Tiết lộ mới nhất về Oa Khoát Đài, con trai của Thành Cát Tư Hãn

Thứ Năm, 19/09/2013, 16:02

Trong khi các nhà nghiên cứu đang chạy đua trong việc xác định chính xác lăng mộ của Thành cát tư hãn (TCTH) thì các khám phá mới đây của các nhà khảo cổ học Đức và Mông Cổ đã hé lộ những thành tích ấn tượng không kém của Ogodei (Oa Khoát Đài), con trai của TCTH.

Tuổi già đã giảm sút đi sự oanh liệt của TCTH. Nhà cầm quyền Mông Cổ chỉ đơn giản là ngã ngựa. Chân tay ngài mất đi sức mạnh của nó. Kể từ đó sức mạnh vô địch đã ruồng bỏ khỏi TCTH, thực tế là ngài đã không hồi phục kể từ sau sự cố đáng tiếc. Một thời gian ngắn sau đó, một cuộc diễu hành hoành tráng bởi hàng ngàn nô lệ và các chiến binh kiêu hùng đã hộ tống ngọc thể của TCTH - được phủ trong tấm chăn kết bằng nỉ trắng - đến nơi an giấc ngàn thu của ngài.

Nhiều mảnh gỗ đàn hương quý giá, thơm lừng đã được đặt bên trong lăng mộ nhằm ngăn ngừa côn trùng gặm nhấm di hài của TCTH. Nhưng địa điểm chính xác dùng để an táng vị Hoàng đế Mông Cổ mà sức ảnh hưởng vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay, nằm ở đâu thì không một ai hay rõ? Trong vòng một thế kỷ qua, rất nhiều nhà thám hiểm và các nhà khảo cổ học đã cố gắng lùng sục lăng mộ của TCTH trong vô vọng.

Ngày nay, nhiều chuyến thám hiểm có sử dụng các trang thiết bị công nghệ cao đang cố gắng đi đến hồi kết. Không có gì quá ngạc nhiên khi người Mông Cổ tuyên bố rằng lăng mộ vị anh hùng dân tộc của họ nằm tọa lạc ngay tại vùng biên giới đất nước của mình. Mặc dù, một sử gia Nga đã tuyên bố rằng qua phân tích các nguồn tài liệu cổ xưa, cho thấy rằng vị Hoàng đế du mục đã được chôn xác gần biên giới Mông Cổ - nhưng là ở phía lãnh thổ Nga, nằm trong lòng nước Cộng hòa Tuva. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã gửi một đoàn thám hiểm đến chân núi của rặng Altai, với giả định rằng đây là nơi an táng của TCTH sau khi ngài băng hà trong chiến dịch quân sự cuối cùng chống lại người Tây Hạ, ngày nay nằm ở Bắc Trung Quốc hiện đại.

Liệu công nghệ cao có dò ra nơi an táng TCTH? 

Gần 800 năm kể từ ngày TCTH băng hà, đã có vô số nhà khảo cổ học vẫn còn đang lang thang, mải miết trên các thảo nguyên và hoang mạc nhằm tìm kiếm nơi an giấc ngàn thu của ngài. Không phải là ngẫu nhiên khi nói rằng công tác tìm kiếm vô cùng khó khăn. Theo một truyền thuyết, các thuộc hạ của TCTH đã hạ lệnh thủ tiêu tất cả các bằng chứng có thể dẫn đến việc việc tìm ra chính xác nơi an táng di thể của đức Hoàng thượng. Những thuộc hạ trung thành với TCTH đã được lệnh trồng cả một khu rừng ngay trên lăng mộ của ông, kế đó binh lính Mông Cổ đã tàn sát cho kỳ hết những nô lệ đã tham gia vào công tác xây dựng huyệt mộ.

