Krav Maga: Tuyệt đỉnh công phu cận chiến

Thứ Ba, 20/11/2018, 11:23
Krav Maga là môn võ của người Israel, có nghĩa là “cận chiến”. Môn võ này là sự kết hợp tài tình những kỹ thuật của boxing, aikido, vật, karate, judo, và gần đây là Vịnh Xuân và Muay Thái. Krav Maga tập trung giúp người học phòng thủ trước các tình huống nguy hiểm, trong đó đề cao sự hiệu quả và tốc độ của nghệ thuật phản đòn.


Chắt lọc tinh hoa

“Sáng tổ” của Krav Maga là Imi Lichtenfeld (1910-1998), một người Do Thái sinh ra ở Hungary và lớn lên tại Tiệp Khắc. Lúc nhỏ, Imi có thời gian đi theo đoàn xiếc và cũng từng học qua các môn nhào lộn, thể dục dụng cụ, khiêu vũ, judo, quyền Anh và vật, môn nào cũng giỏi. 

Đến những năm 30, khi chủ nghĩa phát xít và phong trào bài Do Thái lan rộng ở Âu châu, Imi đã tham gia các nhóm thanh niên Do Thái bảo vệ đồng hương trong các vụ bạo động kỳ thị chủng tộc.

Nhận thấy võ thể thao khác với thực chiến, Imi đã kết hợp những kinh nghiệm chiến đấu đường phố với vốn liếng võ vật sẵn có để tạo ra một phương pháp tự vệ chiến đấu hiệu quả hơn và truyền dạy lại cho bạn bè. 

Năm 1948, quốc gia Israel ra đời, Imi Lichtenfeld (lúc này gọi theo tiếng Do Thái là Imi Sde-Or) trở thành một huấn luyện viên cận chiến cột trụ trong quân đội Israel. Kể từ khi đó, Imi chính thức dùng tên Krav Maga để chỉ phương pháp chiến đấu được dạy trong quân đội, nhất là cho các đơn vị biệt kích và an ninh.

Trong quãng thời gian gần 20 năm, Imi Lichtenfeld không ngừng hoàn thiện và phát triển Krav Maga. Ông học nhu thuật, tập trung thêm vào những kỹ năng đánh nằm sàn, tối giản hóa mọi động tác. Ông nghiên cứu và thực hành hàng nghìn lần để lọc ra những đòn hiệu quả và mạnh mẽ nhất. Krav Maga của ông hoàn thiện đến mức có thể giúp học viên thoát khỏi những tình huống tấn công nguy hiểm chỉ trong 3 tuần học.

Vào giữa thập niên 60, sau khi giải ngũ  Imi cải biên Krav Maga cho phù hợp với đời sống dân sự và đem ra phổ biến cho dân chúng Israel, được dư luận hưởng ứng mạnh mẽ. Ông thành lập Hiệp hội Krav Maga nhằm phổ biến Krav Maga khắp thế giới. Đến nay, các trung tâm huấn luyện Krav Maga đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam), và Krav Maga cũng đã huấn luyện cho nhiều đơn vị an ninh và biệt kích tại nhiều nước.

5 nguyên tắc vàng

Cuộc đấu trên chiến trường rất tàn khốc, mỗi khoảnh khắc đều có thể quyết định đến sinh tử của một người lính. Vì thế, Imi Lichtenfeld xây dựng hệ thống các nguyên tắc cơ bản cho Krav Maga.

Thứ nhất, đồng bộ giữa tấn công và phòng thủ. Krav Maga yêu cầu học viên kết hợp cùng lúc các đòn phòng vệ và phản công với mục đích xóa bỏ nguồn nguy hiểm một cách nhanh nhất. Nếu bị đối thủ tấn công bằng dao, một người học môn võ này có thể dùng tay trái để đỡ đòn và đồng thời dùng đòn chân tấn công vào vùng hạ bộ của đối thủ. Nguyên tắc này hiện cũng được Vịnh Xuân sử dụng.

Thứ hai, tấn công liên tục. Ngay cả khi đối thủ đã ngã, Krav Maga vẫn yêu cầu tiếp tục tấn công cho đến khi người này không còn tạo ra được sự đe dọa.

Thứ ba, tận dụng mọi phương tiện để tấn công. Ngoài những công cụ tấn công thông thường như súng và dao, Krav Maga còn dạy người học kỹ thuật khai thác các vật dụng cơ bản như thắt lưng, bút, kéo, chìa khóa trở thành vũ khí trong tình huống nguy hiểm. Tập trung tấn công vào những nơi dễ bị tổn thương. 

Những đòn đánh của Krav Maga chủ yếu nhắm vào các bộ phận như mắt, hạ bộ, thùy trán, đầu gối, cổ họng, ngón tay, đầu gối… Dù nguyên tắc này vấp phải nhiều chỉ trích vì đi trái với tinh thần thượng võ, theo võ sư David Kahn, nhưng đây là điều mang tính bắt buộc.

Thứ tư, đơn giản nhất trong mọi đòn thế. Tương tự Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long, đòn thế trong Krav Maga cho phép học viên có thể sử dụng một cách nhanh nhất mà vẫn mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thứ năm, giữ tâm thế bình tĩnh. Krav Maga có những bài tập tâm lý để học viên giữ được bình tĩnh trong hoàn cảnh nguy hiểm và tìm ra cách thức phản công hiệu quả nhất.

25 môn võ chết chóc nhất

Từ khi lịch sử bắt đầu, con người đã phấn đấu để tìm ra những phong cách võ thuật hiệu quả để có thể đương đầu với thú dữ và kẻ thù ở các bộ lạc khác nhau, sau đó là trong chiến tranh...

Việt Võ
.
.
.