Ðấu tranh hiệu quả với tội phạm xâm phạm An ninh quốc gia

Thứ Sáu, 27/11/2020, 14:04
Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở; vinh dự được Bộ Công an tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Năm 2019 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba; năm 2020 vinh dự được nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì...

Đó là thành tích Thiếu tá Lê Văn Tứ, cán bộ Phòng Điều tra các tội phạm xâm phạm An ninh quốc gia (ANQG), Cục An ninh điều tra (ANĐT),Bộ Công an đạt được trong thời gian vừa qua. Những câu chuyện về quá trình phá án, việc thu phục nhân tâm với những đối tượng phạm tội lỳ lợm và cộm cán, giúp chúng tôi thêm hiểu về công việc và sự hy sinh thầm lặng của những cán bộ ở một đơn vị điều tra.

Ngày thứ 90 sau khi bị bắt giữ, NBT vẫn giữ quyền im lặng, không trả lời câu hỏi nào của cơ quan ANĐT. Trong khi đó, đồng phạm của anh ta là PVT cũng khai báo nhỏ giọt, thiếu hợp tác với cơ quan Công an...

Trực tiếp tham gia thụ lý, điều tra, khám phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm ANQG do các đối tượng gián điệp, phản động trong và ngoài nước gây ra, điều tra viên Lê Văn Tứ hiểu rằng,trong các trường hợp này chỉ có chứng cứ và những lý lẽ sắc bén mới có thể hạ gục đối tượng.

Thiếu tá Lê Văn Tứ.

Những vụ án mà Cơ quan ANĐTBộ Công an thụ lý đều là các vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra các vụ án này, ngoài việc phải tuân thủ quy định về chính trị, nghiệp vụ và pháp luật như các cơ quan điều tra khác thì còn có một yếu tố rất quan trọng mà Phòng Điều tra các tội phạm xâm phạm ANQG phải đặc biệt chú trọng là ngoại giao...

Trước mỗi quyết định đều phải có sự cân nhắc một cách kỹ lưỡng bởi đối tượng phạm tội phần lớn là những kẻ cốt cán trong các tổ chức phản động trong và ngoài nước,lấy vỏ bọc “dân chủ, nhân quyền” để hoạt động; và khi có sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch ở bên ngoài thì chống đối quyết liệt. Phần lớn các đối tượng đều có nhiều kinh nghiệm đối phó với cơ quan an ninh; được đào tạo, huấn luyện về phương thức đấu tranh, cách thức khai báo, cách mã hóa tài liệu trên thiết bị điện tử. Cá biệt, một số đối tượng còn hướng dẫn nhau về cách đối phó với cơ quan điều tra. Một số trường hợp cầm đầu, cốt cán thì sau khi bị bắt giữ còn có tâm lý trông chờ vào sự can thiệp và hậu thuẫn của các thế lực thù địch.

Trong vụ án này, trên cương vị điều tra viên thụ lý chính, sau khi nghiên cứu, phân tích hồ sơ, chứng cứ, Thiếu tá Lê Văn Tứ chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các hoạt động tố tụng cũng như nhiều biện pháp nghiệp vụ để phá án.

Nhắc lại quá trình điều tra vụ án này, Thiếu tá Lê Văn Tứ chia sẻ, quá trình hỏi cung vào thời điểm đó, các anh gặp khó khăn do thời gian đầu, hai đối tượng luôn giữ thái độ thù địch. Để chứng minh được hành vi phạm tội của hai đối tượng, anh cùng đồng đội đã phải đi nhiều tỉnh thu thập tài liệu, chứng cứ.

Đối tượng NBT biết ngoại ngữ, thường xuyên tiếp xúc và trả lời phỏng vấn trên các kênh tuyên truyền không chính thống; bản thân lại từng bị xử lý về hành vi xâm phạm ANQG nên luôn tỏ thái độ bất hợp tác với cơ quan điều tra. Thái độ đó còn có một phần vìđối tượng cho rằng chắc chắn sẽ có sự hậu thuẫn của nước ngoài, Cơ quan ANĐT sẽ không thể “đụng” được tới anh ta dù các tài liệu phản ánh về các hoạt động chống đối của đối tượng như trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hoặc cùng các đối tượng dàn dựng các clip giả mạo chính quyền... đã được đưa ra.

