Quả tặng và những sự kiện

Thứ Bảy, 02/05/2020, 18:35
Quà tặng ngoại giao thường là tặng cho cá nhân nhưng điều này không có nghĩa là người được nhận quà tùy ý dùng làm của riêng. Hiện nay, nhiều quốc gia quy định giới hạn giá trị quà tặng người nhận quà được quyền sử dụng.


Trong chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron tới Trung Quốc, ông Cameron đã tặng quà cho chủ tịch Tập Cận Bình và vợ chồng thủ tướng Trung Quốc gồm quần áo thể thao có các chữ ký của các ngôi sao bóng đá Anh, vợt tennis ... và găng tay da. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tặng quà đáp lễ thủ tướng Anh bằng các bức tranh thêu Tô Châu, mô hình đường sắt cao tốc và những con búp bê. 

Những món quà này dường như không đắt tiền lắm nhưng lại tạo được sự độc đáo và mới lạ, trên thực tế các món quà tặng này đều có sự nghiên cứu rất kỹ càng.

Đồ sứ Cảnh Thái lam là quà tặng của Trung Quốc. 

Quà tặng thường mang tính ngoại giao do đó người tặng quà phải lựa chọn làm sao để quà tặng thể hiện được bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc mình. 

Ví dụ như khi Tổng thống Mỹ Gerald Ford thăm Trung quốc đã mang theo món quà tặng là tác phẩm điêu khắc "Chim ưng của Hoa Kỳ vĩ đại" với chủ đề là chim ưng đầu trắng của nước Mỹ. Khi Khrushchev đến thăm nước Mỹ đã tặng chủ nhà là giống cây bạch dương là loài cây phổ biến của nước Nga. 

Quốc gia tây Phi Ghana thường tặng các khách quý ghế tràng kỷ chạm khắc bằng gỗ quý. Một số nước Trung Đông thích tặng cho khách quý các đồ trang sức như dao găm, thảm trải, đây cũng là cách phản ánh phong tục tập quán cuả dân địa phương. 

Đồ khảm trai - quà tặng của Việt Nam.

Đôi khi, có một số quốc gia xem nhẹ giá trị quà tặng nhưng lại chứa dựng hàm ý văn hóa sâu sắc như cựu Thủ tướng Anh Thatcher thích dùng "Toàn tập Shakespeare" để làm quà tặng là vì tự hào với truyền thống văn hóa của nước Anh. Tổng thống Mỹ W. Bush thường lấy quần jeans, mũ cao bồi và yên ngựa là quà tặng bởi vì quê hương ông bang Texas là quê hương của cao bồi.

Sự lựa chọn quà tặng làm sao cho người nhận được hài lòng đồng thời biểu hiện tình cảm thân thiết. Chẳng hạn ông Cameron thích hoạt động ngoài trời khi nhàn rỗi nên quà tặng của ông thường là đồ dùng thể thao. Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tặng vợt tennis, cựu thủ tướng Ý Monti tặng cà vạt. 

Thủ tướng Canada Stephen Harper và ông Obama là những người yêu thích bia nên nhận được quà tặng là những loại bia khác nhau. Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung cho rằng ông Obama yêu thích môn taekwondo nên tặng ông Obama quần áo taekwondo và thắt lưng. 

Tượng điêu khắc - quà tặng của Ấn Độ. 

Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, mọi người hiểu lầm rằng ông Mao Trạch Đông thích ăn xoài nên nhiều quốc gia lấy xoài làm quà tặng cho ông. Cựu Tổng thống Nam Tư Tito có một hầm rượu để làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia. Thủ tướng Anh Cameron tặng Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường quần áo bóng đá, quần áo quần vợt vì trước đây ông Tập Cận Binh là cầu thủ bóng đá và ông Lý Khắc Cường thích chơi quần vợt. 

Thậm chí ông Cameron còn tặng bà Bành Lệ Viên đôi găng tay da đen kết nơ hình con bướm khẳng định địa vị đệ nhất phu nhân. Những món quà biểu hiện mối quan hệ không phải ở cái giá trị cao mà là ở tình cảm chân thành. Thường giá trị món quà là thấp nhiều khi chỉ là những bức ảnh hay bức tượng của chủ nhân.       

