Không có gì mà ầm ĩ cả

"Tráng sĩ một đi không trở lại?"

Thứ Ba, 15/12/2015, 11:16
Việc tiến sĩ cựu quán quân Doãn Minh Đăng lên Facebook bày tỏ sự bất bình khi bị cơ quan cho "ngồi chơi xơi nước" đã tạo nên cơn bão tranh cãi về điều kiện làm việc, cống hiến của những nhân tài trong nước.

Toàn quốc muốn trải thảm đón nhân tài nhưng chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc thì chưa xứng với mong muốn khiến người muốn cống hiến rơi vào ngã ba suy tính dùng dằng.Đi hay ở?

Thời kháng chiến, hầu hết du học sinh Việt tại các nước Đông Âu đều trở về để cống hiến, chiến đấu cho đất nước. Cũng có một số ít tìm cách ở lại do sợ khó sợ khổ và n lý do... Khi ấy, những người này không nhận được sự tôn trọng của đồng môn.

Khi đất nước đổi mới, chuyện cũ dần quên lãng, những du học sinh ít ỏi ngày ấy không bị ai trách móc.Chuyện như bao câu chuyện hòa cả làng khác.Có ý kiến cho rằng họ ở lại vì trong nước không đủ điều kiện cho tài năng của họ được cất cánh. Đất nước lạc hậu khi ấy cũng chỉ đủ sức làm bệ phóng cho họ bay tới trời Âu thôi.

Về nước hay ở lại? Sau khi hoàn cảnh của TS Đăng bộc lộ thì dường như số đông nghiêng về hướng ở lại.

Minh họa: Tả Từ.

Một cựu sinh viên tại Australia cho rằng: "Về nước là lãng phí, cống hiến ở đâu cũng như nhau". Ý kiến phàn nàn về môi trường chiếm đa số.Có cựu du học sinh tại Mỹ cho rằng "Khi nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào quan hệ thì năng lực chỉ là thành phần phụ".

Những người khác cho rằng việc chờ môi trường đất nước thay đổi rồi mới trở về là một cách nghĩ ích kỷ. Thầy Lê Bá Khách Trình nổi tiếng với giải nhất toán quốc tế cho rằng: "Muốn thay đổi thì về nước mà thay đổi".

Một cựu du học sinh Mỹ cho rằng: "Ở hay về là câu hỏi sai. Cần tôn trọng quyết định cá nhân.Cuộc đời mong manh và ngắn ngủi.Câu hỏi nên là: Chúng ta làm sao để tài năng thế giới về cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam".

Điều này thì ai chả muốn. Nhưng được như vậy thì ta đã phát triển bằng ngũ đế cường quốc rồi. Ai tìm tới các quốc gia có điều kiện lý tưởng để thể hiện tài năng, người đó có thể được xem là khôn ngoan. Nhưng ai sẵn sàng cống hiến trí tuệ và sức lực để thay đổi đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, người ấy hẳn phải có trái tim.

Một giáo viên ĐH ở Hà Nội cho rằng: "Không sống nổi ở chính mảnh đất mình được sinh ra, thì còn thất bại gì lớn hơn nữa. Tự dưng lại nghĩ đến 1 nhóm siêu nhân có chút tiền, mua được cái nhà ở bển, có một công việc nhàn nhã hơn mặt bằng, sáng ăn Mc Doland, chiều chiều khuyên răn thế hệ trẻ nước nhà và bàn chuyện giải cứu trái đất.

Nghĩ đến cảnh nó bắt mình học lịch sử nước nó, xong phải thi cử, rồi tuyên thệ mới được là "công dân" nước nó, chả hiểu các bạn thấy thế nào".

Không ít du học sinh cho rằng ở lại thì tương lai con cái sẽ tốt hơn. Dù sao họ cũng phải chấp nhận từ đời mình tới đời con, cháu mình đương nhiên phải chào cờ và tuyên thệ, học sử nước sở tại… Đương nhiên thế hệ đó đã rời gốc và thực sự đã rơi rụng.

Hầu hết các quốc gia, tổ chức trên thế giới đã bỏ kinh phí đào tạo và cử đi du học thì bao giờ du học sinh phải phục vụ cho quốc gia, tổ chức đó một số năm theo quy định chứ không tự hành xử cảm tính được.

Maradona, "Cậu bé vàng" huyền thoại của bóng đá từng đã hủy một hợp đồng quảng cáo chỉ vì quay ở Mỹ và danh thủ này phải đóng vai một người Mỹ. Maradona cho rằng “không thể đưa tôi tiền rồi bắt tôi không phải là người Argentina". Câu nói đơn giản nhưng ý nghĩa rất lớn về cống hiến và Tổ quốc.

Còn bạn.Nếu được nhà nước cho đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài, bạn có "tráng sĩ một đi không trở lại" không, thưa bạn?

Lê Tâm
.
.
.