Trước những chứng cứ mà cơ quan điều tra đưa ra, PVT đã phải thừa nhận hành vi phạm tội. Nhưng NBT thì vẫn chống đối quyết liệt. Ngoài việc bất hợp tác, đối tượng này cho rằng anh ta không có tội, không xuyên tạc chính quyền. Hoặc trong quá trình làm việc, lấy cớ sử dụng “quyền im lặng” không trả lời hoặc yêu sách chỉ làm việc khi có luật sư hòng gây khó khăn cho điều tra viên. Nhưng bằng sự bền bỉ, kiên trì và với những lập luận sắc bén, linh hoạt, kết hợp với cảm hóa, giáo dục, sự vất vả của Thiếu tá Lê Văn Tứ, từ chỗ không hợp tác, luôn tự tin cho rằng Cơ quan ANĐT không có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của anh tra, PBT đã phải thừa nhận hành vi phạm tội. Vụ án được đưa ra xét xử,đã tuyên phạt các đối tượng các bản án nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Đó chỉ là một trong những vụ án khó mà Thiếu tá Lê Văn Tứ đã tham gia điều tra.Trong những năm qua,anh còn tham gia pha các vụ án cố ý làm lộ bí mật Nhà nước và cả những vụ án về kinh tế được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.

Cùng đồng đội, Thiếu tá Lê Văn Tứ lại chuẩn bị bắt tay vào một công việc mới.

Điển hình trong số đó là vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựngxảy ra tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí.Vụ án diễn ra trên nhiều địa phương, liên quan đến nhiều đối tượng.Trong vụ án này, thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, các đối tượng đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về đầu tư công trình xây dựng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đối tượng phạm tội trong vụ án này đều là những người có chức, có quyền; vụ án để chứng minh tội phạm liên quan đến nhiều ban, ngành... Xác định các bị can hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong các đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện dự án, công trình lớn. Vì thế quá trình điều tra, điều tra viên không chỉ dùng những số liệu khô khan để chứng minh tội phạm mà còn phải nắm bắt tâm lý của bị can để có phương pháp phù hợp.

Từ những con người có địa vị xã hội, khi bị khởi tố ai cũng hoang mang, hụt hẫng. Vì thế, điều tra viên trước hết là phải đánh thức được “danh dự” trong họ; để họ đối mặt với sự thật và sau đó là tuyên truyền để các bị can hiểu rõ chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với những người đã thành tâm hồi cải.

Trong vụ án này,Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất hồ sơ, đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và 9 đồng phạm về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan ANĐT đã chứng minh, làm rõ sai phạm của các đối tượng liên quan; xác định liên danh nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án; xác định thiệt hại 543 tỷ đồng.

Ngoài việc trực tiếp điều tra các vụ án xâm phạm ANQG và tham gia các vụ án kinh tế, tham nhũng phức tạp, Thiếu tá Lê Văn Tứ còn tham gia hướng dẫn Công an các tỉnh điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Vụ án Trần Thị Nga tuyên truyền chống Nhà nước xảy ra tại Hà Nam là một ví dụ. Được sự phân công của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Cục, anh đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an tỉnh Hà Nam thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với Trần Thị Nga về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩ Việt Nam”.

Quá trình thực hiện, anh là người trực tiếp đấu tranh, khai thác tài liệu; đồng thời hướng dẫn Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với các đơnvị nghiệp vụ triển khai việc bắt, khám xét, thu giữ được nhiều tài liệu có giá trị chứng minh hành vi tội phạm... Ngoài ra còn được phân công hướng dẫn Công an các địa phương củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý đối với nhiều đối tượng có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân... Các vụ việc được xử lý đều đáp ứng yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ.

Xuân Mai
.
.
.