Tin vui giữa đại dịch Covid-19: Tầng Ozon đang tự phục hồi

Chủ Nhật, 31/05/2020, 16:10
Đầu tháng 3/2020, sử dụng dữ liệu từ các quan sát vệ tinh và mô phỏng khí hậu, nữ Tiến sĩ Antara Banerjee của đại học Colorado Boulder, Mỹ và các đồng nghiệp đã mô hình hóa các kiểu gió, thông qua đó đã cho thấy sự phục hồi của tầng ozon.


Năm 1987, 197 quốc gia đã đồng loạt ký Nghị định thư Montreal nhằm bảo vệ tầng ozon. Đây là một hiệp ước quốc tế để bảo vệ tầng ozon bằng cách giảm dần việc sản xuất các chất CFC gây ảnh hưởng đến môi trường và tầng ozon. Sau 3 thập kỉ nỗ lực, đến nay chúng ta đã nhận được tin vui đáng mừng: tầng ozon ở Nam Cực tự "chữa lành" lỗ hổng cho mình. 

Năm 1985, các nhà khoa học đã phát hiện ra một lỗ hổng lớn ở tầng ozon do con người sử dụng các chất gọi là chlorofluorocarbons (CFC). Các chất này thường có trong keo xịt tóc, tủ lạnh và các loại bình xịt. Nó đã ảnh hưởng rất lớn tới tầng ozon. Vì vậy Nghị định thư Montreal đã ra đời vào năm 1987 gồm 197 nước tham gia. 

Ngày 22-9-1988, Công ước Vienna để bảo vệ tầng ozon cũng đã có hiệu lực. Việt Nam là một trong những nước sớm gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon kể từ tháng 1-1994.

Tầng Ozon đang tự phục hồi.

Tầng ozon

Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh ngày càng gia tăng một phần do trong môi trường sống tồn tại một lượng lớn các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. Một phần do tác động của biến đổi khí hậu làm trái đất ngày càng nóng lên, băng tan, dẫn đến nước biển dâng gây ra lũ lụt ngày càng nhiều vào mùa mưa và hiện tượng xâm nhập mặn thiếu nước ngọt vào mùa hè. 

Một trong những nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất mà cụ thể là thời tiết nóng hơn vào mùa hè và bão lũ gia tăng vào mùa mưa là do sự suy giảm tầng ozon. Tầng ozon có tác dụng bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím của ánh sáng mặt trời - tác nhân gây ra bệnh ung thư. Tầng ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn ozon. Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời. 

Kích thước của tầng khí này không dày, nhưng lại có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ Trái đất. Ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xuống Trái đất có rất nhiều tia gây hại, ảnh hưởng đến các tế bào da, ánh sáng cực tím gây bỏng nắng và tổn thương da do làm hỏng các cấu trúc tế bào của cơ thể. Ánh sáng trực tiếp của mặt trời làm nên UVA (sóng dài) gây ra lão hóa và UVB (sóng ngắn) gây bỏng. Trên thực tế còn có UVC gây ảnh hưởng lớn hơn với sức khoẻ con người. 

Tầng ozon như một lá chắn bảo vệ cho Trái đất khỏi các yếu tố gây hại, nếu tầng ozon bị thủng, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon cũng là một trong những yếu tố gây ra biến đổi khí hậu. Sự suy giảm tầng ozon gây ra bệnh ung thư da và làm các khối u ác tính phát triển. Khi con người tiếp xúc với tia UV sẽ gây ra các bệnh về mắt. 

Theo các nhà khoa học, trạng thái của tầng ozon đã gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng không khí gọi là hơi nước phản lực chảy về phía cực bắc và nam của Trái đất. Do sự suy giảm tầng ozon, những dòng phản lực này đã bị đẩy về phía Nam xa hơn so với địa hình thông thường gây ra lượng mưa lớn trên Nam Mỹ, Đông Phi và Úc, đồng thời làm thay đổi dòng hải lưu và độ mặn.

Năm 1987, 197 quốc gia đã đồng loạt ký Nghị định thư Montreal nhằm bảo vệ tầng ozon.

Chiến dịch và kết quả

Các quốc gia tham gia bảo vệ tầng ozon đã chung tay nỗ lực tạo ra nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường, ngừng sản xuất những sản phẩm có chất CFC ảnh hưởng đến bầu khí quyển. Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thống nhất công bố chọn ngày 16/9 hàng năm là ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozon. 

Bà Tina Birmpili - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường, biến đội khí hậu đã nói trong một buổi họp về những thành tựu về chiến dịch bảo vệ tầng ozon: "Nhiều chất làm suy giảm tầng ozon trong bầu khí quyển đã được loại trừ và các dự đoán khoa học cho thấy tầng ozon sẽ được "chữa lành" vào năm 2060. Cho đến năm 2030, có thể ngăn chặn được 2 triệu ca ung thư da mỗi năm; Ngăn ngừa được 2 triệu ca đục thủy tinh thể; Các nước vẫn đang nỗ lực cắt giảm và đã loại bỏ được hơn 135 triệu tấn Co2, đóng góp quan trọng vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Dự kiến đạt được các lợi ích về kinh tế và sức khỏe trị giá hơn 2,2 nghìn tỷ USD vào năm 2060 nhờ tránh được các tổn hại đối với sức khỏe, nông nghiệp, ngư nghiệp và vật liệu".

Ngày 16/9 hàng năm chính là ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozon.

Đến năm 2019, lỗ thủng tầng ozon ở Nam cực đã bắt đầu có chuyển biết tốt, lỗ hổng dần thu nhỏ lại và một báo cáo của Liên Hợp Quốc nói rằng lỗ thủng tầng ozon có thể tự chữa lành hoàn toàn vào năm 2060. 

Đầu tháng 3/2020, sử dụng dữ liệu từ các quan sát vệ tinh và mô phỏng khí hậu, nữ Tiến sĩ Antara Banerjee của đại học Colorado Boulder, Mỹ và các đồng nghiệp đã mô hình hóa các kiểu gió, thông qua đó đã cho thấy sự phục hồi của tầng ozon. 

Antara Banerjee nói rằng chúng ta không nên cho đây là chiến thắng, đây chỉ là thành quả bước đầu của chiến dịch bảo vệ môi trường. Sự phục hồi của tầng ozon sẽ diễn ra nếu chúng ta giải quyết được vấn nạn khí thải nhà kính đang gia tăng. 

Tiến sĩ Banerjee cho biết thêm: "Tầng ozon cũng sẽ phục hồi ở các tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của khí quyển. Ví dụ, tầng ozon dự kiến sẽ phục hồi lại kích thước lỗ thủng của những năm 1980 vào năm 2030 cho các vĩ độ trung bán cầu bắc và vào những năm 2050 cho các vĩ độ trung nam, trong khi lỗ thủng tầng ozon ở Nam Cực có thể sẽ phục hồi muộn hơn sau đó, vào những năm 2060". 

Theo Giáo sư Chipperfield, biến đổi khí hậu cũng sẽ có ảnh hưởng đến tầng ozon, nó làm tầng ozon ở vùng nhiệt đới mỏng đi, vì thế, chúng ta vẫn cần chung tay bảo vệ môi trường, giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu.

Ngân Hà (dịch)
.
.
.