Baudelaire, người bạn tốt của danh họa Manet, từng viết rằng bản thân nghệ thuật không chỉ là một dạng mại dâm mà chính thủ đô Paris còn là một "đại lầu xanh". Nhưng chí ít chỉ có duy nhất một tư sản - một quý ông tư sản như cách chúng ta muốn nói - có thể xem hành động sáng tạo nghệ thuật đánh đồng với hành vi quan hệ tình dục.

Các kỹ nữ có thể được đặc tả hình ảnh đeo đồ trang sức cầu kỳ và tắm trong bồn có rượu Veuve Clicquot, nhưng gái mại dâm lại là những hình ảnh tách biệt - họ chạy khỏi các thành thị Pháp, trong người ít tiền và ít được bảo đảm an ninh, đồng thời họ còn là nạn nhân của hành vi bạo lực. 

Và đối với các họa sĩ hiện đại, gái mại dâm là một hình ảnh "người hạnh phúc": độc lập, không biện hộ, và được đại chúng đón nhận. Đó là một sự thú vị: sự thú vị là nền tảng của nghệ thuật hiện đại, nhưng sự giả mạo cũng như nhau mà thôi.

Không phải đợi tới thế kỷ 20, các họa sĩ mới tạo nên sự giả mạo trong tranh mà các nữ họa sĩ từng nhìn thế giới mại dâm bằng con mắt kém mộng mơ. Tôi đặc biệt nghĩ tới Chantal Akerman, một nhà làm phim tiên phong người Bỉ, người đã mô tả cuộc sống thường nhật của một bà mẹ góa bụa - người này sống khá nhàn nhã chỉ bằng cách sử dụng các xảo thuật ngay trong chính ngôi nhà của mình. 

Hay Jeanne Dielman, một trong những người nổi tiếng của điện ảnh nữ quyền, đã mô tả mại dâm không chỉ là một sở thích cá nhân mà còn là một nhu cầu kinh tế, là một phần của một hệ thống lớn trong đó người phụ nữ chưa bao giờ được độc lập. Đó là một cái nhìn sâu sắc của riêng Dielman mà không một nam họa sĩ nào sống vào thế kỷ 19 có thể chấp nhận được - ngay cả khi nếu như có chút ánh sáng le lói thì họ cũng chỉ mới nhìn thấy nó trên gương mặt của những cô gái nghèo khổ.

Nguyễn Thanh Hải
.
.
.