Họa sĩ Nguyễn Phan Bách:

"Bố không thể xóa giúp tôi chữ vô danh nếu tôi chả làm được gì ra hồn"

Thứ Ba, 13/01/2015, 07:00
Nguyễn Phan Bách sinh năm 1976, là con trai đầu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Bách không say mê con chữ như cha, anh thích hội họa. Anh làm đủ mọi việc liên quan đến hội họa và xem nghệ thuật như một câu chuyện lớn nhất của cuộc đời mình. "Về" là tên triển lãm mới nhất được tổ chức tại Hà Nội của Bách (chung với nữ họa sĩ chuyên vẽ giấy dó Phương Bình). Những bức sơn dầu khổ lớn, nghiêng về trừu tượng là cách Nguyễn Phan Bách kể một câu chuyện rất cá nhân anh với công chúng, và được quan tâm. Còn đây là một cuộc chuyện trò bằng lời của anh với độc giả…
- Thưa anh, khi người ta còn tr, người ta quan tâm nhiu đến tri nghim, đến khái nim Đi. Nhưng đây, hai người tr trin lãm tranh, li là V. Vì sao vy?

+ Phải nói thật là triển lãm này tôi và chị Phương Bình được họa sĩ Lê Thiết Cương giúp đỡ về khâu tổ chức. Anh Lê Thiết Cương vốn là người rất ưu ái các họa sĩ trẻ. Anh xem tranh của tôi và Phương Bình xong thì quyết định đặt tên cho triển lãm là Về. Đó là một thông điệp mà anh Cương muốn gửi gắm đến tôi và chị Phương Bình cùng nhiều họa sĩ trẻ khác. Rằng hãy quay về với cái gì là cốt lõi, là định hình mình nhất. Tôi và Phương Bình đều vẽ nhiều thể loại, nhiều chất liệu khác nhau. Tôi không chỉ vẽ, mà còn làm điêu khắc, rồi cả mỹ thuật trang trí nữa. Anh Lê Thiết Cương vốn từng trải trong nghề, thấy rõ là chúng tôi đang "loạn đao pháp", nên có ý khuyên rằng, từ nay trở về sau, chúng tôi cần phải xác định được đâu là sở trường của mình, cái mà mình thuộc nhất để sáng tạo, đừng quá tham lam ôm đồm dàn trải. "Về" là có ý nghĩa như vậy, về với những gì căn cốt nhất của mình.

- B anh, nhà văn Nguyn Huy Thip là người trc tiếp viết li gii thiu trin lãm ca anh và Phương Bình. Ông cũng xut hin trong bui khai mc như mt người đ đu nhng tác phm ca anh. Xin hi, trong lao đng ngh thut ca anh - mt công vic mang tính cá nhân nht trong mi công vic, b anh có vai trò như thế nào?

Nguyễn Phan Bách (ngoài cùng bên phải) cùng họa sĩ Phương Bình, họa sĩ Lê Thiết Cương và bố anh, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong buổi khai mạc triển lãm tranh.

+ Tôi không đồng ý với hai chữ "đỡ đầu". Bố tôi đến với triển lãm của tôi, đơn giản vì ông là bố tôi và cũng là một người thưởng thức nghệ thuật. Dĩ nhiên là ông muốn nhìn thấy tôi thành công, muốn nhìn thấy tôi vui, muốn nhìn thấy mọi người đón nhận các bức tranh của tôi như thế nào. Ông có thể viết lời giới thiệu cho triển lãm của tôi. Nhưng trong lao động sáng tạo, nói thật mà không cần phải sợ bố tôi phiền lòng, là tôi cũng cô đơn như lúc ông viết văn vậy.

- Vy khi xem các tác phm ca anh, nhà văn Nguyn Huy Thip thường nói gì?

+ Bố tôi thường bảo, đúng là việc của tôi là vẽ tranh. Và tôi nên đi con đường ấy.

