Cả làng đảo làm nghề nuôi muỗi

Thứ Năm, 11/07/2013, 12:24

Sốt rét là căn bệnh mà tất cả mọi thành viên trong đội nghiên cứu sốt rét (NCSR) Khánh Phú (Khánh Vĩnh- Khánh Hòa) mắc phải vì họ đã dùng thân mình để làm "mồi bắt muỗi", nơi đây từng có tỉ lệ dân thường mắc bệnh sốt rét cao nhất nước. Hàng trăm hộ dân ở làng đảo Trí Nguyên - Nha Trang cũng đang tấp nập chuẩn bị "nhà cửa" cho việc nuôi muỗi. Mùa mưa tới đây cũng là lúc muỗi sinh sôi, phát triển mạnh mẽ nhất.

Vui vì được "làm thức ăn" cho muỗi

Tại đảo Trí Nguyên, 800 hộ dân nơi đây đang nuôi muỗi Aedes aeguypti mang vi khuẩn Wolbacha, đây là loại muỗi có thể gây sốt rét nhưng đã được biến đổi gen để tiêu diệt muỗi vằn. Trước đây, làng đảo vốn được xem là "đại bản doanh" của muỗi vằn, làm hàng chục người bị sốt xuất huyết, sốt rét nặng mỗi năm. Giá cả của 1 ống ấu trùng wolbacha có thể lên đến 2-3 triệu đồng.

Khi người dân trên đảo nghe tin ông Nguyễn Đức Long, người mang ấu trùng muỗi về nuôi sớm nhất trên đảo, họ kinh ngạc và tò mò đến xem. "Có người lời ra tiếng vào cười nhạo tôi, nói tôi điên nọ, khùng kia, nhiều lúc nghĩ cũng bực mình, nhưng mình tin vào những nhà khoa học, nếu có hại chắc chắn họ không khuyên mình làm, vậy nên ta cứ nuôi tiếp" ông Long cho hay suy nghĩ của mình khi ấy. Quả thực, nuôi … muỗi là ngành nghề chưa từng được người dân đảo Trí Nguyên biết đến, với họ đó là nghề tưởng chừng không hề tồn tại trên đời.

Ông Lê Hữu Thọ, Phó Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, hiểu được sự lo lắng của người dân trước công việc mới mẻ là nuôi muỗi, ông đảm bảo: "Đảo Trí Nguyên sẽ có đầy côn trùng này. Loại côn trùng mới có thể trị được sốt rét và sốt xuất huyết rất hiệu quả, mở ra khả năng phòng bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn rộng lớn hơn". Loại muỗi có vi khuẩn Wolbachia này có thể nhập khẩu từ Australia, nước đầu tiên nuôi thành công loại vi khuẩn này, nhưng giá thành cao hơn và điều kiện thời tiết có nhiều điểm không phù hợp với Việt Nam.

"Làm thức ăn cho muỗi" còn là việc nuôi cấy và chăm sóc các ấu trùng muỗi chống được bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. Với khát khao tiêu diệt mãi mãi những loài muỗi gây bệnh sốt rét và sốt xuất huyết trên trái đất, viện Pasteur Nha Trang liên kết với Sở Y tế Khánh Hòa và Viện Vệ Sinh Dịch Tễ TW, đã triển khai thực hiện dự án mang tên: "Thay thế quần thể muỗi Aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wobalchi". Dự án có kinh phí lên đến hàng triệu USD, đợt 1 tiến hành giao 8.000 con bọ gậy còn yếu ớt, do đó người nuôi khi mang về sẽ phải bỏ vào các thùng nước, cốc nước để tạo môi trường sống đồng thời thường xuyên phun xịt hóa chất để đẩy lùi sự xâm nhập của các loại côn trùng khác.

Ảnh chụp dùng chân để dụ muỗi đến cắn.

Tại núi rừng Khánh Phú - Khánh Vĩnh - Khánh Hòa, những nhà khoa học tại đội nghiên cứu sốt rét phải dùng đủ mọi cách mới bắt muỗi được như: làm nhà cho muỗi trong rừng, cởi trần mặc quần đùi ngồi trong rừng cho muỗi cắn, vượt qua những cơn mưa rừng để len lỏi vào các hang hốc trong núi sâu...

Công việc của sự hy sinh và lòng nhẫn nại ghê gớm

Núi rừng Khánh Phú, vốn là nơi có tỉ lệ người mắc bệnh sốt rét cao nhất nước, là địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc Raghlai, những năm 1990-1991 nơi đây có hơn 60% dân số mang mầm bệnh sốt rét. "Đó cũng là lý do chúng tôi lặn lội đường xa, hơn 20 năm trời bám trụ vùng núi này, ngày ngày mổ xẻ và nghiên cứu muỗi phục vụ việc nghiên cứu chữa bệnh sốt rét, sốt xuất huyết", Ts. Quang cho biết.

2 thập kỉ làm việc với những chú muỗi nhỏ xíu, bay khắp nơi trong rừng sâu, nỗi ám ảnh vì bị vắt, muỗi, rắn tấn công hơn tất cả là sự cô đơn, nỗi buồn xa nhà, vẫn không làm họ nao núng quyết tâm tiêu diệt bệnh sốt rét rừng. "Nơi nào có rừng, nơi đó có bệnh sốt rét, ngay cả miền biển cũng phải có rừng hoặc nhiều cây cối mới có bệnh sốt rét này để nghiên cứu được chỉ có thể phải kiên nhẫn và kiên nhẫn" ông cho biết thêm.

