Vị thế mới của nữ cảnh sát tại nơi phụ nữ luôn là phái yếu

Thứ Ba, 11/02/2014, 12:24

Đã từ lâu tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bị xóa bỏ, phụ nữ và đàn ông đảm nhiệm những vai trò ngang bằng nhau và cùng giữ những địa vị trọng yếu trong xã hội. Ngày nay, phụ nữ - những người luôn được coi là phái yếu cũng “lấn sân” những ngành nghề vốn được cho là thuộc về phái mạnh, điển hình là lĩnh vực cảnh sát hay quân đội.

Những nữ cảnh sát làm dậy sóng cư dân mạng

Những nữ cảnh sát không chỉ khiến mình được yêu mến và coi trọng bởi người dân, mà còn đưa hình ảnh của ngành cảnh sát nói chung trở nên gần gũi và đáng tin cậy hơn trong lòng người dân. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ dường như bị phủ nhận hoàn toàn khi trên thế giới vẫn còn rất nhiều nơi, vẫn còn nhiều cá nhân, tập thể có cái nhìn phiến diện, thiếu thiện cảm và thậm chí là kì thị những nữ cảnh sát, như câu chuyện của Shazadi Gillani – nữ cảnh sát người Pakistan.

Khi Shazadi Gillani, nữ cảnh sát được xếp hạng cao nhất trong hệ thống chính quyền tại một tỉnh bảo thủ nhất Pakistan, muốn được gia nhập quân đội, bà đã phải cãi lời cha mình, từ bỏ cuộc sống hôn nhân và tự chi trả cho những chi phí đào tạo của mình.

Trong suốt 19 năm, giám sát viên Gillani và bạn tri kỉ của mình, bà Rizwana Zafar, người mà lớn lên với một cuộc sống của một cậu bé bởi sự ra đời của cô con gái thứ 9 - là bà - gây thất vọng lớn cho người cha của mình, đã chiến đấu với những tên cướp, những tên lính nổi loạn và những thảm họa thiên nhiên như động đất.

Ở nơi Gillani sống – miền Bắc Khyper Pakhunkhwa, phong tục Taliban phổ biến đến mức bà phải mặc burqa - một loại áo dài của phụ nữ Afghanistan, có phần vải để trùm lên đầu, dài đến chân, phía trước một tấm lưới dày che mặt khi ra ngoài, với Zafar theo hộ tống trong lốt cải trang bởi một bộ ria mép giả.

Song thách thức lớn nhất của những người phụ nữ ở đây là hỗ trợ việc tuyển nữ cảnh sát mới. Nữ cảnh sát chỉ chiếm 560 trên tổng số 60.000 lực lượng vũ trang của vùng. Cảnh sát trưởng hi vọng con số này sẽ tăng gấp đôi trong vòng một năm, song điều kiện làm việc khắc nghiệt hạn chế phần nào công tác tuyển chọn.

Tuy nhiên, cũng có một số thành công nhất định khi Đức đã tài trợ kí túc xá nữ của ba trường đào tạo cảnh sát. Việc tuyển nữ cảnh sát không còn phải chờ đợi vài năm để đảm bảo những ứng viên được đào tạo cơ bản nữa. Mùa hè này, chính quyền địa phương đã lập ra những bàn khiếu nại của phụ nữ trong số 60 đồn cảnh sát do những cảnh sát nam phụ trách.

Trước thực tế nhiều phụ nữ Pakistan phải đối mặt với nạn bao lực kinh hoàng, các quan chức nước này hi vọng rằng những phụ nữ bị lạm dụng sẽ lên tiếng về những cuộc tấn công làm tổn hại họ. Theo phong tục tập quán, những người phụ nữ bị cấm nói chuyện với những viên chức nam.

Chính quyền cũng lập ra những đồn cảnh sát chỉ gồm 2 nữ cảnh sát vào năm 1994. Nhưng họ sớm bị bỏ mặc bởi thiếu nguồn lực hỗ trợ và trách nhiệm. “Chúng tôi đang chiến đấu ngay tại nơi làm việc”, Zafar nói: “Chúng tôi đang hỗ trợ những hậu bối của mình. Trong khi đó không có ai ủng hộ chúng tôi”.

Từ những nữ sinh trở thành những nữ cảnh sát

Khi còn là nữ sinh, Gillani đã muốn gia nhập vào quân đội như cha mình. Tuy nhiên bà và những người phụ nữ khác đã không được tuyển, cho nên bà đã chọn trở thành cảnh sát. Quyết định này thực sự gây sốc cho người cha cùng 7 người anh em của bà. “Họ bảo với tôi rằng, cảnh sát thiếu tôn trọng phụ nữ”, bà chia sẻ, mái tóc nâu lộ ra từ vành mũ. “Tôi đã vấp phải rất nhiều sự phản đối”. Sau một tuần chống đối cả nhà bằng việc bỏ ăn cùng với sự “vận động hành lang” của mẹ (một giảng viên đại học), cha bà đã chấp thuận với ba điều kiện: Can đảm – Tận tình với công việc – Có một người tri kỉ.

Đó là lí do Gillani tuyển chọn người bạn của mình – bà Zafar.

Nữ cảnh sát Shazadi Gillani đang trao đổi công việc tại đồn cảnh sát.

