Indonesia kiểm tra giới tính giáo viên nước ngoài để ngăn chặn ấu dâm?

Thứ Hai, 06/01/2020, 13:52
Nytimes ngày 27-12 cho hay, làn sóng kiểm tra này khiến nhiều giáo viên nước ngoài lo ngại trường học hoặc chính phủ đang tìm cách loại bỏ nhân viên là người đồng tính. Nhưng họ không lên tiếng công khai vì sợ mất việc. Các quan chức giáo dục giải thích bài kiểm tra có mục đích ngăn chặn những kẻ ấu dâm người nước ngoài vào công tác ở trường học.


Tuy nhiên, các câu hỏi mà New York Times xem xét lại tập trung vào xu hướng tình dục cùng thái độ đối với đồng tính luyến ái. Chính phủ nước này thông qua yêu cầu kiểm tra giáo viên sau vụ 7 giáo viên (một người Canada, 6 người Indonesia) lĩnh án tù vì xâm hại tình dục học sinh tại trường Quốc tế Jakarta.

Áp dụng cho 168 trường

Theo quy định từ năm 2015, Indonesia cấm trường quốc tế thuê giáo viên có dấu hiệu của hành vi hay xu hướng tình dục bất thường. Bảng hỏi gồm nhiều câu về hành vi, ít nhất 38 câu trong số đó liên quan đến xu hướng tình dục và thái độ đối  với quyền của người đồng tính.
Người Indonesia tẩy chay giới tính thứ 3.

Ví dụ, giáo viên phải trả lời họ đồng ý hay không với các câu sau: Chương trình giáo dục giới tính nên bao gồm tất cả xu hướng tình dục. Các ngày lễ như ngày tôn vinh người đồng tính thật buồn cười vì họ xem xu hướng tình dục của một người là niềm tự hào. Giáo viên nên cố gắng giảm bớt định kiến của học sinh đối với đồng tính luyến ái. Các thầy giáo có phải trả lời nhiều câu mang tính cá nhân như "Tôi muốn trải nghiệm tình dục với cả nam và nữ", "Tôi chỉ bị thu hút bởi đàn ông".

Bà Waadarrahman, quan chức Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia, cho biết quy định này áp dụng cho 168 trường. Những trường này chủ yếu dành cho con nhà giàu, giảng dạy chương trình Xếp lớp Nâng cao (AP) hoặc Tú tài Quốc tế (IB).

Theo New York Times, trong các bài kiểm tra, giáo viên nước ngoài tại Indonesia có thể được hỏi liệu họ đồng ý với phát biểu: "Tôi thấy không thoải mái khi biết giáo viên dạy con mình là người đồng tính" hay không. Họ cũng phải xác định câu "Thành phần giới tính không liên quan đến quyết định của tôi" đúng hay sai đối với bản thân. Thời gian gần đây, giáo viên nước ngoài tại các trường tư thục ở Indonesia phải trả lời các câu hỏi trên cùng nhiều câu tương tự trong "bài kiểm tra tâm lý".

Theo quy định, mỗi trường phải có một nhà tâm lý học để xác định giáo viên không rối loạn hành vi hoặc có khuynh hướng tình dục bất thường. Việc thực hiện rất hỗn loạn khi trường phải kiểm tra giáo viên trước khi tuyển dụng và 6 năm một lần. Mặc dù ở Indonesia, người đồng tính thường bị phân biệt đối xử, nhiều người không đồng ý việc tiến hành kiểm tra tâm lý như vậy đối với giáo viên nước ngoài.

"Phân biệt đối xử trong tuyển dụng dựa trên xu hướng tình dục là trái với Hiến pháp", Usman Hamid - Giám đốc tổ chức Ân xá Quốc tế ở Indonesia - khẳng định. Trong khi đó, Indonesia không có bài kiểm tra tiêu chuẩn.

Từng kiểm tra trinh tiết gây tranh cãi

Trong báo cáo đưa ra trước đó, Tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) đã lên án việc "kiểm tra trinh tiết" là thủ tục mang tính "kỳ thị và xúc phạm nhân phẩm" nặng nề. Theo USA Today, trên trang web chính thức của Cảnh sát Indonesia có ghi: "Cùng với các thủ tục kiểm tra bệnh tật và thể chất, những phụ nữ muốn trở thành nữ cảnh sát phải trải qua cuộc kiểm tra trinh tiết. Vì thế, mọi phụ nữ muốn làm cảnh sát nên giữ gìn trinh tiết của mình".

Giáo viên nước ngoài ở Indonesia.

Theo Global Post, với một quốc gia phần đông dân chúng theo đạo Hồi, các cô gái còn trinh được xem là "biểu tượng của sự thuần khiết" và ngay từ năm 1965, thủ tục "kiểm tra trinh tiết" đã được áp dụng trong việc tuyển dụng nhân sự ngành cảnh sát. Tuy nhiên, thủ tục này từng gây bức xúc sau khi khoảng 7.000 nhân sự nữ được tuyển vào lực lượng cảnh sát Indonesia mỗi năm.

Theo HRW, rất nhiều ứng viên khi trả lời phỏng vấn của tổ chức này cho biết, họ chỉ được thông báo về chuyện kiểm tra trinh tiết ngay trước khi thi một thời gian ngắn. Một trong những ứng viên từng đăng tuyển vào lực lượng cảnh sát cho biết, cô đã "rất sốc" khi được biết phần kiểm tra sức khỏe có cả "tiết mục" kiểm tra trinh tiết. Cô nói: "Tôi cảm thấy bối rối, hoảng sợ, nhưng không thể từ chối. Nếu tôi từ chối, tôi đã không thể trở thành cảnh sát".

Một ứng viên 19 tuổi từng trải qua cuộc kiểm tra trinh tiết tại thành phố Pekanbaru trên đảo Sumatra ở miền Tây Indonesia nói.

Trường Vân
.
.
.