Ứng dụng chống quấy rối trên tàu điện ở Nhật Bản

Thứ Hai, 18/11/2019, 12:00
Một trang web mới được ra mắt cho phép người dùng theo dõi các khu vực thường xảy ra hành vi quấy rối đối với phụ nữ mà người Nhật hay gọi là "chikan".


"Chikan Radar" là tên gọi của trang web này và nó chính thức hoạt động từ ngày 1-8. Công ty CNTT QCCCA Inc., có trụ sở tại thủ đô Tokyo là đơn vị điều hành các dịch vụ của trang web này, trong đó có bao gồm cả dịch vụ tư vấn chống quấy rối. Công ty đã quyết định tạo ra một hệ thống có thể làm cho vấn nạn quấy rối tại trên các phương tiện công cộng và nơi công cộng bị phát hiện và phơi bày trước công luận. 

Khi người đứng đầu công ty QCCCA Inc., Nari Woo gửi một tweet để thông báo trang web mới này, đã có hơn 10.000 tin nhắn lại trên Twitter. "Tôi muốn việc tích lũy dữ liệu này sẽ hữu ích với các biện pháp phòng ngừa để dẫn đến xóa bỏ tình trạng quấy rối, lạm dụng tình dục ở nơi công cộng", Nari Woo nói. 

Theo hướng dẫn của người đứng đầu Công ty QCCCA Inc., trên trang web Chikan Radar, nạn nhân có thể nhấn nút để ghi lại sự cố bị quấy rối. Từ đó, trang web sẽ  chỉ ra vị trí đến ga tàu mà người dùng trong vụ tấn công thông qua việc theo dõi vị trí của người dùng. Dữ liệu này sau đó được hiển thị trên bản đồ. Thông tin là ẩn danh và không được kết nối với cảnh sát nếu không được phép của người cung cấp. Nếu người dùng đăng ký với chương trình thông qua ứng dụng nhắn tin miễn phí LINE, họ cũng có thể nhận lại dữ liệu về máy mình.

Nari Woo và đồng nghiệp giới thiệu về trang web Chikan Radar.

Trao đổi với báo chí, Nari Woo cho biết, ý tưởng phát triển trang web đã xuất hiện trong cô từ cuộc thảo luận trực tuyến vào tháng 5 về các quyền hạn và những hạn chế của việc sử dụng chốt an toàn chống lại kẻ tấn công như một biện pháp bảo vệ bản thân trước những kẻ quấy rối tình dục. 

Thông thường trong các cuộc thảo luận về vấn đề này, trọng tâm là làm thế nào các nạn nhân có thể lên tiếng phản đối, nhưng thực tế, nhiều người không lên tiếng vì những lý do bao gồm sợ hãi và bối rối. Cũng có những người từ bỏ việc báo cáo các sự cố trong giờ cao điểm buổi sáng do lo ngại rằng họ có thể bị trễ học hoặc các cuộc hẹn khác. 

“Từ những yếu tố này, công ty đã quyết định tạo một trang web sẽ sử dụng dữ liệu của nạn nhân, giúp họ thử giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và tiến tới giải quyết triệt để vấn nạn quấy rối ở nơi công cộng hoặc trên các phương tiện công cộng”, Nari Woo giải thích.

Hiện tại trang web Chikan Radar có cung cấp bản đồ chung và biểu đồ hiển thị tổng số vụ quấy rối tình dục trên mỗi trạm xe buýt, nhà ga tàu điện ngầm. Trang web này cũng có thể chấp nhận các báo cáo về chụp ảnh bí mật, nhấp nháy và các hành vi khác. 

“Chúng tôi đang xem xét việc kêu gọi hợp tác từ các công ty điều hành đường sắt và cảnh sát một khi họ đã thu thập được một lượng dữ liệu nhất định, để sử dụng nó trong việc lắp đặt camera an ninh và thiết lập các cuộc tuần tra”, Nari Woo tiết lộ. 

Sau hơn 3 tháng hoạt động, đến nay, Chikan Radar đã thu thập được hơn 900 trường hợp quấy rối tình dục nơi công cộng. Phản ánh về kết quả này, Remon Katayama – một nhân viên của QCCCA Inc., cho biết: "Tôi nghĩ lý do trang web này có nhiều tác động và thu thập nhiều dữ liệu hơn chúng tôi mong đợi là có nhiều người đang phải chịu đựng trong im lặng và họ tìm được cách thức mới để giải quyết những khó khăn của mình".

Đáng chú ý là do ảnh hưởng từ trang web Chikan Radar, cảnh sát Tokyo cũng đã tạo ra một ứng dụng mang tên “Cảnh sát Digi” cho phép phát ra từ “Dừng lại” ngay sau khi có một thông báo về hành vi quấy rối. Một công ty tư nhân khác thì phát triển một con tem cho phép các nạn nhân đánh dấu kẻ tấn công mình bằng mực vô hình nhưng có thể được phát hiện dưới ánh sáng cực tím. Trong khi đó, chị Remon Katayama, một nạn nhân của nạn quấy rối tình dục trên ga tàu điện ở Tokyo cũng đã phát triển ứng dụng cảnh báo quấy rối. Đến nay, đã có hơn 40.000 phụ nữ đăng ký sử dụng ứng dụng này.

Chi Anh
.
.
.