Zafar cắt tóc ngắn và ăn mặc như một người đàn ông. Bà tự học lái xe gắn máy, sử dụng máy tính và sửa chữa động cơ. Bà là vệ sĩ, trợ lý và tri kỉ của Gillani. “Tôi không nấu nướng. Tôi không diện những bộ váy. Tôi chẳng sợ gì ngoài Chúa”, Zafar nói: “Chúng tôi bảo vệ lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Khi một người ngủ, người kia sẽ thức”.

Khi một đồng nghiệp dùng vũ lực áp chế xông vào lều của bọn họ sau khi một trận động đất san bằng thị trấn, Zafar và Gillani đã cùng nhau ngăn chặn anh ta.

Khi Gillani gia nhập, những nữ cảnh sát không được tôn trọng. Đội quân của cha bà đã tham gia huấn luyện họ và trả những chi phí. Chi phí huấn luyện của Gillani lên tới 2.000 đô và khoản tiền này được hoàn trả 8 năm sau.

Nhưng không phải ai cũng có một người cha quyền lực. Ví dụ như Rozia Altaf: gia nhập từ 16 năm trước, chờ đợi 6 năm và nộp khoảng 50 đơn xin được tham dự khóa đào tạo cơ bản.

Hiện nay, đồn trưởng đồn cảnh sát chỉ gồm 2 nữ nhân viên tại thủ phủ tỉnh Peshawar, khẳng định mọi thứ đã thay đổi – dù chỉ là một chút.

“Chúng tôi bị phớt lờ,”, bà nói trong khi phủi tay một cách thô bạo: “Nhưng giờ đây tôi dám chắc rằng những hậu bối của tôi đều được hưởng sự huấn luyện và khuyến khích đúng lúc”.

Đồn cảnh sát 2 nữ nhân viên Peshawar nhận được 50 đơn khiếu nại mỗi năm, ít hơn rất nhiều so với số đơn mà đồn cảnh sát nam nhận được. Vụ phạm tội cuối cùng được xử lí bởi đồn cảnh sát 2 nữ nhân viên Abbottabad vào năm 2005. Đồn trưởng Samina Zafar ngồi tại một chiếc bàn trống trong một căn phòng trống với duy nhất một chiếc bóng đèn. “Chúng tôi không được nhận những trang thiết bị tốt”, bà cho biết: “Tôi muốn nơi này giống đồn của những tay cảnh sát kia”.

Nơi những kẻ tấn công hiếm khi bị truy tố

Phụ nữ thích tâm sự với những cán bộ nữ, theo lời Giáo sư Mangai Natarajan, người nghiên cứu về những nữ cảnh sát cho biết.

Bà nói bạo lực gia đình chiếm 2/3 số vụ báo án tại đồn cảnh sát nữ Tamil Nadu, Ấn Độ. Và một nửa số đó được giải quyết bằng hòa giải. Bàn khiếu nại tại đồn cảnh sát nữ ở Khyber Pakhtunkhwa nhận đơn khiếu nại thường xuyên về các vụ bạo hành gia đình. Những kẻ bạo hành thường chỉ bị khiển trách nhẹ nhàng. Nạn nhân thì lo sợ nếu tố cáo sẽ có thể tiếp tục bị bạo hành.

Nhưng một số cảnh sát nam vẫn khăng khăng cho rằng chẳng có một người phụ nữ nào sẵn lòng gia nhập ngành cảnh sát mà có đủ tư cách cả. “Những người phụ nữ muốn gia nhập vào lực lượng là những người không quan tâm đến danh tiếng của họ hoặc chẳng còn nơi nào để đi nữa”, một quan chức cấp cao nói.

Gillani và Zafar rất tức giận với lời khẳng định như vậy. “Nếu mọi người chịu công nhận khả năng của phụ nữ chúng tôi, họ sẽ thay đổi suy nghĩ”, Gillani nói trong khi đang giám sát việc lấy dấu vân tay của một tên bắt cóc. Lẽ ra bà phải mặc trang phục truyền thống, nhưng khi làm việc tại đồn, bà muốn mặc bộ quân phục của mình.

“Công việc chúng tôi đang làm là công việc của một người đàn ông thì liên quan gì đến việc thể diện của chúng tôi không được tôn trọng?”, bà nói - “Sự thay đổi là thách thức khó khăn nhất mà cả xã hội này cần phải vượt qua, chứ không riêng gì ngành cảnh sát”.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò quan trọng của những nữ cảnh sát trong một số nhiệm vụ đặc biệt, ví dụ những vụ bạo hành liên quan đến giới tính như đã kể trên. Trên thực tế, rất nhiều nơi đã chú trọng thành lập lực lượng cảnh sát nữ để tận dụng những lợi thế này, trong đó có Nicaragus với 30% lực lượng là nữ - một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới – tập trung vào những vụ án bạo hành và nạn cưỡng bức. Theo Martha Picado Aguilar, Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ và Trẻ em, nếu bạn là nạn nhân của một vụ cưỡng bức, lẽ nào bạn muốn báo án với một người đàn ông khác? Những nữ cảnh sát sẽ thực hiện công việc này một cách tế nhị hơn mà vẫn đảm bảo tính công bằng, chính xác. Nicaragus đã giảm chuẩn chiều cao từ 1m65 xuống 1m55 để phù hợp với chiều cao của phụ nữ. Nước này còn tích cực tiến hành chiến dịch truyền thông kêu gọi những nữ ứng viên và cải tổ chương trình huấn luyện và đào tạo

Trầm Hương
.
.
.