Cảnh sát xưa và nay khác nhau như thế nào?

Thứ Tư, 28/06/2017, 17:22
Lực lượng cảnh sát hiện đại là một tổ chức được thành lập tương đối gần đây. Vào những năm 1800, khi đó cảnh sát mặc đồng phục, được trả lương và bắt đầu thực thi luật pháp ở Mỹ và Anh. Cảnh sát trong các xã hội cổ đại thường là các vị quan huyện hoặc lực lượng an ninh tư nhân do các lãnh chúa giàu có thuê. Ngoài ra, người dân còn dùng bạo lực để tự giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.


Trong khi La Mã và Ai Cập cổ đại cũng có những lực lượng có thể được coi là cảnh sát. Nhưng hình ảnh và công việc của họ rất khác so với những gì chúng ta quen nhìn thấy nơi người cảnh sát ngày nay. Trên thực tế, kể từ khi lực lượng cảnh sát hiện đại ra đời, rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện để thay đổi hình ảnh của cảnh sát, thường là sự đổi mới đồng phục hoặc nhiệm vụ thực thi.

Giờ đây, chúng ta cùng tìm hiểu hình ảnh và nhiệm vụ của cảnh sát cổ đại và hiện đại khác nhau như thế nào.

Dân quân địa phương là cảnh sát

Dân quân địa phương là cảnh sát.

Đối với phần lớn lịch sử nhân loại, việc thực thi pháp luật do lực lượng dân quân địa phương đảm nhận. Tây Ban Nha đã có một lực lượng cảnh sát bài bản vào cuối những năm 1400, nhưng họ thực chất là những lính đánh thuê được nhà vua trả lương. Thời Trung cổ, Anh và Pháp đã có lực lượng cảnh sát buổi sơ khai, nhưng hầu hết là những công chức không được trả lương và ít quyền hành.

Cảnh sát Ai Cập huấn luyện khỉ bắt ăn trộm

Tham khảo từ các chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, chúng ta biết đến một lực lượng cảnh sát bài bản được thành lập sớm nhất. Các chợ trời ở Ai Cập cổ đại, các đền thờ và nhà của những lãnh chúa giàu có được bảo vệ bởi đội cảnh sát này. Đặc biệt, những cảnh sát này thậm chí còn huấn luyện khỉ để bắt ăn trộm. 

Cảnh sát Ai Cập huấn luyện khỉ bắt ăn trộm.

Vào thế kỷ 15 trước Công nguyên, Ai Cập có một lực lượng cảnh sát cao cấp được gọi là Medjay, nhiệm vụ của họ là bảo vệ biên giới vương quốc và cung điện.

Cảnh sát phòng cháy của La mã

Hy Lạp cổ đại có một lực lượng nô lệ nhỏ được vũ trang với tư cách cơ quan thực thi pháp luật. La Mã cổ đại đã thành lập một lực lượng gọi là Vigiles, hay "những người canh gác thành phố". Vigiles là nhóm người được huấn luyện bài bản, có tổ chức cao và được trả lương. Tất cả những người này xuất phát từ các nhóm dân quân địa phương chưa được tổ chức bài bản tồn tại trước đó.

Cảnh sát phòng cháy của La Mã.

Vigiles hoạt động chủ yếu như cảnh sát phòng cháy chữa cháy ngày nay. Ngoài ra, lực lượng này cũng có các chức năng cơ bản của cảnh sát, chẳng hạn như xử lý các trường hợp gây mất trật tự an toàn xã hội, bắt trộm và bảo vệ các tòa nhà công cộng.

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, quan huyện chính là cảnh sát

 Trong lịch sử hàng ngàn năm, việc thực thi pháp luật ở Trung Quốc cổ đại được thực hiện bởi các vị quan huyện. Các vị quan này phân bổ đều trên các tỉnh, họ được bổ nhiệm bởi các vị quan tỉnh và có thẩm quyền hạn chế. Các vị quan tỉnh này báo cáo lên quan tổng đốc, người được bổ nhiệm trực tiếp bởi hoàng đế. 

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, quan huyện chính là cảnh sát.

Các quan huyện làm việc dưới sự lãnh đạo của các quan tỉnh, nhiệm vụ của các quan huyện này là giải quyết các tranh chấp trong dân, thực thi luật pháp và điều tra tội phạm. Các nhiệm vụ mà hầu hết cảnh sát châu Âu không làm cho đến thời kỳ hiện đại. Điều này phản ánh nền chính trị tiến bộ của các triều đại Trung Quốc, một số quan huyện còn do phụ nữ đảm nhận.

Mô hình quan tri huyện làm cảnh sát đã lan rộng đến các nền văn hóa khác, bao gồm cả Hàn Quốc và Nhật Bản, và hình ảnh này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Trước khi nước Anh có cảnh sát, người dân “tự xử” khi tranh chấp

Người dân “tự xử” khi tranh chấp.

Việc thực thi công lý thời Trung cổ ở châu Âu chủ yếu do người dân “tự xử”. Sau cuộc chinh phục của người Norman, triều đại Anglo-Saxon đã thành lập lực lượng cảnh sát khu phố. Họ là viên chức của các thị trấn, có nhiệm vụ ngăn chặn và trừng phạt những tên trộm cắp, bảo vệ tài sản người dân, đuổi những kẻ lang thang, giám sát việc cân đo đong đếm trong dân chúng. Những cảnh sát khu phố này là các tình nguyện viên, không được trả lương, tồn tại ở Anh mãi đến năm 1829.

(Còn tiếp)

Hoa Nam (theo Ranker)
.
.
.