- Thc ra thì ngoài viết văn, b anh, nhà văn Nguyn Huy Thip còn làm c hi ha na. Ông tng trin lãm tranh v trên gm. Ri bn bè ca ông là ha sĩ cũng rt đông. Hai cha con anh chc phi nói chuyn cùng nhau nhiu v hi ha?

+ Bố tôi cũng vẽ nhiều đấy. Ông mê hội họa không kém gì các họa sĩ. Ông thường bảo thế này, khi mình vẽ hay viết, đại loại làm một việc gắn với nghệ thuật, gắn với cái đẹp, là mình "đánh cắp" được thời gian của quỷ thần. Mình là người hạnh phúc nhất khi làm công việc sáng tác. Bởi khoảnh khắc đó mình được thăng hoa, mình tạm quên đi chuyện phải đóng tiền học cho con, tắc đường, cơm gạo. Người nghệ sĩ tuyệt vời ở chỗ họ có những ước mơ mà người thường không có được. Tôi với bố tôi thường không tranh luận về nghệ thuật, chỉ đơn giản là tôi lắng nghe ông và có lúc, ông cũng lắng nghe tôi. Ông khuyến khích công việc của tôi bằng cách đến xem triển lãm tranh của tôi, viết giới thiệu cho tôi khi cần, rồi cho tôi những nhận xét. Ông thường nhìn chằm chằm vào các bức tranh tôi vẽ và nói, khi vẽ bức này tâm tôi tĩnh, khi vẽ bức kia tâm tôi chưa tĩnh… Có lúc ông lại bảo, bố thích bức này, bức kia của con vì nó tạo ra cho bố một cảm giác bất thường. Ông cũng lý giải là, người làm nghệ thuật đôi khi không thể tự định được những gì mình sẽ tạo ra. Bố tôi tin rằng, khi mình sáng tạo tác phẩm, nếu mình tập trung cao độ và có niềm say mê thật sự, mình sẽ có một khả năng đặc biệt, giống như linh giác. Và đó là điều đầu tiên để hy vọng về một tác phẩm hay, có giá trị.

Họa sĩ Nguyễn Phan Bách.

- Thông thường, mt người sáng to khi còn tr, lúc mi bt đu, hay b nh hưởng bi mt ai đó. Anh tránh s nh hưởng này bng cách nào?

+ Tôi cũng có lúc chịu ảnh hưởng bởi một vài họa sĩ đi trước. Và tôi phải cố gắng rất nhiều để mỗi lúc một rời bỏ sự ảnh hưởng ấy, là chính mình, không chạm vào ai cả, bằng cách tôi chịu khó đọc nhiều xem nhiều. Càng đọc nhiều xem nhiều càng thấy rằng, hình như lối nào cũng có người đi cả rồi, cánh cửa nào cũng có người qua cả rồi. Và mình bắt buộc phải nhìn thấy cho bằng được "cánh cửa hẹp" của riêng mình.

- Vâng, câu chuyn v cánh ca hp là rt khó khăn. Tôi có th nhìn ra điu đó khi xem tranh ca anh, như tranh nude chng hn. Đàn bà kha thân trong tranh ca các ha sĩ phn ln là mượt, đp, nut nà, cân đi. Còn đàn bà trong tranh nude ca anh li mang mt v đp gn vi tui tác, ví như: bng ca h thường ln, không phng, có nhiu nếp gp ca thi gian…

+ À, cái này bắt đầu từ suy nghĩ của riêng tôi, rằng dường như phụ nữ rất ngại nói chuyện về tuổi tác. Họ sợ thời gian. Nhưng tôi không nhìn đàn bà theo cách như vậy. Tôi muốn đàn bà yêu thân thể của họ, dù ở thời điểm nào. Khi tôi nhìn một người đàn bà, tôi nhìn trong tổng thể. Và chi tiết nào đẹp, như đôi tay, vai hay lưng, hay cặp đùi đẹp, tôi sẽ "đẩy" chi tiết đó trong tranh lên đẹp nhất có thể. Tôi muốn công chúng bị mê hoặc bởi chi tiết đẹp ấy, và nó như một điểm chốt để họ yêu hoàn toàn tổng thể người đàn bà trong tranh tôi.

