Thế giới quan tâm đến nạn tấn công tình dục trẻ em

Thứ Năm, 16/07/2020, 16:51
Theo thống kê của Liên hợp quốc, mỗi năm, ước tính có khoảng 300.000 phụ nữ bị hãm hiếp và 3,7 triệu người phải đối mặt với các hoạt động tình dục.

Ngoài ra, trong số khoảng 900.000 trẻ em bị ngược đãi mỗi năm, 9% bị lạm dụng tình dục. Tổ chức RAINN (Hiếp dâm, Lạm dụng & Mạng lưới loạn luân quốc gia) của Mỹ thống kê: Cứ sau 73 giây, một người Mỹ bị tấn công tình dục. Cứ sau 9 phút lại có một nạn nhân bị tấn công tình dục là trẻ em. Nhưng có một sự thật đáng buồn là, chỉ có 5/1.000 thủ phạm trong các vụ tấn công tình dục trẻ em bị kết án tù.

Tháng 2-2020, Johnathan Clayton, ở Carlton, Stockton-on-tees, đã bị Tòa án Teesside Crown, Mỹ, kết tội tấn công tình dục trẻ em và phải chịu ngồi tù tám năm rưỡi. Johnathan Clayton là một giáo viên. 

Vào tháng 5-2019, các học sinh tiểu học đã tố cáo thầy giáo Johnathan Clayton có hành vi lạm dụng tình dục trẻ em học sinh từ 7 đến 11 tuổi. Theo đó, trong thời gian từ 2016 đến 2019, đã có 6 học sinh bị tấn công tình dục.

Peter Newell, Cố vấn lâu năm của Liên hợp quốc về quyền trẻ em Peter Newell đã bị kết án về tội tấn công tình dục.

Dư luận ở Mỹ từng biết đến trường hợp Joel Davis tấn công tình dục trẻ em. Joel Davis từng là đại biểu thanh niên và điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc trong các vấn đề về bạo lực tình dục. 

Hắn thậm chí còn tham gia vào Ủy ban điều hành Chiến dịch quốc tế nhằm ngăn chặn tình trạng hiếp dâm và bạo lực tình dục. Đây là một tổ chức có quy mô rất lớn, quy tụ trên 5.000 tổ chức nhỏ hơn hoạt động về nhân quyền cũng hàng ngàn chuyên gia trên toàn thế giới. 

Trước khi bắt đầu diễn thuyết tại diễn đàn TED nổi tiếng và xuất hiện trước truyền thông quốc tế, Davis tham dự rất nhiều buổi hội thảo khắp thế giới, được làm việc cùng với nhiều nhà hoạt động xã hội hàng đầu như Angelina Jolie. Năm 2015, khi chỉ mới 19 tuổi, hắn thậm chí còn tự nhận rằng bản thân đã từng được tín nhiệm đề cử nhận giải Nobel Hòa Bình danh giá.

Ngày 23-2-2018, Cố vấn lâu năm của Liên hợp quốc về quyền trẻ em Peter Newell đã bị kết án về tội tấn công tình dục và nuôi dưỡng một đứa trẻ trong suốt 30 bắt đầu vào năm 1965. Ông đã bị tống giam và đang thụ án sáu năm sau khi nhận tội.

Newell được biết đến như một người có thẩm quyền về quyền trẻ em trên toàn thế giới. Ông lãnh đạo các nỗ lực quốc tế để giải phóng trẻ em khỏi quyền lực của cha mẹ và trừng phạt thân thể ngoài vòng pháp luật. 

Newell là một nhà tư vấn được đánh giá cao cho Tổng thư ký LHQ và các thực thể của Liên hợp quốc về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến trẻ em. Ông là tác giả chính của cuốn cẩm nang năm 1998 về việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em do UNICEF ủy quyền và hiện nay cuốn sách vẫn là tài liệu tham khảo cho các chuyên gia, học giả khắp thế giới.

Davis, sinh viên của Trường Đại học Columbia, nổi tiếng là một nhà hoạt động trẻ tích cực trong cuộc chiến chống lại bạo lực tình dục nhưng đã bị bắt giữ với cáo buộc tấn công và lạm dụng tình dục trẻ em.

Vụ bê bối gần đây nhất liên quan đến việc theo dõi sơ suất của UNICEF về lạm dụng tình dục trẻ em trên diện rộng bởi các nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi. Mặc dù đã thực hiện các cuộc điều tra tìm hiểu thực tế cho thấy lạm dụng tình dục trên diện rộng, UNICEF và các cơ quan khác của Liên hợp quốc đã không có hành động quyết liệt truy tố các thủ phạm.

Một vấn nạn khác là tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em qua Internet. Chương trình livestream trên công nghệ thông tin truyền qua Internet được truyền tới những kẻ ấu dâm ở Mỹ, Canada, châu Âu và Úc, những người trả tiền cho những người hỗ trợ lạm dụng tình dục trẻ em. Họ xem và giúp chỉ đạo các hành vi lạm dụng thông qua các dịch vụ livestream trực tuyến.

Việc sử dụng rộng rãi tiếng Anh và các phần mềm công cụ hỗ trợ có sẵn kết nối internet và hệ thống chuyển tiền quốc tế rộng rãi kết hợp với tình trạng nghèo khó kéo dài là nguyên nhân khiến cho nạn bạo lực tình dục qua internet   xảy ra ở Philippines.

Nghiên cứu cho thấy, 64% các vụ lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến ở Philippines được khởi xướng từ nước ngoài nên gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý và xử phạt. Lực lượng chức năng của nước sở tại không có công cụ để phát hiện, khống chế hành vi lạm dụng được phát trực tiếp nên khiến cho lạm dụng, tấn công tình dục trẻ em qua Internet được nhiều kẻ tiếp tay.

Công nghệ phát triển và thông tin ngày càng đi xa hơn sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn. Trong đó, việc người dân các nước nghèo tìm mọi cách để có tiền đã dễ dẫn đến tình trạng buôn bán trẻ em và bắt trẻ em để thực hiện các hành vi cưỡng bức tình dục thông qua công nghệ thông tin như ở Philippines.

Đã đến lúc ngăn chặn việc tấn công tình dục trẻ em cần phải được xã hội và các quốc gia trên thế giới quan tâm nhiều hơn nữa để không còn nước mắt, sự ám ảnh bởi những cơn ác mộng từ yêu râu xanh.

Mạnh Thắng
.
.
.