Nước Mỹ Nguy cơ hồi sinh chủ nghĩa phát xít

Thứ Hai, 28/08/2017, 10:52
Trung tuần tháng 8 vừa qua, nước Mỹ và cả thế giới bàng hoàng khi những người theo chủ trương “người da trắng thượng đẳng” đã ngang nhiên tập họp tại thành phố Charlottesville, bang Virginia, hô vang những khẩu hiệu của phát xít và tấn công những người phản đối họ, đỉnh điểm là việc đâm xe làm một người chết và 19 người bị thương.


Hô khẩu hiệu Đức Quốc xã

Tối 12-8 vừa qua, giống như một cuộc rước đuốc kinh hoàng, hàng trăm người da trắng xuất hiện cùng với những ngọn đuốc dọc theo bãi cỏ xanh kéo dài đến Rotunda, một tòa nhà của Đại học Virginia. Họ hô vang các khẩu hiệu của Đức Quốc xã, không che giấu, không sợ bị chụp ảnh và tự hào được nhìn thấy.

Sáng 13-8, bên cạnh những cựu chiến binh mang theo vũ khí tự động, những kẻ ủng hộ thuyết da trắng thượng đẳng tụ tập tại Công viên McIntire, giương cao những lá cờ mang biểu tượng chữ thập ngoặt của Đức Quốc xã. Trong những người này có David Duke cùng với các đại diện khác của Ku Klux Klan (viết tắt KKK - tên của nhiều hội kín lớn trước đây và hiện nay ở Mỹ - với chủ trương đề cao thuyết người da trắng thượng đẳng, theo đuổi chủ nghĩa bài Do Thái, bài Công giáo, chống đồng tính luyến ái, chống di cư…).

Những kẻ ủng hộ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng hô vang các khẩu hiệu của Ðức Quốc xã một cách công khai và đầy tự hào.

Chống lại họ là các nhà lãnh đạo tôn giáo, đã tập trung vào lúc rạng sáng để cầu nguyện, cùng các nhóm tiến bộ và chống phát xít. Khi những người phản kháng đang tiến về Downtown Mall, một người đàn ông đã chứng tỏ sự ủng hộ của ông đối với thuyết da trắng tối thượng bằng cách đâm xe thẳng vào đám đông, giết chết một người phụ nữ và làm bị thương 19 người khác, sau đó lùi xe lại với tốc độ cao và chạy đi.

Sùng bái Hitler

James Alex Fields Jr, 20 tuổi, kẻ lao xe vào đám đông, khi học trung học đã từng viết một bài luận thể hiện sự ngưỡng mộ Đức Quốc xã. Hắn đã đi diễu hành với một nhóm cánh hữu phân biệt chủng tộc tên Vanguard America vài giờ trước cuộc tấn công.

Derek Weimer, thầy giáo cũ của Fields, cho biết hắn đã có những quan điểm phân biệt chủng tộc ngay từ thời trung học. "Rõ ràng là cậu ấy say mê chủ nghĩa phát xít và sùng bái Adolf Hitler. Cậu ấy có quan điểm của người da trắng thượng đẳng. Cậu ấy thực sự tin vào điều đó", ông Weimer nói. "Thật là ác mộng khi thấy học trò cũ làm việc đó. Mặc dù cố gắng hết sức nhưng tôi đã thất bại.  Đây là một khoảnh khắc cảnh tỉnh. Chúng ta cần phải cảnh giác vì những thứ này đang xé nát đất nước".

Đây không phải là cuộc tuần hành đầu tiên của những người theo thuyết da trắng tối thượng được tổ chức tại Charlottesville trong năm nay, và có thể cũng chưa phải lần cuối cùng. Những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan cho biết đã chọn Charlottesville bởi vì nó đại diện cho những giá trị tiến bộ. Nhưng trên hết, họ tập hợp tại thành phố này vì nơi đây sắp dỡ bỏ một bức tượng lớn của tướng Robert E. Lee. Jason Kessler, Tư lệnh Liên minh miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ thế kỷ XIX.

Tượng đài gây tranh cãi

Những người muốn bảo vệ tượng đài cho rằng Đại tướng Lee là một anh hùng bởi ông đã quyết định đầu hàng để chấm dứt cảnh "huynh đệ tương tàn", cũng như thúc đẩy hòa hợp dân tộc khi nhận ra thất bại. Họ khẳng định bức tượng không khắc họa hình ảnh Lee cưỡi chiến mã ra trận, mà chỉ là đang trên đường đến Lexington để nhậm chức chủ tịch một trường đại học sau chiến tranh.

Một kẻ sùng bái Hitler đã đâm xe thẳng vào đám đông.

Lập luận này bị nhiều người phản đối, cho rằng hình ảnh tướng Lee mặc quân phục, cưỡi chiến mã không hề mang tính biểu tượng cho hòa bình hay hòa hợp dân tộc, mà là dấu vết của một phong trào, tư tưởng của chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng” mà tướng Lee từng dẫn dắt, qua đó coi những người da màu chỉ là nô lệ. Vì vậy, ngày càng nhiều bức tượng liên quan đến Liên minh miền Nam bị phá bỏ, những con đường mang tên Đại tướng Lee bị đổi tên, các tượng đài bị di dời.

