Thành lập Liên minh Benelux

Thứ Năm, 05/09/2019, 15:15
Ngày 5-9-1944, chính phủ 3 nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã ký kết hiệp ước thành lập Liên minh thuế quan Benelux. Tên gọi Benelux được ghép chữ đầu trong tên gọi của 3 quốc gia Belgium (Bỉ), Netherlands (Hà Lan) và Luxembourg.


Trước đó, 2 nước Bỉ và Luxembourg đã ký kết Liên minh Kinh tế Bỉ-Luxembourg vào ngày 25-7-1921. Đây có thể được coi là bước đầu của việc thành lập Liên minh Thuế quan Benelux sau này.

Trong thời kỳ thế chiến thứ hai, các chính phủ lưu vong của 3 nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã ký một hiệp ước thành lập Liên minh thuế quan Benelux tại London ngày 5-9-1944, nhằm bãi bỏ thuế quan ở biên giới chung giữa 3 nước và ấn định một mức thuế chung cho hàng hóa từ các nước ngoài nhập vào Liên minh. 

Chính sách tự do mậu dịch này xuất phát từ thất bại của các chính sách bảo hộ mậu dịch trong thập niên 1930, tiếp theo cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929. Tuy nhiên hiệp ước này chỉ được áp dụng từ ngày 1-1-1948.

Ba nước thành viên của Liên minh này cũng là các nước sáng lập ra Liên minh Tây Âu ngày 17-3-1948, Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC) ngày 16-4-1948, Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949, Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) ngày 18-4-1951, Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC, tức Cộng đồng châu Âu (EC) sau này) ngày 25-3-1957. 

Về sau, 3 nước tiếp tục ký hiệp ước thành lập Liên minh kinh tế Benelux ngày 3-2-1958 tại La Hay (Hà Lan), thúc đẩy việc di chuyển tự do các người lao động, vốn liếng, dịch vụ, hàng hóa trong Liên minh.

Tổng dân số của Liên minh hiện nay là 27.562.217 người trên một diện tích 74.640 km², mật độ dân số là 369 người/km². Tiếng Hà Lan, Flemish, tiếng Pháp và tiếng Đức là 4 ngôn ngữ chính của Liên minh. Trong khoảng 27,5 triệu dân thì 83% nói tiếng Hà Lan và Flemish, tức khoảng 22,5 triệu dân (tiếng Hà Lan khoảng 16,5 triệu người, tiếng Flemish 6 triệu), 17% nói tiếng Pháp, tức khoảng 4,7 triệu, trong đó ở Bỉ 4,2 triệu và 0,5 triệu ở Luxembourg. Trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ nói tiếng Đức ở thành phố Eupen (Bỉ).

Cơ quan Tổng thư ký của Liên minh đặt tại Bruxelles, điều hành các công việc chung. Ủy ban các bộ trưởng - cơ quan hành pháp - chủ yếu gồm các bộ trưởng ngoại giao, nhưng tùy trường hợp, cũng có các bộ trưởng khác tham gia. Hội đồng Liên minh, tập hợp các Ban Giám đốc của các Ban chủ yếu khác nhau của Liên minh. 

Hội đồng nghị sĩ tư vấn, gọi là Nghị viện Benelux, gồm có 21 nghị sĩ Hà Lan, 21 Bỉ và 7 Luxembourg. Nghị viện này có vai trò thảo luận và khuyến nghị, nhưng không có quyền lập pháp. 

Tòa án Benelux, có chức năng tương tự như Tòa án cộng đồng châu Âu, gồm các thẩm phán của 3 tòa án tối cao 3 nước. Văn phòng quản lý các thương hiệu Benelux từ năm 1962 và Văn phòng quản lý các mẫu thiết kế Benelux từ năm 1966. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Benelux theo Công ước về Sở hữu Trí Tuệ Benelux ký kết ngày 25 tháng 2 năm 2005, thay thế 2 văn phòng nói trên và có hiệu lực từ 1 tháng 8 năm 2005.

Hiệp ước thành lập Liên minh Benelux quy định rõ ràng rằng Ủy ban Bộ trưởng Benelux có thể sử dụng bốn công cụ pháp lý. Thứ nhất là quyết định. Các quyết định là các quy định ràng buộc về mặt pháp lý để thực hiện Hiệp ước thành lập Liên minh Benelux hoặc các hiệp ước Benelux khác.

Thứ hai là thỏa thuận. Ủy ban Bộ trưởng có thể soạn thảo các thỏa thuận, sau đó được đệ trình lên các quốc gia Benelux (và / hoặc các thực thể tiểu bang của họ) để ký và phê chuẩn quốc hội sau đó. Các thỏa thuận này có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào, cũng trong các lĩnh vực chính sách chưa được hợp tác trong khuôn khổ của Liên minh Benelux.

Thứ ba, các khuyến nghị. Các khuyến nghị là các định hướng không ràng buộc, được thông qua ở cấp bộ trưởng, làm nền tảng cho chức năng của Liên minh Benelux. Những định hướng (chính sách) này có thể không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng được chấp nhận ở mức cao nhất trình độ chính trị và cơ sở pháp lý của họ được trao trực tiếp trong Hiệp ước, họ đòi hỏi một nghĩa vụ đạo đức mạnh mẽ đối với bất kỳ chính quyền có liên quan ở các nước Benelux.

Thứ tư, các chỉ thị. Chỉ thị của Ủy ban Bộ trưởng chỉ là những chỉ dẫn liên thể chế đối với Hội đồng Benelux và/hoặc Tổng thư ký mà họ ràng buộc. Công cụ này cho đến nay chỉ được sử dụng đôi khi, về cơ bản để tổ chức các hoạt động nhất định trong một nhóm làm việc Benelux hoặc để cung cấp cho họ động lực.

Tất cả bốn công cụ đòi hỏi phải có sự chấp thuận nhất trí của các thành viên của Ủy ban Bộ trưởng (và, trong trường hợp thỏa thuận, chữ ký và phê chuẩn tiếp theo ở cấp quốc gia).

Xuân Trường
.
.
.