Nông nghiệp cần thay đổi lớn

Thứ Ba, 03/01/2017, 08:14
Lĩnh vực nông trại toàn cầu có vai trò lớn trong nỗ lực kéo thảm khí thải nhà kính, và thích ứng với những thay đổi thời tiết trong tương lai, theo Tổ chức Lương - Nông Liên Hiệp Quốc (FAO).


Trong Báo cáo tình trạng Lương - Nông 2016, FAO nêu ngành nông nghiệp “góp” 1/5 khí thải nhà kính, và ngành cần kéo giảm sự “góp phần” này,  còn nếu “vẫn giữ nguyên” thì sẽ khiến hàng triệu người bị đói ăn, tức không thể đạt được mục tiêu của các nước thành viên LHQ đề ra hồi năm 2015: kết thúc tình trạng đói ăn từ năm 2030. 

Trưởng nhóm tác giả lập báo cáo là ông Rob Voss, chủ nhiệm đơn vị Phát triển kinh tế nông nghiệp thuộc FAO, giải thích: “Thời tiết đang thay đổi, nên nông nghiệp cũng phải đổi thay theo. Chúng ta nói thế vì nông nghiệp đã phải chịu những tác động mạnh của sự thay đổi khí hậu, đặc biệt là ở các nước vùng nhiệt đới.

Nông nghiệp cũng tự góp phần vào khí thải carbon dioxide toàn cầu cùng các loại khí thải nhà kính khác. Nếu chúng ta tiếp tục theo hướng hiện nay, thì chúng ta sẽ không thể bảo đảm an ninh lương thực trên toàn thế giới, và chúng ta sẽ không thể ổn định thời tiết”. 

Ông Voss nói thêm rằng cần có những thay đổi lớn ở lĩnh vực nông nghiệp: “Một trong những thách thức chính là nông nghiệp. Ngay từ lúc cuốc đất, chúng ta đã phát ra sự khí thải nhà kính. Và vì lệ thuộc nước tưới tiêu và chất lượng đất, bất kỳ tác động nào từ sự thay đổi thời tiết đều có tác động trực tiếp”.

Nông dân làm nông nghiệp ở CHDCND Triều Tiên.

Từ đó, những thách thức là đón nhận những tư tưởng mới, và tìm các cách chuyển sang việc sản xuất lương thực bền vững hơn. Ông Voss nói: “Đã có nhiều công nghệ cho phép chúng ta giải quyết những rào cản, nhất là giúp các nhà nông ở những nước đang phát triển: cái giá của việc nông dân thay đổi cách sản xuất lương thực, tri thức chuyển đổi qua các cách làm nông nghiệp mới, đô thị hóa, sự tiếp cận nguồn nước. 

Về việc tạo ra sự thay đổi để có một hệ thống lương thực toàn cầu bền vững, ông Voss cho biết báo cáo của FAO đề cao 4 bước cần thực hiện này:

+ Thứ nhất: thực hiện các bước giúp nông dân chuyển sang các cách sản xuất mang tính bền vững hơn, như sử dụng hiệu quả phân bón, sử dụng các loại giống kháng hạn hán và chịu được nắng gắt.

Ông Voss nói thêm rằng, các hệ thống quản lý như nông-lâm nghiệp - đặt việc trồng rừng quanh các vùng làm nông - cũng có lợi ở việc giúp nhà nông kiên nhẫn phòng chống các tác động của sự thay đổi thời tiết.

+ Thứ hai: cần tích cực nâng khả năng của đất và rừng để giảm khí thải. Việc phá rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một trong những nguồn thải khí carbon lớn nhất của lĩnh vực nông nghiệp.

+ Thứ ba: nên lập tức bắt đầu giảm rác thải và lãng phí lương thực. Đơn vị của ông Voss phát hiện 1/3 lương thực tạo ra bị thất thoát ở quá trình hậu thu hoạch, hoặc bị người tiêu dùng để lãng phí.

+ Thứ tư: là một bước nặng tính thử thách hơn, buộc chúng ta phải ráng tái cân bằng cách dinh dưỡng. Toàn thế giới đang chứng kiến việc ngày càng tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm lương thực, tạo nên sức ép nặng hơn lên các nguồn tài nguyên quốc gia. Báo cáo viết: “Tái cân bằng cách dinh dưỡng hướng đến nguồn lương thực không từ súc vật, sẽ là một sự đóng góp lớn lao theo hướng này, có lợi cả cho sức khỏe loài người”.

"Sự thay đổi thời tiết đe dọa toàn bộ lĩnh vực an ninh lương thực. Nó sẽ buộc người nghèo ở nông thôn và đô thị phải chấp nhận giá lương thực cao hơn và bất ổn hơn. Nó cũng sẽ tác động đến nguồn lương thực khi kéo giảm sản lượng vụ thu hoạch, gia súc và hải sản"- Tổng giám đốc FAOJose Graziano da Silva nói

Tổng giám đốc FAO Jose Graziano da Silva nói: 12 tháng tới phải quyết tâm thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ là không còn tình trạng đói ăn từ năm 2030.  Ông xác nhận nông nghiệp sẽ là một trong những chủ đề bàn luận chính ở Hội nghị thượng đỉnh LHQ về thay đổi thời tiết.

Vị quan chức FAO cho biết: “Sự thay đổi thời tiết đe dọa toàn bộ lĩnh vực an ninh lương thực. Nó sẽ buộc người nghèo ở nông thôn và đô thị phải chấp nhận giá lương thực cao hơn và bất ổn hơn. Nó cũng sẽ tác động đến nguồn lương thực khi kéo giảm sản lượng vụ thu hoạch, gia súc và hải sản”.

Ông Graziano da Silva tuyên bố: “Cần chung tay giải quyết nạn đói nghèo và sự thay đổi thời tiết”.

Kim Hương
.
.
.