Tại Charlottesville, tranh cãi về tượng đài 92 năm tuổi này bắt đầu nổi lên vào năm 2012, khi ủy viên Hội đồng thành phố Kristin Szakos đưa ra gợi ý về việc phá bỏ nó. Năm 2016, Wes Bellamy, ủy viên Hội đồng Charlottesville và một phó thị trưởng thành phố phát động chiến dịch mới bằng cách yêu cầu thành lập ủy ban thảo luận về vấn đề này. 

Kết quả là, Hội đồng thành phố đã bỏ phiếu nhất trí di chuyển tượng Đại tướng Robert E. Lee. Jason Kessler ra khỏi công viên trung tâm. Tuy nhiên, quyết định này vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của những người ủng hộ chủ nghĩa “da trắng thượng đẳng”. 

Trong lúc chờ tòa án giải quyết, bức tượng vẫn nằm nguyên vị trí, nhưng chính quyền thành phố đã đổi tên Công viên Lee thành Công viên Giải phóng.

Tổng thống bị chỉ trích

Vụ bạo lực ở thành phố Charlottesville là diễn biến leo thang mới nhất sau một loạt vụ biểu tình căng thẳng đang diễn ra trên khắp nước Mỹ về kế hoạch loại bỏ các bức tượng và các dấu ấn lịch sử khác liên quan đến Liên minh miền Nam. Những người chống đối Nhà Trắng cho rằng chính Tổng thống Donald Trump là nguồn cảm hứng cho sự trỗi dậy của những phong trào cực hữu ủng hộ da trắng và phân biệt chủng tộc.

Theo tạp chí Vox, việc ông Donald Trump đắc cử với tư tưởng “Nước Mỹ trên hết”, cực hữu đã cổ súy cho những vụ bạo động liên quan đến chủng tộc bùng phát. Cựu lãnh đạo phong trào phân biệt chủng tộc KKK, David Duke, đã gọi vụ việc diễn ra hôm 12-8 vừa qua ở Charlottesville là một “bước ngoặt”. “Chúng tôi sẽ hoàn thành lời hứa của Donald Trump. Đó là điều mà chúng tôi tin tưởng và là lý do tại sao chúng tôi bỏ phiếu cho Trump, bởi vì ông ấy nói rằng sẽ đưa đất nước của chúng tôi trở lại” - Duke tuyên bố.

Ông Trump còn bị chỉ trích vì có phát ngôn chưa đủ mạnh trong việc lên án chủ nghĩa cực đoan.  Vài giờ sau khi vụ bạo lực xảy ra, Tổng thống Trump nói ông lên án "một cách mạnh mẽ nhất có thể những biểu hiện quá khích của thù hận, thành kiến và bạo lực từ nhiều phía. Sự thù ghét và chia cắt phải dừng lại ngay bây giờ. Chúng ta phải đoàn kết là người Mỹ với tình yêu đất nước chúng ta". Thế nhưng, phát biểu của ông không lên án trực tiếp những nhóm da trắng cực đoan đã tham gia vào cuộc tập hợp đó.

Thiếu sót này bị các nghị sĩ Cộng hòa cũng như Dân chủ chỉ trích mạnh mẽ. Nhiều nghị sĩ, như ông Marco Rubio và Ted Cruz, đồng tình với Nghị sĩ Cory Gardner bang Colorado, người viết trên Twitter: "Thưa ngài Tổng thống - chúng ta phải gọi rõ tên cái ác. Đó là những kẻ theo chủ trương thượng đẳng da trắng và đây là hành động khủng bố nội địa". Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ - ông HR McMaster, nói thêm: "Bất cứ khi nào bạn gây một cuộc tấn công vào người khác để gieo rắc sợ hãi, việc đó có thể được định nghĩa là khủng bố".

Ông Trump đã “sửa sai” bằng một phát ngôn hôm 14-8: "Phân biệt chủng tộc là ðiều ác. Và những kẻ gây ra bạo lực nhân danh họ là bọn tội phạm và bọn côn ðồ, bao gồm KKK, tân phát xít, những ngýời ủng hộ da trắng thýợng ðẳng và các nhóm thù hận ghê tởm khác".

Tuy nhiên, có vẻ nhý sự việc vẫn chýa kết thúc. Sau 24 giờ hỗn loạn ở Charlottesville, những ngýời ở cả hai chiến tuyến trong vụ bạo lực vẫn khẳng ðịnh họ không có ý định dừng lại, bởi vì với họ: “Đây là thời điểm quan trọng cho tương lai của nước Mỹ”. Blogger cánh hữu Jason Kessler, một trong những nhân vật lãnh đạo phong trào biểu tình hôm 12-8, viết rằng: “Chúng tôi sẽ bắt đầu đứng lên vì lịch sử của mình” và cảnh báo vụ bạo loạn này là “sự kiện tuyệt vời đầu tiên”.

Bàng Cương
.
.
.