Người quản gia của nhà Trắng

Thứ Hai, 24/08/2020, 07:23
Eugene Allen trải qua một cuộc sống như vậy nhưng bị ràng buộc của chế độ phân biệt chủng tộc, mặc dù làm việc tại Nhà Trắng trong 34 năm nhưng ông chẳng được ai biết đến cho đến khi có một người Mỹ gốc Phi đầu tiên bước vào làm chủ Nhà trắng...


"Người quản gia của Nhà Trắng" là câu chuyện chân thực về một người Mỹ da đen gốc Phi đã từng phục vụ ở Nhà Trắng liên tục trong 34 năm. Ông là Eugene Allen, trong thời gian làm việc ở Nhà Trắng ông đã phục vụ qua 8 vị Tổng thống Mỹ (TT Truman; TT Eisenhower; TT Kennedy; TT Johnson; TT Nixon; TT Ford, TT Catrer; TT Reagan). Ông không chỉ chứng kiến vụ Tổng thống Kennedy bị ám sát, sự kiện vụ bê bối lịch sử Watergate mà ông còn có mặt trong lễ nhận chức của Tổng thống Obama năm 2008.

Eugene Allen trải qua một cuộc sống như vậy nhưng bị ràng buộc của chế độ phân biệt chủng tộc, mặc dù làm việc tại Nhà Trắng trong 34 năm nhưng ông chẳng được ai biết đến cho đến khi có một người Mỹ gốc Phi đầu tiên bước vào làm chủ Nhà trắng.

Cuộc đời của Eugene đã được đạo diễn nổi tiếng Lee Daniels chuyển thể thành phim. "Người quản gia của Nhà Trắng" một bộ phim nổi tiếng  dẫn đầu một thời gian dài về danh tiếng và doanh thu.

Xem phim "Người quản gia của Nhà Trắng", ông Obama rơi nước mắt

Theo tin tức của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ ngày 28 tháng 8 (2013) Tổng thống Barack Obama nói rằng ông đã khóc khi xem phim "Người quản gia của Nhà Trắng". Tổng thống Obama cho biết, thông qua bộ phim này ông nhớ lại sự phân biệt đối xử đã ảnh hưởng cả một thế hệ. Ông khóc không những là vì một người quản gia da đen làm việc trong Nhà Trắng mà là thời đó đã có một lớp người da đen đầy tài năng. Lớp người này biểu hiện lòng tự tôn và sự kiên trì và vì sự phân biệt đối xử cho nên họ chỉ có thể làm được đến như vậy.  Họ chịu đựng nhiều sự bất công để mong cho con cháu họ có cuộc sống tốt hơn".

Diễn viên Forest Whitaker (phải), người đóng vai ông Eugene trong phim "Người  quản gia của Nhà Trắng".

Từ người phục vụ bình thường đến "Người quản gia của Nhà Trắng"

Eugene Allen chưa từng xuất dầu lộ diện trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng lại là một người lão thành làm việc 34 năm trong Nhà Trắng. 

Theo tin tức của báo chí, Eugene sinh năm 1919 trong một đồn điền ở Virginia miền nam nước Mỹ. Trong thời gian đại suy thoái những năm 1930 ông và nhiều người đến Washington DC để tìm đường làm ăn, ông đã nhận được việc là nhân viên phục vụ ở một câu lạc bộ.

Năm 1942 ông Eugene gặp bà Helene hai người yêu nhau rồi kết hôn. Năm 1952 thông qua một người phụ nữ giới thiệu ông được nhận vào làm nhân viên tạp vụ trong nhà bếp của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Truman. Lúc đó lương cả năm của ông chỉ có 2400 đôla, một tuần làm việc 6 ngày.

Sự may mắn ngẫu nhiên của ngày sinh nhật được "thơm lây"

Ông Eugene nhớ lại, Tổng thống Truman luôn trìu mến gọi ông là "Jean" còn Tổng thống Ford dễ dãi cởi mở thường thích bàn luận với ông về chơi gôn. Do ông Eugene trùng ngày sinh với Tổng thống Ford nên đến ngày sinh của Tổng thống ông được "thơm lây". Mỗi năm đến ngày sinh nhật Tổng thống là ông lại được mời lên văn phòng, khi mọi người đến chúc mừng sinh nhật Tổng thống, phu nhân Tổng thống thường tươi cười nhắc nhở "Hôm nay cũng là ngày sinh của ông Eugene" để mọi người cùng chúc mừng ông. Khi đó ông Eugene với bộ lễ phục đuôi tôm phẳng phiu lại đỏ mặt lên ngượng ngùng.

Trong ấn tượng của ông Eugene là các vị Tổng thống và các phu nhân đối xử với ông rất tốt. Ngày 22 tháng 11 năm 1963 Tổng thống Kennedy không may bị ám sát. Hôm đó ông đang bận việc ở trong nhà bếp, không lâu sau ông nhận được lời mời của cá nhân bà Kennedy mời ông tham dự lễ tang của Tổng thống nhưng do phải lo bữa tối cho những quan chức sau khi dự lễ tang về Nhà trắng ăn nên ông Eugene phải nén đau buồn bỏ mất cơ hội này. 

