Làn sóng phẫu thuật thẩm mỹ ở châu Á

Thứ Hai, 08/06/2020, 08:57
Làm mắt to hơn, gọt cằm, thay đổi dòng đời trên lòng bàn tay - các nước châu Á đang bùng nổ phong trào phẫu thuật thẩm mỹ. Cả phụ nữ và đàn ông đều sẵn sàng nằm dưới dao mổ.


Chiếc mũi mới trong lễ tốt nghiệp - tại sao không? Hàng tá ca đang chờ mổ, chỉ để tiếp cận với sự hoàn hảo lý tưởng. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, tiêu chuẩn sắc đẹp rất khác so với châu Âu. Nỗi ám ảnh như vậy đôi khi dẫn đến những bi kịch thực sự.

Mũi cao, cằm-hạt

Khuôn mặt của Angelababy (Dương Dĩnh) hoàn toàn biện minh cho nghệ danh của cô, người phụ nữ đã ngoài ba mươi, nhưng cô trông giống như một nữ sinh trung học. Đôi mắt mở to và chiếc mũi cao là mơ ước của hàng triệu phụ nữ Trung Quốc. Không thể mua một thứ như vậy từ bác sĩ phẫu thuật, nữ diễn viên đảm bảo chắc chắn.

Từ nhỏ và hiện tại, gương mặt Wu Xiaochen đã thay đổi rất nhiều sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Thật vậy, trên mạng cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện những bức ảnh của Baby (tên thật - Yang Ying) "trước" và "sau". Tại một trong những phòng khám, họ nói rằng cô gái được phẫu thuật ở chỗ họ. Baby đâm đơn kiện ra tòa. Và để thoát khỏi những tin đồn gây phiền nhiễu mãi mãi, với sự có mặt của các luật sư, một cuộc "kiểm tra" đã được tiến hành tại Học viện Y khoa Trung Quốc.

Nam diễn viên Huang Xiaoming (Huỳnh Hiểu Minh) ủng hộ người bạn đời hết sức có thể: "Tôi thấy cô cả những lúc xấu xí. Mọi người đều tin rằng cô ấy đã phẫu thuật thẩm mỹ - họ chỉ đơn giản không biết cô ấy trông như thế nào thường ngày".

Trong mọi trường hợp, nữ diễn viên đã truyền cảm hứng cho nhiều cô gái đến bác sĩ phẫu thuật, và đối với một số người, điều này đã mang đến một khoảnh khắc nổi tiếng. Chẳng hạn, người mẫu Wu Xiaochen (Ngô Hiểu Thần), đã nổi tiếng bằng cách thực hiện hơn 100 lần phẫu thuật.

Việc phẫu thuật tiêu tốn của cô 4 triệu nhân dân tệ (574.000 USD). Wu Xiaochen cho biết cô đã phẫu thuật thẩm mỹ từ năm 14 tuổi. Tại lần phẫu thuật đầu tiên, cô đã tiến hành phẫu thuật hút mỡ ở bắp đùi. Vào thời điểm đó, cô đã được chẩn đoán mắc chứng tự miễn dịch (một tình trạng phát sinh từ một phản ứng miễn dịch bất thường đối với phần bình thường trên cơ thể), điều này khiến cô buộc phải dùng một loại hormone có tên glucocorticoids.

Năm 16 tuổi, cô sửa mũi, rồi gọt hàm, nâng ngực và sửa mí mắt. "Sau mỗi hai hoặc ba năm, tôi lại đi phẫu thuật. Đó là cơn nghiện. Tôi đã cố gắng sao chép khuôn mặt của Angelababy trong một thời gian dài, nhưng sau đó tôi bắt đầu tưởng tượng và thêm những dặc điểm phù hợp hơn với hình ảnh và tính cách của mình", cô thừa nhận. Dù không phải mọi thứ đều suôn sẻ, nhưng Wu Xiaochen không hối tiếc điều gì.