- Trong li gii thiu viết cho trin lãm ca anh, nhà văn Nguyn Huy Thip có nói, ông mun anh luôn v trong tâm thế ca mt người to ra kit tác, ri ông li chúc anh bán được nhiu tranh. Hai điu này có gì mâu thun không?

+ Không, tôi không thấy gì là mâu thuẫn cả. Mong muốn sống được bằng nghề là mong muốn chính đáng. Một nghệ sĩ mà bán được tranh thì anh ta sẽ có điều kiện tốt để tiếp tục theo đuổi con đường của mình. Dĩ nhiên, nếu suy luận tiền là thước đo của nghệ thuật thì không đúng với ý của bố tôi đâu.

- Trong bui khai mc trin lãm ca anh, có nhiu văn ngh sĩ ni tiếng và là bn ca b anh có mt. Mt cách thng thn nhé, h đến xem tranh anh vì anh, hay vì b anh?

+ Tôi nghĩ họ đến vì tò mò, xem tôi kể chuyện gì và có làm nên "cơm cháo" gì với nghệ thuật không.

- Tôi ch quan nghĩ thế này, khi ai đó được sinh ra làm con mt nhà văn ni tiếng, nếu  h đng vào ngh thut, ít nht thì h cũng không đến ni vô danh…

+ Có thời điểm tôi nghĩ, việc có một người cha nổi tiếng đúng là gánh nặng, vì mình phải chịu một số áp lực. Nhưng rồi trưởng thành hơn, tôi lại cảm thấy thật dễ chịu khi có bố là nhà văn nổi tiếng. Khi tôi khúc mắc điều gì đó trong nghệ thuật, tôi có thể tìm ông, và ông như một cuốn từ điển sống, sẽ giải đáp giúp tôi mọi thắc mắc. Tôi thấy mình may mắn vì được làm con của bố. Trong cuộc sống, trong nhiều thời điểm khó khăn, như công việc thất bại, đời tư buồn khổ, bố tôi đã luôn giúp tôi, có thể có lúc tôi nhìn thấy và có thể có lúc tôi không nhìn thấy sự giúp đỡ ấy ở ông. Nhưng chắc chắn là ông đã luôn giúp đỡ tôi. Nhưng nghệ thuật là câu chuyện khác, và bố tôi hiểu hơn ai hết điều này. Ông không thể muốn giúp tôi xóa chữ vô danh nếu tôi thực sự chả làm cái gì ra hồn. Bố tôi là người không vui quá hay buồn quá, thất vọng quá một điều gì. Ông cũng không bao giờ thổi vào đầu tôi một tí ti ảo tưởng nào đó về nghệ thuật. Ông nhìn nghệ thuật rất thiết thực và giản dị. Ông thường nói, không ai có thể biết trước tương lai.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Bách.

- Đã khi nào anh th nghĩ v mt s khác bit nào đó gia mt ông b bình thường và mt ông b là nhà văn ni tiếng không?

+ Có chứ, tôi đã nghĩ. Và thấy rằng, khi tôi có một câu hỏi nào đó, nếu bố tôi là một người đạp xích lô, ông sẽ cho tôi một câu trả lời duy nhất ở nhiều thời điểm tôi hỏi. Còn cũng với câu hỏi đó, ông bố nhà văn của tôi sẽ cho tôi những câu trả lời khác nhau ở từng thời điểm. Đó chính là sự khác biệt.

- Cm ơn ha sĩ Nguyn Phan Bách v cuc trò chuyn.

Bình Nguyên Trang (thực hiện)
.
.
.