Người quản lý duy nhất được mời dự tiệc của nhà nước 

Sự trung thực giản dị của ông Eugene đã giành được sự tôn trọng và yêu mến của các vị Tổng thống và của mọi người. Một ngày, bà Nancy Reagan đã đến nhà bếp của Nhà Trắng thăm và mời hai vợ chồng ông tối hôm đó đến dự bữa tiệc chào mừng thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl đến thăm Mỹ.

Ông Eugene hạnh phúc nhớ lại: "Tôi nghĩ là tôi là người quản lý duy nhất được mời tham dự tiệc cấp nhà nước".  

Năm 1980 ông Eugene được bổ nhiệm làm người lãnh đạo nhà bếp của Nhà Trắng. Năm 1986 ông rời Nhà Trắng sau 34 năm làm việc có hiệu quả. Điều ông tự hào khi về hưu là trong suốt 34 năm công tác ông không xin nghỉ một ngày nào. Khi rời Nhà Trắng ông nhận được rất nhiều quà biếu và ảnh kỷ niệm. Tổng thống Reagan thân mật tặng ông cho chữ ký, còn bà Nancy Reagan ôm ông thắm thiết.

Người da đen càng ngày càng tiến gần trung tâm quyền lực

Tháng 2 năm 1963, Tổng thống Kennedy mời 800 người da đen tới Nhà Trắng để kỷ niệm kỷ niệm 100 năm ngày "Tuyên ngôn giải phóng nô lệ" có hiệu lực. Nhà Trắng đã gạch bỏ tên ngôi sao da đen Sammy Davis người kết hôn với diễn viên Mei Britt da trắng Thụy Điển nhưng bị một số nhân sĩ nhân quyền lén lút đưa vào. Khi nhìn thấy cặp vợ chồng "đen trắng" này xuất hiện trong Nhà Trắng Tổng thống Kennedy giật thót mình và báo cho các phóng viên không được quay phim chụp ảnh đôi vợ chồng này. 

Đây không phải là lần cuối cùng Davis đã đến thăm Nhà Trắng. Ông Eugene còn tận mắt chứng kiến Davis nhận lời mời của Tổng thống Nixon đến Nhà Trắng nói về chiến tranh Việt Nam và vấn đề người da đen.

Năm 1963, nhận lời mời của Tổng thống Kennedy, ông Luther King đến Nhà Trắng và nói: "Tôi có một giấc mơ, tôi mơ ước rằng một ngày dự luật về dân quyền mới được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện". 

Sau đó Tổng thống Johnson đã làm cho giấc mơ của họ được thực hiện. Ông đã tập trung tinh lực và quyết tâm để thực hiện "Luật Dân quyền" thậm chí Tổng thống đã bổ nhiệm người da đen đầu tiên vào Hội đồng an ninh Quốc gia nhưng các nhân viên người da đen ở cạnh Tổng thống cũng không nhiều. Lúc đó ông Eugene chịu trách nhiệm công việc nội vụ của Nhà Trắng nhưng vẫn không được coi trọng lắm.

Tham gia bỏ phiếu cho ông Obama

Năm 2008 khi ông Obama ra tranh cử Tổng thống Mỹ hai vợ chồng ông Eugene   thường ngồi với nhau ở phòng khách xúc động bàn về sự kiện này. Hai ông bà thường cầu nguyện cho ông Obama trúng cử để lần đầu tiên nước Mỹ có một Tổng thống là người da đen nhưng bà Helene lại không được chứng kiến giờ phút khắc cốt ghi lòng của cộng đồng người da đen, bà đã ra đi trước ngày bầu cử một ngày sau 65 năm chung sống vợ chồng với ông Eugene.          

Ngày ông Obama tuyên thệ nhận chức ông Eugene được mời đến dự với tư cách là một vị khách quý. Từ ga tàu điện ngầm đến lễ đài ông già 88 tuổi phải đi bộ chừng nửa dặm Anh, mỗi bước đi của ông như là mỗi bước giẫm lên hành trình cuộc đời của chình mình.  Sau lễ nhận chức của Tổng thống Obama, ông Eugene trở nên nổi tiếng và trở thành mục tiêu săn đuổi của các phương tiện truyền thông. Nhiều đài truyền hình mời ông tham gia các chương trình truyền hình, các nhà xuất bản mời ông viết hồi ký để xuất bản sách và rất nhiều cơ quan, trường học mời ông đến nói chuyện nhưng ông từ chối tất cả. Người con trai của ông, Charles nói: "Bố tôi hài lòng với vị trí của mình là một người quản gia hèn mọn".

Eugene Allen qua đời năm 2010 tại Washington, hưởng thọ 90 tuổi.

Nguyễn Đình Thiêm -Theo "Xinhuanet.com"
.
.
.