Những lần vào rừng, các thành viên trong đội NCSR phải đi bộ có khi đến cả ngày đường, những thành viên mới vào đội chưa quen chảy cả máu chân và lả đi vì mệt. "Những trận mưa rừng luôn là nỗi lo lắng của các thành viên trong đoàn, vì mưa rừng có thể kéo theo lũ quét, và làm cho cây ngã đổ có nguy cơ đè lên người chúng tôi", đội trưởng Quang nói về lo lắng của mình cho các thành viên trong đội khi vào rừng tìm muỗi. Tuy vất vả, nhưng tất cả các thành viên trong đội chưa bao giờ về tay không trong mỗi lần tìm kiếm.

Vật phẩm là những chú muỗi đang nằm trong tủ lưu trữ.

Người Raglai nơi đây vẫn còn nhớ tiến sĩ người nước ngoài vốn là triệu phú Hà Lan ông Ron P.Marchand, người đã có 20 năm tham gia tìm hiểu về muỗi gây sốt rét ở Việt Nam, không vợ con và hết lòng vì người bệnh. " Ông ấy tốt lắm, chúng tôi vẫn nhớ mãi ông ấy, chăm sóc chúng tôi kĩ lắm, lại nói tiếng Việt giỏi nữa", già làng Y Phúc, xúc động nói về Ron. Ngoài Tiến sĩ Ron còn phải kể đến nhà khoa học Mar Che. Chỉ cần có đủ thời gian Hà Nội - Khánh Hòa, là ông lập tức đến Khánh Vĩnh vào rừng cắm trại ở dài ngày tìm muỗi nghiên cứu. Họ đã có đóng góp lớn lao trong việc phân định loại muỗi, tìm nguồn và quan sát đặc tính sinh học của muỗi.

Muỗi độc thường sống trong rừng sâu và hoạt động mạnh vào ban đêm, chính vì điều này khiến các thành viên trong đội nghiên cứu phải thức trắng bao đêm trong suốt hơn 20 năm qua. Thời điểm mới đến đây cắm chốt, núi rừng Khánh Phú vẫn còn rậm rạp hoang sơ kéo dài chục kilômét. "Với người dân Raglai khi ấy, đoàn 8 người mang vác hành lý đi bộ vào rừng sống và bắt muỗi là điều gì đó kì lạ và khó hiểu lắm. Nhưng giờ đây, đoàn người ấy đã là 1 phần của nơi này", già làng A Moa tha thiết nói lên lòng mình và người Raglai với các nhà khoa học nghiên cứu bệnh sốt rét.

Nuôi muỗi nhẹ gánh cho biển khơi

Loài muỗi aedes aegypti là loài muỗi cực độc, sinh sống trong nhiều khu vực rừng rậm xa xôi trên thế giới, có độc tính cao, truyền nhiễm mạnh, các nhà khoa học đã cấy vi khuẩn wolbachia vào trứng của loại muỗi này, tỉ lệ thành công là 2wolbachia/1.000 trứng muỗi. Để có được 8.000 ấu trùng muỗi như hiện nay tại đảo Trí Nguyên, các nhà khoa học trong và ngoài nước phải mất 7 năm thực hiện cấy ghép mới thành công. Việc nuôi muỗi của nhiều người vốn là ngư dân tại Trí Nguyên làm giảm bớt sự lệ thuộc vào nghề cá nơi biển khơi, vốn là nghề duy nhất của họ.

Ấu trùng sau khi được nuôi lớn, sẽ được tiếp tục tập huấn từ 90-100 ngày để có thể chiến đấu với muỗi vằn trong tự nhiên. Sự thiện chiến của muỗi có vi khuẩn Wolbachia, tùy thuộc vào môi trường sống trên đảo. Chúng sẽ được huấn luyện vào mùa mưa trong không gian mà muỗi sẽ được thả để có thể đấu với muỗi vằn được sinh ra tự nhiên từ trong trứng nước. Theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Khánh Hòa thì muỗi có vi khuẩn Wolbachia sẽ: Sinh trưởng mạnh mẽ trong tự nhiên, vòng đời dài hơn và sản sinh nhiều con cháu từ đó đẩy lùi mãi mãi những kẻ thù mang bệnh sốt rét ác tính, sốt xuất huyết. Loại muỗi mới này không mang vi khuẩn truyền bệnh nguy hiểm nào khác. Được biết, mỗi quốc gia chỉ điều trị từ 2-3 loại thuốc dành cho bệnh sốt rét tương thích với điều kiện tự nhiên nước mình, nếu wolbachia được nuôi thành công sẽ tiết kiệm chi phí y tế rất lớn.

Việc nuôi muỗi được đánh giá là không khó nhưng phải cẩn thận, kĩ lưỡng và thành thạo quy trình nuôi, không được vội vã đốt cháy giai đoạn. "Việc nuôi muỗi lúc đầu tôi nghĩ chắc là khó lắm, biết đến bao giờ nó mới lớn để mà còn bán đi, nhưng mà lúc nuôi rồi mới thấy nó lớn cũng nhanh lắm, quan trọng là không làm nó chết thôi", bà Minh, sống gần cảng bờ biển Trí Nguyên tiết lộ chút ít kinh nghiệm nuôi muỗi của mình.

Từ ngày nuôi muỗi, nhiều người cũng ít đi biển hơn, những người phụ nữ trên đảo ngoài việc bán cá, tôm, làm vòng ốc thì có thể đầu tư thời gian nuôi muỗi. "Tôi đỡ phải đi lại nhiều hơn trước, cứ ngồi nhà chăm thôi, thành công là lời lớn lắm, hơn cả đi biển ấy chứ, chẳng may nó chết yểu thì đứt hết ruột gan ra ấy, vì 1 ấu trùng 2-3 triệu chứ ít gì", ông Thanh, người dân trên đảo nhiệt tình chia sẻ

Đức Thọ
.
.
.