Một số món quà thể hiện sự khéo léo chẳng hạn như trong thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ 2 Quốc vương Ai Cập tặng Nữ hoàng Anh một con lạc đà trắng bày tỏ sự cảm ơn quân Anh đã đẩy lùi quân Đức giúp bảo vệ an toàn nhà nước của họ bởi vì trong cuộc chiến tranh ấy quân Anh đã phải dùng lạc đà để vận chuyển vũ khí từ tàu ngầm vào trong đất liền. Năm 1949 ông Mao Trạch Đông thăm Liên Xô bằng chuyến tàu hỏa chuyên dùng đã mang tặng ông Stalin 10 tấn hoa quả, hành tỏi biểu thị tấm lòng nhiệt tình một cách khác thường "Quà nhỏ nhưng nghĩa nặng".

Đồng hồ là quà tặng của Thụy Sĩ. 

Một số món quà tặng rõ ràng là có tính quảng bá thương mại. Năm 1955, hãng Soni của Nhật Bản thông qua mối quan hệ công chúng thuyết phục được chính phủ Nhật đưa sản phẩm của mình vào danh sách quà tặng của chính phủ mở đầu cho việc quảng bá sản phẩm trong quà tặng và sau đó nhiều quốc gia đua nhau làm theo chẳng hạn như Thủ tướng Anh Cameron tặng găng tay để quảng bá thương hiệu; Thủ tướng Lý Khắc Cường, Trung Quốc tặng khách nước ngoài mô hình đường sắt cao tốc cũng là một cách tiếp thị sản phẩm của nước mình. 

Một số quà tặng lại để biểu thị sức mạnh như năm 1793 người Anh cử Macartney đến Trung Quốc lấy sớ chúc mừng sinh nhật vua Càn Long thọ 80 tuổi biểu thị nước Anh là một nước giàu muốn thuyết phục Trung quốc mở rộng cửa nên trong số quà tặng có mô hình tàu chiến lớn nhất của nước Anh thời bấy giờ. 

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Liên Xô đi trước Mỹ trong cuộc đua lên mặt trăng, Khrushchev vẻ tự đắc tặng nước Mỹ mô hình tàu "Mặt trăng 2" cùng với quốc huy Liên Xô làm quà tặng cho Mỹ, Pháp, Ấn Độ cùng nhiều nước khác. 

Quà tặng đồng hồ thương hiệu Tổng thống Nga. 

Riêng với Mỹ Khrushchev còn đặc ý tặng mô hình tên lửa đẩy tàu "Mặt trăng 2" làm cho người Mỹ vốn ngạo mạn mà vẫn phải ngậm ngùi nhân. Sau khi chương trình Apollo của Mỹ hạ cánh thành công trên mặt trăng thì quà tặng cho các nước là đất đá từ mặt trăng mang về, món quà tặng này rõ ràng là biểu thị sức mạnh và trình độ khoa học kỹ thuật của nước Mỹ. 

Quà tặng để biểu thị sức mạnh và thị uy chỉ là của một số nước lớn. Thời kỳ chiến tranh Đông Dương nước Lào dùng kim loại của máy bay phản lực Mỹ bị bắn hạ  chế thành dao găm làm quà tặng để biểu thị quyết tâm đánh Mỹ đến cùng.

Quà tặng ngoại giao thường là tặng cho cá nhân nhưng điều này không có nghĩa là người được nhận quà tùy ý dùng làm của riêng. Hiện nay, nhiều quốc gia quy định giới hạn giá trị quà tặng người nhận quà được quyền sử dụng như nước Mỹ Tổng thống không được nhận quà trị giá quá 300 đôla, Anh quốc là không quá 140 đôla, Singapore là 50 đôla và Trung Quốc là 200 nhân dân tệ. 

Nếu giá trị quà tặng vượt quá giới hạn này khi người được tặng muốn được sử dụng thì phải bỏ tiền túi ra mua bằng không thì phải chuyển cho cơ quan nhà nước lưu giữ hoặc chuyển cho các viện bảo tàng. Đối với quà tặng là các loại thực phẩm hoặc nước uống vì để bảo đảm an toàn các nguyên thủ quốc gia không được động đến các quà tặng này. 

Nguyễn Đình Thiêm (Theo "Xinhuanet.com")
.
.
.