Mất công tự tử

Thứ Năm, 24/09/2020, 18:16
Tự tử để kết liễu cuộc sống của mình, chính là hành động mà một số người lựa chọn khi họ quá bế tắc. Không ai muốn điều này xảy ra với mình, cũng như những người thân xung quanh. Lựa chọn cách tự tử để giải quyết vấn đề chính là điều cực đoan nhất và là điều làm người thân của chính mình tổn thương nhất. 

Vào giữa năm 2019, trên mạng xã hội Tweet có một bài viết làm mọi người quan tâm, có hơn 25.000 lượt thích cùng hàng trăm bình luận phản hồi, đó là bài viết của chàng trai Oliver Jordan (21 tuổi). Oliver nêu ra cái giá đắt đỏ chi trả cho hành động anh tự tử vào mùa hè năm 2018. Anh đăng bài viết: “Đây là mức giá đắt đỏ khi bạn cố gắng tự tử ở Mỹ”, bài viết đi kèm với tấm ảnh chụp hoá đơn viện phí hơn 93.000 USD (hơn 2 tỷ vnD). Chàng trai Oliver Jordan sống ở Oklahoma, Mỹ đã chọn cách cực đoan là tự tử khi anh bị thất nghiệp trong một thời gian dài.

“Đây là mức giá đắt đỏ khi bạn cố gắng tự tử ở Mỹ”, bài viết đi kèm với tấm ảnh chụp hoá đơn viện phí hơn 93.000 USD (hơn 2 tỷ vnD)

Khi không xin được việc, nhiều điều căng thẳng cùng đổ ập xuống làm Jordan đã có ý nghĩ tự tử, nhưng giờ anh nói: “Hoá đơn viện phí làm tôi căng thẳng hơn rất nhiều”. Jordan đã chọn cách cực đoan này vào buổi đêm mùa hè năm 2018 và may thay anh đã được phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. 

Hiện tại anh đã có công việc là làm tư vấn pháp lý cho một công ty ở Tulsa, Oklahoma, Mỹ. Jordan chia sẻ với phóng viên rằng mình đã rất may mắn vì có bảo hiểm hỗ trợ. Nhờ có bảo hiểm nên anh chỉ cần chi trả khoảng 2.850 USD (hơn 65 triệu vnD), đây đã là một con số rất thấp so với khoản tiền trong hoá đơn viện phí. Jordan nói thêm: “Đối với một người không đủ tiền mua bảo hiểm thì việc phải trả hoá đơn cho viện phí bởi việc tự tử này thì hoàn toàn là thảm khốc đối với họ”.

Jordan đến bệnh viện với tình trạng vô cùng nghiêm trọng, các bác sĩ đã phải cố gắng rất nhiều để cứu lấy mạng sống của Jordan. Các hạng mục trong công việc hoá nghiệm trị liệu cho Jordan đã hơn 29.000 USD (gần 700 triệu vnD), trong khi còn có các hạng mục dịch vụ đặc trị giúp hô hấp mỗi khoản đều hơn 16.000 USD (hơn 360 triệu vnD). 

Theo Viện Chi phí Chăm sóc Sức khoẻ, chi phí khám bệnh trung bình là 1.917 USD (hơn 44 triệu vnD) được bắt đầu áp dụng từ năm 2016. Theo nghiên cứu khác từ Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho biết một số bệnh viện có mức tăng chi phí hơn 1.000%.

Jordan chia sẻ rằng, vào mùa hè năm 2018, lúc tự tử, anh ấy đã không nghĩ đến chi phí khổng lồ của hoá đơn bệnh viện, anh nói: “Tôi đã bất tỉnh trước khi xe cấp cứu đến”. Jordan nói thêm: “ Tôi đã sốc rất lâu khi nhìn thấy con số trên hoá đơn, tôi đã thất nghiệp và giờ phải gánh một hoá đơn khổng lồ này. Nhận được hoá đơn và thông báo về chi phí chữa trị, con số ấy có thể tôi sẽ mất rất nhiều năm để trả được hết. Nó làm tôi có cảm giác vô cùng đau khổ, thất vọng”. 

Jordan tiết lộ: “Tôi đã chuyển giới hơn bốn năm nay, tôi sử dụng phương pháp điều trị testosterone (liệu pháp thay thế hormone) được gần ba năm và tôi hy vọng mình được phẫu thuật để thành chính mình càng sớm càng tốt”. Jordan đã kêu gọi mở hoạt động gây quỹ cho chính mình bởi: “Gần đây chính sách bảo hiểm của tôi đã bị thay đổi, ca phẫu thuật của tôi sẽ không được chi trả nên tôi cần nhiều tiền hơn để hoàn thành nó”.

Nhiều người từng tự tử bất thành sau khi đọc bài của Jordan cũng đã chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên với con số này, cố gắng tự tử có thể khiến bạn trả giá đắt hơn bằng tiền mặt. Năm 2017, tôi đã từng tự tử và giờ tôi vẫn đang nợ 10.000 USD (230 triệu vnD)”. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận, không nên lựa chọn giải pháp tiêu cực để giải quyết vấn đề. Đừng để hối hận như chàng trai Jordan, khi tỉnh dậy lại sốc với một hoá đơn dài hơn 4 con số.

Ngân Hà (dịch)
.
.
.