"Xã hội của chúng ta đang phát triển. Mười năm trước, thật khó để tìm thấy một người đã phẫu thuật thẩm mỹ, và bây giờ bạn hiếm khi thấy bất cứ ai chưa trải qua điều này", cô nói. Wu hiện đã 30 tuổi, là một người mẫu kiêm doanh nhân và đang sống ở Bắc Kinh. Cô Wu cũng nổi tiếng là một người ủng hộ ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ. Cô đã mở hai thẩm mỹ viện ở Bắc Kinh, Trung Quốc. “Tôi đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều sau khi đụng dao kéo”.

Ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để có được đôi mắt to hơn, gò má cao, mũi hẹp hay một đôi chân gầy. Giống như cô Wu, nhiều người đang chạy đua để tìm kiếm ý tưởng làm đẹp lấy cảm hứng từ các yếu tố truyện trang manga của Nhật Bản, K-Pop của Hàn Quốc và văn hóa phương Tây.

Tất nhiên, một khuôn mặt được "làm lại" hoàn toàn không đảm bảo cho sự thành công, ngay cả đối với một nghệ sĩ. Ví dụ, Đại học Nghệ thuật và thiết kế Sơn Đông không chấp nhận thí sinh đã trải qua phẫu thuật thẩm mĩ, bởi vì họ tin rằng diễn viên cần biểu cảm khuôn mặt tự nhiên.

Một bác sĩ kiểm tra khuôn mặt của khách hàng tại cơ sở thẩm mỹ ở quận Gangnam, Seoul.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên làm phẫu thuật thẩm mĩ để sắp xếp tốt hơn trong cuộc sống. Trong số 6,5 triệu bệnh nhân dưới 30 tuổi, 4 triệu là sinh viên đại học. Những người trẻ tuổi chấp nhận phẫu thuật thẩm mĩ trước khi tốt nghiệp và thậm chí trước khi phỏng vấn.

Sự quan tâm đến phẫu thuật thẩm mĩ đã không biến mất trong thời gian đỉnh điểm của đại dịch. Vào tháng 2, số lượng truy cập vào ứng dụng SoYoung, nơi có thể nhận được tư vấn trực tuyến với bác sĩ, đã tăng gấp 2,5 lần.

Phẫu thuật phổ biến nhất là phẫu thuật tạo hình mắt. Một vài giờ trong bệnh viện, hai vết mổ bằng dao mổ, và đôi mắt mới đã sẵn sàng. Nó sẽ có giá, tùy thuộc vào phương pháp, 4.000- 8.000 nhân dân tệ (560-1.100 USD). Có một lựa chọn thậm chí còn dễ dàng hơn - miếng dán mí mắt có giá mấy xu và được bán trong bất kỳ cửa hàng mỹ phẩm nào.

Một chiếc mũi hẹp với sống mũi cao, giống như người châu Âu, cũng là mơ ước của nhiều phụ nữ châu Á. Một chiếc cằm, đẹp theo tiêu chuẩn Trung Quốc, giống như một hạt giống, cằm V-line.

Doanh thu của bác sĩ phẫu thuật rất ấn tượng. Năm 2015, doanh thu ngành công nghiệp tại Trung Quốc ước tính đạt 87 tỷ nhân dân tệ (12 tỷ USD), tăng gần gấp đôi vào năm 2017 và được dự báo là 464 tỷ nhân dân tệ (64 tỷ USD) vào năm 2020.

Làn sóng Hàn Quốc

Tuy nhiên, Seoul được coi là thủ đô của ngành phẫu thuật thẩm mĩ thế giới. Trong số các hình mẫu với vai trò quan trọng là ngôi sao của các nhóm nhạc pop, mà ở cả Hàn Quốc và Trung Quốc được gọi đơn giản là "thần tượng". Đây là những chàng trai xinh đẹp với khuôn mặt ái nam ái nữ. Họ biến đổi hoàn toàn đến nỗi không có ý nghĩa gì để che giấu việc đó. Và trong khi ở Trung Quốc, phẫu thuật thẩm mỹ nam vẫn không phổ biến lắm, ở Hàn Quốc, điều này là bình thường. Đồng thời, những múi cơ cũng có thể "cấy ghép".

Các bác sĩ Hàn Quốc nói rằng cứ 5 khách hàng, thì sẽ có 1 người là nam giới và khi nói đến sửa mũi hoặc mí mắt, thì cứ người thứ 3 hoặc thậm chí thứ 2 là đàn ông. Những người từ thế hệ trước cũng không phải là ngoại lệ.