Sau khi trở về nhà, những binh sĩ tham gia vào việc giết nô lệ lại bị sát hại bởi chính bàn tay của các vị tướng chỉ huy, nhằm đảm chắc không còn ai có thể tiết lộ một manh mối dù là nhỏ nhất. Một cố gắng gần đây trong việc truy nguyên nguồn gốc của lăng mộ TCTH đã được khởi động bởi một học giả người Mỹ, 30 tuổi, tên là Albert Lin, đến từ Đại học California, San Diego. Những bức ảnh chụp cho thấy học giả Mỹ trẻ tuổi, cưỡi ngựa, đang phi nước đại trên các thảo nguyên tươi đẹp của Mông Cổ cũng như đang tạo dáng trong bộ trang phục của mình.

Albert Lin không hề sử dụng xẻng và cuốc chim để xới tung thảo nguyên Mông Cổ mà thay vào đó nhà nghiên cứu trẻ đang sử dụng ra-đa và hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao để quét qua khu vực nơi tọa lạc ngọn núi thánh Burkhan Khaldun, nằm trong rặng Khentii, phía Bắc Mông Cổ - nơi mà ông tin rằng lăng mộ TCTH đang hiện diện tại đó. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao trong lĩnh vực này được xem là một sự mới lạ đối với các nhà nghiên cứu Technophile. Nhưng trong trường hợp này, các nhà khảo cổ học kỳ cựu đang hoài nghi rằng không chắc các tiện ích hiện đại sẽ dẫn đến kết quả như mong muốn.

"Tôi không thể tưởng tượng rằng các tiện ích hiện đại có thể tạo ra bằng chứng thuyết phục. Chỉ đơn giản là tìm kiếm một khu phức hợp chôn cất đồ sộ trong vùng Khentii, không chắc đây là nơi an nghỉ của TCTH", dẫn lời hoài nghi của ông Hans-Georg Hüttel, người đang chỉ đạo cho một trong những dự án khai quật nổi bật nhất ở Mông Cổ trong suốt nhiều năm. Bà Christina Franken, người hiện đang tiến hành công tác khai quật tại thành phố thời Trung Cổ-Karabalgasun, được xây dựng bởi người dân du mục Duy Ngô Nhĩ, mỉa mai nói rằng việc lùng tìm lăng mộ của TCTH chỉ giống như "săn lùng kho báu giật gân". 

Lên ngôi nhờ may mắn

Ở đây còn có một chút thất vọng. Thật vậy, các nhà khảo cổ học Đức và Mông Cổ được cho là đã tạo ra một khám phá "giật gân" nằm cách thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ khoảng 320km về phía Tây, nơi mà họ cho rằng đã tìm thấy tàn tích của khu cung điện xưa kia của Oa Khoát Đài xây dựng giữa thảo nguyên. Bi kịch cho các nhà nghiên cứu khi chưa ai từng nghe nói đến Oa Khoát Đài. Vì đây là một nhà cầm quyền còn chưa rõ ràng bởi không được vua cha (TCTH) chỉ định để lên ngai vàng.

Cảnh các kỵ sĩ Mông Cổ cưỡi ngựa trong lễ hội Naadam, kỷ niệm 800 năm ngày TCTH thống nhất Mông Cổ.

Là con trai thứ 3 của TCTH, Oa Khoát Đài không phải là ứng viên sáng giá để nối nghiệp cha mình. Đặc quyền này đã được TCTH dành cho người con trai đầu lòng: Truật Xích. Nhưng trong khi TCTH là vị hoàng đế cực kỳ tàn bạo và không hề khoan dung đối với những kẻ thù của mình thì Truật Xích lại có vẻ mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn cha. Truật Xích và Sát Hợp Đài đã đụng độ dữ dội nhằm chạy đua xem ai sẽ trở thành người kế vị ngai vàng thay cha, họ cạnh tranh ngay trên thảm vàng của hoàng cung, sau những nắm đấu, cả hai đều thất bại thảm hại, và ngay cả phụ hoàng của họ phải hạ lệnh cho cả hai phải dừng lại. So với tính khí nóng như Trương Phi của cha mình thì Oa Khoát Đài lại là người khá nhẹ nhàng.

