Darwin công bố lý thuyết tiến hoá

Thứ Ba, 20/08/2019, 09:52
Theo Darwin, sự sống trên Trái đất khởi nguồn và sau đó tiến hóa từ một tổ tiên chung vào khoảng 3,8 tỷ năm trước. Sau đó qua chọn lọc tự nhiên, chúng tiến hóa thành các loài khác nhau như hiện nay.


Thuyết tiến hóa đã gây ảnh hưởng lớn lao không chỉ tới những nhánh truyền thống của sinh học mà cả trong những ngành hàn lâm khác (như nhân chủng học và tâm lý học) và cả trong xã hội nói chung. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà khoa học phản bác lý thuyết này của Darwin.

Charles Darwin và cuốn sách “Về nguồn gốc các loài” (1859).

Toàn bộ thuyết tiến hóa, kể từ cuốn “Về nguồn gốc các loài” (1859) và cuốn “Nguồn gốc loài người” (1871) của Darwin đến những lý thuyết hiện đại sau này, đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. 

Phỏng đoán “vĩ đại” nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài -vì sự tiến hóa diễn ra liên tục và dần dần tứng tí một (continuously and gradually) nên nếu loài A tiến hóa để biến thành loài B thì ắt phải có những loài trung gian nằm giữa A và B, được gọi là những thế hệ hay những mắt xích quá độ chuyển tiếp trong chuỗi tiến hóa từ A đến B. 

Những thế hệ này đã tuyệt chủng, nhưng theo Darwin, hóa thạch của chúng ắt phải nằm dưới lòng đất với số lượng lớn, và trước sau khoa học sẽ tìm thấy và phải tìm thấy. Nhưng phỏng đoán ấy càng “vĩ đại” bao nhiêu thì Darwin càng lo lắng bấy nhiêu về việc liệu có tìm thấy lượng hóa thạch đó hay không. Nếu không, lý thuyết của ông sẽ lâm nguy. 

Chính Darwin đã bày tỏ nỗi lo lắng này trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (Chương 9) như sau: “…số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên Trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi”.

Có nghĩa là ngay trong thời của Darwin, người ta đã ra công đào xới, tìm kiếm hóa thạch của các thế hệ chuyển tiếp quá độ, và không tìm thấy gì cả. Từ đó đến nay, 156 năm đã trôi qua, kể từ ngày cuốn “Về nguồn gốc các loài” ra đời, vẫn chẳng hề tìm thấy gì cả. Thời gian đã quá đủ để thấy sự thật, rằng không tồn tại những thế hệ chuyển tiếp, đơn giản vì không có sự tiến hóa. Nói cách khác, phỏng đoán “vĩ đại” của Darwin là sai - sai vì tin rằng có tiến hóa.

Ngoài ra, còn có một số lý do khác chứng minh thuyết tiến hóa là sai. 

Thứ nhất, theo Quy luật Tạo sinh của Louis Pasteur, sự sống phải bắt nguồn từ sự sống. Nói một cách đơn giản, con cái phải có bố mẹ sinh ra. Một sinh vật có ý thức dù là một tế bào nhỏ nhất, đơn giản nhất cũng không thể được tạo ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử hóa học vô thức. 

Thứ hai, tế bào nhân sơ không tiến hóa lên tế bào nhân chuẩn qua đột biến, mà qua dị hợp cộng sinh (symbiosis). Sự kiện các vi khuẩn đơn bào tiến hóa thành những tế bào lớn hơn và phức tạp chúng gấp trăm lần là một câu chuyện bị bỏ trống hoàn toàn trong thuyết tiến hóa.

Thứ ba, sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri. Chính Darwin đã ghi chú trong cuốn sách “Nguồn gốc các loài” của ông rằng, sự xuất hiện đột ngột các động vật chân đốt trong các lưu trữ hóa thạch trong kỷ Cambri nêu lên một khúc mắc cho học thuyết tiến hóa. (Thuyết Darwin nói sự tiến hóa diễn ra từ từ từng tí một và trải qua thời gian vô cùng dài, nhưng sự bùng nổ sự sống trong kỷ Cambri trái ngược hoàn toàn với tưởng tượng của Darwin). 

Thứ tư, tính cố định, không thay đổi, của sinh vật. Sự đại trà áp đảo của tính cố định trong các tàn tích hóa thạch trở đã bị những người ủng hộ thuyết tiến hóa bỏ lơ đi như là không có gì cả. Thứ năm, đột biến, hay biến dị không cho ra loài ưu việt hơn, mà chỉ cho ra những cá thể bị lỗi. 

Ngày 20-8-1858, Charles Darwin lần đầu tiên công bố lý thuyết tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên trong Tạp chí Kỷ yếu của Hiệp hội Linnean London, cùng với lý thuyết tương tự của Alfred Russel Wallace.
Xuân Trường
.
.
.