Ngôi sao chổi sẽ phát sáng hàng đêm ở Bắc bán cầu trong nhiều tháng

Thứ Bảy, 30/03/2013, 12:00

Ngay trong những ngày đầu tiên khi phát hiện ra một ngôi sao chổi mới, các nhà thiên văn học có thể dự đoán một cách chính xác quỹ đạo di chuyển của nó trong hệ mặt trời. Đồng thời các nhà thiên văn học cũng có thể dự tính khi nào thì ngôi sao này di chuyển đến gần mặt trời nhất, nó cách Trái Đất bao xa và khi nào thì nó có thể quay lại lần nữa.

Điều mà các nhà khoa học đang phân vân và không thể khẳng định chắc chắn đó là một ngôi sao chổi có thể chiếu sáng tới mức nào. Vào năm 1970, ngôi sao chổi  Kohoutek đã được mô tả như "Ngôi sao chổi của thế kỷ", tuy nhiên ngôi sao này đã không phát sáng rực rỡ như mong đợi. Ngay cả sao chổi Haley được rất nhiều người biết đến khi xuất hiện năm 1986, được các phương tiện truyền thông đưa tin rầm rộ cũng khiến chúng ta phải thất vọng.

Ngôi sao chổi ISON do hai nhà thiên văn học Nga phát hiện ra vào tháng 9/2012 sẽ là ngôi sao thu hút nhiều sự chú ý của công chúng và giới khoa học. Thực tế rằng, khi ISON phát sáng rực rỡ nhất thì có thể sáng hơn cả trăng rằm nhưng ánh sáng của nó chỉ tập trung vào một vùng nhỏ- và nếu như điều này là sự thật thì thuật ngữ "ngôi sao chổi kỳ diệu" sẽ tràn ngập các trang mạng Internet cũng là điều dễ hiểu.

ISON là tên viết tắt của mạng lưới quang học khoa học quốc tế (International Scientific Optical Network) do hai nhà thiên văn Artyom Novichonok và Vitali Nevski phát hiện ra khi nó cách mặt trời gần 600 triệu mile (tương đương với 965 km) gần với quỹ đạo của sao Mộc. Với khoảng cách này thì một ngôi sao chổi thông thường không thể phát sáng: sao chổi được cấu tạo chủ yếu là những khối băng và bụi, chúng thường rất mờ nhạt cho đến khi sức nóng của mặt trời đốt cháy lớp bụi và băng trên bề mặt tạo nên quầng sáng phản chiếu hình thành nên đuôi sao chổi; khi đó nhìn sao chổi dường như lớn hơn kích thước thực của nó.

Trong thực tế, nếu chúng ta có thể quan sát ISON chứng tỏ nó có một kích cỡ không hề nhỏ- có thể là có đường kính lớn gấp đôi sao chổi bình thường. Các nhà khoa học giả thiết rằng, khi sao chổi bị Mặt trời đốt cháy gần 1 triệu mile (tương đương 1,6 triệu km) vào ngày 28 tháng 11 tới thì ngôi sao này vẫn có khả năng không bị biến mất hoàn toàn như những ngôi sao chổi nhỏ khác. Sau đó nếu như ISON không bị biến mất hoàn toàn, nó có thể chiếu sáng cả bầu trời đêm Bắc bán cầu vào tháng 12 năm 2013 và có thể là kéo dài đến tận tháng 1 năm sau.

Sao chổi  ISON được kỳ vọng sáng rực trong năm nay.

Các chuyên gia nghiên cứu về sao chổi cũng cho hay, thực tế quỹ đạo của ISON giống với quỹ đạo của sao chổi Kirch, hay còn gọi là sao chổi của Newton (tên nhà toán và vật lý học người Anh nổi tiếng với Thuyết Vạn vật hấp dẫn), được biết đến là ngôi sao chổi vĩ đại của năm 1680. Ngôi sao này rất sáng nên có thể quan sát trong bầu trời đêm và có đuôi rất dài (đây cũng là ngôi sao chổi đầu tiên được phát hiện bằng kính thiên văn).

Sao chổi Haley từng được kỳ vọng rực sáng.

ISON và Kirch là hai ngôi sao khác nhau nhưng cả hai đều có kích thước lớn và có thể là trong quá trình đi qua hệ mặt trời một phần của hai ngôi sao đã bị tách ra. Hai ngôi sao này có kích thước lớn không phải là điều đáng ngạc nhiên. Trong quá trình di chuyển với lực hút lớn, chúng hấp thụ thêm nhiều bụi và băng. Sao Diêm Vương về cơ bản cũng là một ngôi sao khổng lồ được tạo thành từ băng và bụi.

Nếu ISON thực sự trở thành ngôi sao chổi lớn nhất trong lịch sử thì không cần đợi đến tháng 11 mới có thể quan sát thấy nó. Đến tháng 8 năm nay, ngôi sao này sẽ cách mặt trời hơn 200 triệu mile (320 triệu km), khoảng cách này đủ để sức nóng của mặt trời đốt cháy bụi và băng tạo nên đuôi phát sáng. Ngôi sao càng phát ra ánh sáng mạnh mẽ chứng tỏ nó càng gần mặt trời

Nguyễn Minh (theo WC)
.
.
.