Một nhà cải cách khéo léo

Các sử gia xem Oa Khoát Đài là một nhà cải cách tài tình. Chính Oa Khoát Đài là người đã giới thiệu tiền giấy và thậm chí còn thành lập cả một hệ thống bưu điện. Nhưng thành tựu vĩ đại nhất của Oa Khoát Đài là xây dựng một tòa thành ngay trên thảo nguyên mà rằng tòa thành đó có khả năng để quản lý cả vương quốc thảo nguyên của mình, một điều mà không phải ai cũng có thể làm được. Thực ra, ý tưởng này đã có từ thời của TCTH - vị phụ hoàng thường ngủ qua đêm trong kiểu lều bạt truyền thống của người Mông Cổ. Trong các thảo nguyên màu mỡ của Thung lũng Orkhon, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các tàn tích đá của khu định cư Karakorum nổi tiếng, nơi mà nhà lữ hành tài ba của thế giới, Marco Polo, đã miêu tả trong tập sách Marco Polo du ký của mình. Trong quan điểm của Oa Khoát Đài, thì cái tòa thành của ông phải là một đô thị vệ tinh đa văn hóa ngay từ điểm khởi đầu.

Bức tượng của Thành Cát Tư Hãn tọa lạc tại tỉnh Tov - Mông Cổ.

Nhà khảo cổ học Hans-Georg Hüttel cho biết thêm: "Có ¼ người Hồi giáo và Trung Quốc ở đây, có sự hiện diện của chùa Phật, thánh đường Hồi giáo và thậm chí cả một nhà thờ Kitô giáo". Nhờ vào những cuộc điều tra địa từ, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng phần phía Tây Bắc của phế tích tòa thành của Oa Khoát Đài , là nơi không không hề có các công trình kiên cố. Đây có thể vào buổi đầu là khu cắm trại, nơi các thị dân Mông Cổ thời xưa đã dựng lều bạt của họ. Các cư dân này không hề buôn bán hay làm ruộng mà thay vào đó, họ là bề tôi của Oa Khoát Đài.

Cha và con: hai di sản khác nhau

Dĩ nhiên, kế hoạch xây dựng một tòa thành ở giữa thảo nguyên là một cái gì đó đầy tính tham vọng không tưởng. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tàn tích của những công xưởng tiểu thủ công nghiệp lớn nằm ven hai bờ sông Orkhon, tất cả đã được xây dựng theo lệnh của Oa Khoát Đài. Các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi được đôn đốc phát triển rầm rộ tại những đồng cỏ màu mỡ quanh Karakorum. Mặc dù vậy, những sáng  kiến kiểu này chưa đủ khả năng để nuôi cả thành phố. Hàng ngày, giới cầm quyền Mông Cổ buộc phải mang 500 xe trâu chứa đầy lương thực từ Trung Quốc nhằm giữ cho dự án phát triển đúng tiến độ của nó.

Một cung thủ đang luyện bắn cung, trước mặt ông là núi thiêng Burkhan Khaldun nằm trong rặng núi Khenti (Bắc Mông Cổ), nơi được cho là có lăng mộ của TCTH.

Hiện tại, các chuyên gia nhất trí rằng ít nhất Oa Khoát Đài cũng quan trọng như phụ hoàng TCTH của ngài. Với các chiến dịch cướp bóc trên quy mô lớn được thực hiện thông qua những cuộc chinh phục, TCTH đã tạo ra một đế quốc Mông Cổ rộng lớn, trải dài tới tận châu Âu, nhưng Oa Khoát Đài cũng là người đầu tiên thành công trong việc đã ổn định thực thể chính trị hết sức phức tạp này bằng cách thành lập một chính quyền trung ương. Nhà khảo cổ học Hans-Georg Hüttel nhận xét: "Nếu không có Oa Khoát Đài, sẽ không tồn tại đất nước Mông Cổ như ngày hôm nay".

Trái ngược với cha đã mất sớm, Oa Khoát Đài (1186-1241) lại sống rất thọ và hưởng trọn vẹn sự giàu sang, quyền quý, nhưng vài năm trước khi băng hà vào năm 1241, nhà cầm quyền Mông Cổ thực sự đã rơi vào cảnh phá sản

Thanh Hải (theo Der Spiegel)
.
.
.