Không có gì mà ầm ĩ cả

"Truyền hình" trực tiếp

Thứ Tư, 27/12/2017, 15:38
Vài ngày nay, mạng Facebook xuất hiện live stream một phụ nữ trong khu làm việc của hải quan. Điều đặc biệt là người phụ nữ này khi được lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra thì vừa cho người thân ghi hình mình, vừa lớn tiếng nói Hải quan “làm luật”.


Vài ngày nay, mạng Facebook xuất hiện live stream một phụ nữ trong khu làm việc của hải quan. Điều đặc biệt là người phụ nữ này khi được lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra thì vừa cho người thân ghi hình mình, vừa lớn tiếng nói Hải quan “làm luật”.

Chuyện truyền hình trực tiếp ngày xưa chỉ có nhà đài mới làm được. Từ trận cầu C1 cho tới sự kiện lớn của đất nước. Bây giờ với công nghệ internet thì bất kỳ ai cũng có thể làm truyền hình trực tiếp được chỉ cần có cái điện thoại.

Vài ngày nay, mạng Facebook xuất hiện live stream một phụ nữ trong khu làm việc của hải quan. Điều đặc biệt là người phụ nữ này khi được lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra thì vừa cho người thân ghi hình mình, vừa lớn tiếng nói Hải quan “làm luật”.

Người phụ nữ này nói liên tục không ngừng nghỉ khoảng 40 phút. Cán bộ, nhân viên hầu như không có một kẽ hở nào để trao đổi. Bà này tuyên bố lượng người theo dõi bà là rất lớn.

 Nhà văn Azit Nêxin nói “Ở đời cái chính là phải hét thật to”. Quả nhiên hiệu nghiệm. Điện thoại không phải thứ nghe gọi mà đã trở thành một loại vũ khí. Sau khi phần live stream này, ngành Hải quan đã cho tạm đình chỉ các cán bộ trong kíp trực đã kiểm tra hành lý của phụ nữ nói trên.

Minh họa của Tả Từ.

Phương tiện truyền hình ảnh kỹ thuật số đã trở thành một dạng quyền lực mới. Nó khởi động năng lượng bức xúc của người xem rất nhanh và không chịu trách nhiệm về thông tin.

Bước đầu xác minh, những cán bộ nhân viên kíp trực nói trên tuy ăn mặc chưa chuẩn nhưng không “làm luật” như người phụ nữ trên nói. Vậy những thông tin sai lạc thì người phụ nữ nói trên phải chịu trách nhiệm đến đâu? Nếu “hòa cả làng” sẽ là tiền lệ cho những thói quen dùng camera để làm sai lệch hình ảnh của người thi hành công vụ.

Việc kiểm tra hành lý là trách nhiệm của ngành. Tại sao cán bộ phải “dĩ hòa vi quý” như vậy? Nếu ngại camera, chắc chắn sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. 

Chúng ta đã quen với việc cán bộ chức năng lúng túng khi người dân cầm điện thoại ghi hình trực tiếp. Có cán bộ yêu cầu tắt điện thoại. Có cán bộ tiếp tục làm việc trong ống kính theo dõi của camera điện thoại với cảm giác ức chế. Đặc biệt ức chế hơn, trong khi làm việc thì người quay camera có những lời lẽ không đúng mực.

Không nên cấm dùng camera nhưng cũng không nên lúng túng trước việc được quay phim “miễn phí”. Cán bộ chức năng cứ việc công phép nước mà làm thì không có chuyện gì phải băn khoăn. 

Thực tế, trên mạng youtube đã lưu truyền những video mà cán bộ chức năng làm việc rất thẳng thắn, mạch lạc, khiến người quay camera không có cách nào làm méo mó hình ảnh được. 

Có những trường hợp một camera ghi hình gây bức xức với dụng ý của người quay thì các camera điện thoại của những người khác cũng đưa lên mạng lại minh oan cho cán bộ chức năng.

Ở nước láng giềng Singapore, ta có thể bắt gặp rất nhiều camera trên phố. Có những cột gắn tới hơn 10 camera quay các hướng. Ở nơi công cộng luôn có nhiều biển báo camera đang theo dõi. Việc này khiến cho mọi người trở nên nghiêm túc hơn, tránh làm những điều không được phép. 

Đời sống hiện đại, mọi cử chỉ của chúng ta đều có thể rơi vào ống kính theo dõi ở khắp mọi nơi. Nếu không thể xóa bỏ những con mắt này thì hãy thích nghi với nó. Cây ngay không sợ chết đứng.

Để ứng xử với một camera với dụng ý đối đầu, cán bộ có thể dùng camera của mình cung cấp những góc nhìn toàn diện hơn để bất kỳ ai cũng hiểu. Không việc gì phải ngại. Còn bạn. Bạn có tin vào ai luôn lăm lăm cái điện thoại như một vũ khí không?

Lê Tâm
.
.
.