Chúng ta cần đối diện hiện thực nào?

Thứ Hai, 15/07/2013, 23:26

Hơn một tháng nay, dư luận ồn ào chuyện hai bộ phim liên tiếp bị tuýt còi bởi cơ quan kiểm duyệt là “Bụi đời chợ Lớn” và “Đường đua”. Sau cùng, tính đến lúc này, “Đường đua” đã “vượt vũ môn” khi phải chấp nhận chỉnh sửa không nhỏ.

Và vấn đề xoay quanh chuyện cho hay không cho bộ phim đó ra rạp ở bản dựng gốc trình duyệt nằm ở chỗ “tính hiện thực trong tác phẩm”.

Chúng ta đã sống quá nhiều năm, thậm chí là thập niên, với hình dung rõ mà không rõ về cái gọi là hiện thực trong nghệ thuật.

Hai bộ phim đó phản ảnh có đúng hiện thực hay không? Thật ra không cần những cuộc tranh luận rất dài về chuyện hiện thực của chúng nếu chúng ta nhìn vào những tít báo giật gân mỗi ngày về những vụ án hình sự xảy ra quanh ta.

Thôi, chuyện đó cũ rồi, không bàn nữa.

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao (và háo hức nữa) khi có tin cô nàng Maria Ozawa sắp sang Việt Nam, để quảng bá cho một sản phẩm của VDC.

Tại sao lại là Ozawa, một nữ hoàng phim sex, một biểu tượng tình dục Á châu mới?

Và tại sao lại là VDC, công ty thuộc về công nghệ thông tin, nghe có vẻ chẳng có gì là liên quan đến phim sex?

Dễ hiểu, nói trắng ra, nói thẳng thắn ra với nhau, ở cương vị một công ty công nghệ thông tin lâu năm, VDC thừa biết lượng người dùng ở Việt Nam mến mộ Maria Ozawa (theo thống kê kiểu bao nhiêu lượt xem cô này mỗi ngày trên các websex đen; bao nhiêu lượt download phim của cô này mỗi ngày) là có, và lớn như bất kỳ cộng đồng người dùng ở bất kỳ nước nào.

Và VDC cũng hiểu, họ đang kinh doanh một ngành mũi nhọn là games mà trong đó có những games nghe chào mời cũng có vẻ đầy tính "tệ nạn" như "Bạn muốn làm thần bài?" v.v và v.v… Chính vì thế, trên trang chủ của họ, họ khảng khái nhận định "VDC-Net2E tin rằng bất cứ một đơn vị phát hành nào tại Việt Nam cũng đều có thể lựa chọn Maria Ozawa làm gương mặt đại diện cho sản phẩm của mình, và VDC-Net2E cũng không phải là ngoại lệ”.

Bỏ 5 tỷ đồng để mời sao phim sex Nhật Maria Ozawa đến Việt Nam.

Vậy thì chuyện phim “Bụi đời chợ Lớn” và “Đường đua” ở trên thì liên quan gì đến cô "Maria Ozawa của VDC" ở dưới?

Nghe thì không mà thực ra là có. Và nó nằm ở hai chữ "hiện thực".

Đấy, hiện thực xã hội nó là như thế, một cộng đồng lớn không lành mạnh đang tồn tại trơ trơ ra đó với sự cổ vũ nhiệt thành của những đơn vị nhìn vào cộng đồng đó như nguồn thu tiềm tàng.

Và vượt trên tất cả, chúng ta cần phải đối diện hiện thực nào?

Chua xót thay, đó chính là "Hiện thực về sự kém cỏi mọi mặt của cơ quan quản lý văn hóa".

Tại sao lại đồng ý cấp phép cho sự kiện Maria Ozawa sang Việt Nam để quảng bá? Vẫn biết chúng ta đã mở cửa rất nhiều nhưng chúng ta không thể cởi hết cả ra vì mở cửa được. Văn hóa truyền thống của người Việt; chính sách pháp luật hiện nay của Nhà nước vẫn coi các sản phẩm "cấp 3" là những sản phẩm đen, bị cấm và không chấp nhận sự tôn sùng một "Biểu tượng tình dục". Vậy mà nghiễm nhiên, một ngôi sao phim sex hạng nặng vẫn có thể hoành tráng được trải thảm đón chào với vô vàn tung hô đến kinh ngạc của một đống báo rác rưởi online.

Tại sao cơ quan quản lý văn hóa có thể không muốn một sản phẩm trong nước đánh lên tiếng chuông cảnh tỉnh về hiện thực cần giải quyết của xã hội nước nhà mà lại dễ dãi để cho một sản phẩm độc hại thực sự của công nghệ phim tình dục rẻ tiền được thong thả dạo bước ngôi sao trên quê nhà như một bà hoàng?

Như vậy, chúng ta đang đối diện hiện thực nào???

Sự kiện Nick Vujicic sang Việt Nam là cú hích tinh thần cho những số phận bất hạnh, những người khiếm khuyết về cơ thể, những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống... ở TP.HCM, Nick đã có cuộc giao lưu cực kỳ ấn tượng.

Nick không hề bối rối, không hề tỏ ra lúng túng, mà rất nhiệt tình, rất vui vẻ, đặc biệt là cách Nick làm chủ sân khấu, làm chủ cuộc giao lưu, như một thuyết trình viên chuyên nghiệp...

Tối qua 23/5, Nick lại có cuộc giao lưu tại Hà Nội  trước hàng ngàn khán giả trực tiếp và hàng triệu khán giả truyền hình.

Nhưng có một lấn cấn trong Hoài Hương, khi biết số tiền mà doanh nghiệp Tôn Hoa Sen (THS)  bỏ ra cho chuyến đi này của Nick lên đến gần 32 tỉ đồng. Và số tiền "thù lao" cho Nick lên đến 9 con số 0 và bằng tiền USD.

Nếu tính thời lượng lên sóng VTV thì doanh nghiệp THS bỏ ra số tiền đó là rất "hời", bởi tỉ suất người xem TV, bởi thời lượng PR cho THS gấp nhiều lần những spot quảng cáo bình thường.

Và Nick sang Việt Nam ngoài mục đích làm "cú hích" tinh thần, thì Nick cũng có mục đích "làm ăn" ở Việt Nam với cái giá cũng rất "ngọt".

32 tỉ với một doanh nghiệp không lớn. Số tiền thù lao cho Nick so với thù lao các nguyên thủ quốc gia như cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đi thuyết trình hay diễn thuyết các nơi, cũng không lớn... Nhưng cứ nghĩ, nếu số tiền đó bỏ vào một khoản tài trợ nào đó để làm cú hích thực tế cho người khuyết tật Việt Nam...

Cách nghĩ, cách so sánh có thể khập khiễng, nhưng sao vẫn cảm thấy truyền thông nhà mình có vẻ ưu ái quá với Nick, chỉ nhìn vào khía cạnh tinh thần, mà không nhìn thấy thực ra Nick cũng đang là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp bằng chính sự khiếm khuyết cơ thể và tinh thần ý chí nghị lực của mình.

Hoài Hương

Anh Nghi
.
.
.