Mẹ già gần 90 tuổi nuôi đàn con tâm thần

Thứ Năm, 27/06/2013, 15:49

Chẳng hiểu vì sao một người phụ nữ nhanh nhẹn, ưa nhìn như mệ lại lấy một ông chồng hâm hâm. Để rồi đến nay dù gần 90 tuổi nhưng mệ Nguyễn Thị Giới (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) "vừa đui vừa què" ấy vẫn là chỗ dựa duy nhất của bốn đứa con ngơ ngơ, ngẩn ngẩn giống cha.

Mệ (ở Huế mệ nghĩa là mẹ - PV) có cả thảy là 5 người con nhưng chẳng hiểu tạo hóa trớ trêu và đày đọa thế nào mà cả 5 người con đều có vấn đề về trí óc giống cha chứ không ai nhanh nhẹn, tháo vát như mẹ.

Người con thứ ba có vẻ "khôn" nhất, đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự hẳn hoi! Ấy vậy mà không hiểu sao trong một lần về phép, cậu lại nằm úp mặt chết đuối ở cái vũng nước sâu chưa đầy nửa mét?

Mệ Giới năm nay đã gần 90 tuổi. Kể về mình, giọng mệ run run: "Chừ mệ què rồi, mấy năm trước mệ bị tai biến mạch máu não, ngã ngoài hiên ni gãy cả xương hông. Rứa là vừa đui, vừa què o ạ".

Chúng tôi hỏi: "Các con của mệ đâu?". Mệ rầu rầu: "Gà con bị dịch, chết hết rồi". Hàng xóm của mệ bảo: "Mệ điếc lắm, o phải nói to lên". Chúng tôi phải nói như hét vào tai mệ, nhưng mệ cũng chỉ nghe tiếng được tiếng mất.

Mệ Giới (ở giữa) và hai người con tâm thần chỉ biết lang thang đầu đường xó chợ.

Các con mệ, người nhẹ thì "tâng tâng", hơi nghễnh ngãng, người nặng thì lang thang đầu đường xó chợ, ai cho gì thì ăn chứ chưa bao giờ nói được một câu. Hai người con trai là ông Đôn và ông Trương lấy được vợ nhưng vợ lại cũng "tâng tâng", hâm hâm, nhà nghèo quá nên bên ngoại cũng bao bọc.

Cũng may, bà con xóm giềng cũng cưu mang mẹ con mệ. Cứ mấy ngày thấy o Loan, con gái của mệ lên chợ là bà con biết nhà mệ đã không còn gì để ăn, mọi người lại góp rau gạo ủng hộ, mỗi người một ít gọi là. Thậm chí, ngôi nhà mệ đang ở cũng là do xã vận động bà con đóng góp ủng hộ.

Cả đại gia đình nhà mệ Giới hiện nay rất khó khăn. Báo Cảnh sát toàn cầu kêu gọi những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ gia đình mệ. Mọi sự đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Giới, Đội 1, xóm Giếng, thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế hoặc Tòa soạn Báo Cảnh sát toàn cầu số 92, Nguyễn Du, Hà Nội - Email: cstc.weekend@gmail.com/ cstc.tuan@gmail.com.

Ông Ngô Thế - Chủ tịch xã Hương Phong nói: "Mệ Giới khổ nhất trong vùng, điều ni ai cũng biết cả. Trước đây xã có ý định đưa o Loan, ông Cương vào trung tâm bảo trợ xã hội. Nhưng mệ Giới lại phải nằm một chỗ rứa, dù không bằng người thường đi nữa thì o Loan cũng chăm nom mệ được phần nào. Xã cũng đã cố gắng, song những gì làm được chỉ là mấy đồng trợ cấp chế độ cho ba mạ con mệ mà thôi".

Vừa qua Báo CSTC nhận được phản hồi của anh Võ Minh Châu - Giảng viên trường Đại học Bạc Liêu chia sẻ một số thông tin về sợi Amiang tác nhân nguy hiểm gây nên căn bệnh ung thư.

Trong danh mục 275 chất độc ưu tiên (CERCLA) do Cục đăng ký các chất độc và bệnh (ATSDR) của Hoa Kỳ công bố vào năm 2007, a-mi-ăng màu đứng thứ 94, a-mi-ăng trắng đứng thứ 119, so với chì đứng thứ 2, cyanide (độc tố trong củ sắn, hay còn gọi là khoai mì) đứng thứ 35, và chlorine (hóa chất dùng để vệ sinh trong công nghiệp chế biến thủy hải sản) đứng thứ 104.

Từ năm 1983 đến 2005, nhiều quốc gia trên thế giới đã đóng cửa các mỏ a-mi-ăng màu và ban hành luật cấm sử dụng loại sợi này trong công nghiệp. Thậm chí, Úc, Thụy Điển, Hà Lan… còn cấm sử dụng tất cả các dạng của a-mi-ăng.

Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy khả năng gây bệnh của a-mi-ăng trắng hầu như không đáng kể, chúng được xem là ít độc, là loại sợi a-mi-ăng duy nhất được phép sử dụng trong sản xuất với yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn môi trường và y tế.

Ngược lại, a-mi-ăng nâu và xanh là các chất độc có khả năng gây ra các khối u, triệu chứng viêm chỉ với một hàm lượng rất nhỏ trong một thời gian tiếp xúc ngắn. Khi đi vào phổi, chúng rất khó phân huỷ và lưu lại trong một thời gian rất dài. Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 - 40 năm (thường là sau 20 năm), các khối u sẽ phát triển thành ung thư và các bệnh về phổi, gồm ung thư phổi, phế quản, ung thư trung biểu mô, xơ hoá phổi…

Hiện nay, ngành công nghiệp xây dựng đã sử dụng các loại vật liệu thay thế cho a-mi-ăng, hoặc sử dụng các vật liệu chứa a-mi-ăng trắng. Tuy nhiên, khi sửa chữa và phá hủy những tòa nhà cũ có sử dụng a-mi-ăng, đặc biệt là a-mi-ăng màu, loại sợi này sẽ phát tán ra không khí.

Trong điều kiện trang bị bảo hộ lao động thô sơ, các công nhân xây dựng, và cả những người dân sống xung quanh khu vực thi công có thể hít phải bụi a-mi-ăng và tiềm tàng mối nguy mắc các bệnh ung thư và bệnh về phổi do a-mi-ăng gây ra. Đặc biệt, nguy cơ này cũng tăng cao ở những người hút thuốc lá và những người hút thuốc bị động.

Xin cảm ơn anh!

Mọi phản ánh, trình bày về tất cả các vấn đề độc giả quan tâm trong cuộc sống xin gửi về địa chỉ cstc.weekend@gmail.com hoặc địa chỉ Tòa soạn báo Cảnh sát Toàn cầu số 92 Nguyễn Du, TP Hà Nội.

Đậu Dung
.
.
.