Một phòng phẫu thuật thẩm mỹ tại Nhật Bản.

Phổ biến nhất, như ở Trung Quốc, là phẫu thuật tạo mí mắt. Mí mắt của các tín đồ thời trang địa phương bắt đầu được sửa chữa ngay cả sau Chiến tranh Triều Tiên bởi các bác sĩ Mỹ. Bây giờ dịch vụ này được cung cấp trên mọi góc phố. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật không cần thiết về mặt y tế, sẽ phải trả 10% thuế cho ca phẫu thuật.

Một thứ yêu thích khác là làm sáng da. Bởi vì, trong lịch sử, màu da đậm là một dấu hiệu của những người làm việc chân tay, còn màu da trắng xanh trông rất quý phái. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trên kệ của các cửa hàng, một loạt các mỹ phẩm làm trắng da rất phổ biến, tuy nhiên, chúng tương đối nguy hại. Thông thường, thuốc chứa các chất độc hại, thậm chí là thủy ngân. Các nhà nghiên cứu Anh tin rằng việc sử dụng chúng có thể dẫn đến ung thư.

Cũng có khá nhiều số phận đáng tiếc sau những thử nghiệm với dung mạo ở Hàn Quốc. Ví dụ, câu chuyện về Kim Bok-Soon. Năm năm trước, lướt qua một tạp chí trong tiệm làm tóc, cô nhìn thấy một quảng cáo của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bất chấp sự phản đối của gia đình, cô quyết định phẫu thuật. Bác sĩ hứa hẹn với cô về “vẻ đẹp của một ngôi sao truyền hình”.

Kim vay 30 triệu won (khoảng 28.000 USD) và “nằm xuống dưới dao”. Cho đến ngày cô trải qua 15 ca phẫu thuật, nhưng khi tháo băng, cô gái kinh hoàng: hóa ra bác sĩ của cô không phải là bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp. "Đây không phải là khuôn mặt của con người, nó kinh tởm hơn một con quái vật hay người ngoài hành tinh", cô nức nở. Kim không thể nhắm mắt, cô bị sổ mũi mãn tính, nhiều vấn đề về sức khỏe và kết cục là trầm cảm.

Đặc trưng ở Nhật Bản

Người Nhật không tụt hậu so với các nước láng giềng khi năm 2019, quốc gia này đã tiến hành 141.500 cuộc phẫu thuật chỉ để biến mắt 1 mí thành 2. Nhu cầu rất lớn về nâng mũi và căng da mặt.

Với sự trợ giúp của dao mổ điện, ngay cả các đường chỉ trên lòng bàn tay cũng được thay đổi. Lần phẫu thuật như vậy kéo dài 10 phút, và chi phí khoảng 1.000 USD. Thao tác như vậy, theo bệnh nhân, có thể thay đổi số phận. Một bác sĩ lưu ý rằng hầu hết khách hàng của ông là những người trên 30 tuổi, những người tin vào dự đoán số phận. Đàn ông kéo dài đường chỉ tay về công danh, sự nghiệp và sự giàu có, phụ nữ lo lắng hơn về tình yêu và hôn nhân. Thủ thuật này có mang lại hiệu quả hay không thì khoa học vẫn chưa biết.

Không giống như người Hàn Quốc và Trung Quốc, những người Nhật được phỏng vấn không muốn nói về việc họ thay đổi về ngoại hình. Xã hội ở đây chưa "khoan dung" với phẫu thuật thẩm mỹ đến mức đó.

Phong trào “cơ thể tích cực” (Body positivity), hài lòng với vẻ đẹp tự nhiên vốn có, không quá phổ biến ở các nước châu Á. Tuy nhiên, giống như bất kỳ mốt thời trang nào, đó là vấn đề thời gian và khẩu hiệu "hãy yêu chính bản thân bạn như vẫn là" có thể đến với phần này của thế giới. Tuy nhiên, nhiều người không thể trở về với vẻ đẹp tự nhiên đã có.

Đức Quý (tổng hợp)
.
.
.