Các loại kính siêu thông minh mới nhất trên thế giới

Thứ Tư, 28/02/2018, 14:47
Đây là những thiết bị rất hữu hiệu để giúp người khiếm thị, mù lòa có một cuộc sống như người bình thường.


Kính thông minh Oton Glass

Sáng tạo để sản xuất kính thông minh Oton Glass đã được phát triển từ năm 2012. Khi hoạt động kính  tương tự như phần mềm dịch thuật Google Translate, cũng có khả năng chụp ảnh và chuyển đổi thành giọng nói. 

Nhưng để sử dụng ứng dụng đó, người dùng vẫn phải lấy điện thoại ra và trượt trên các dòng văn bản, trong khi với kính thông minh thì chỉ cần lướt nhìn là được. 

Mục tiêu lúc đầu huy động vốn 93.500USD để sản xuất hàng loạt với giá bán ra khoảng 47USD cho mỗi cặp kính. Tính đến hiện tại, Oton Glass đã huy động được 11.573USD trên Campfire, đạt 12% mục tiêu dự kiến ban đầu. Gần đây nhất, dự án được xếp thứ ba trong cuộc thi tranh giải sáng chế James Dyson vào năm 2016.

Được xem là phiên bản Kickstarter của Nhật Bản, sản phẩm được thiết kế tinh vi với hai camera nhỏ gọn và tai nghe ở hai bên. Một nửa của ống kính là mảnh gương phản chiếu ánh mắt của người dùng để theo dõi chuyển động của mắt. 

Khi người dùng nhìn vào văn bản, camera sẽ chụp lại bức ảnh và truyền đến một hệ thống đám mây Raspberry dành riêng để phân tích và sau đó chuyển thành giọng nói phát qua tai nghe.

Tuy nhiên, nếu hệ thống không thể đọc được văn bản đó, một nhân viên điều khiển từ xa sẽ giải quyết sự cố bằng cách giải mã văn bản. Điều này có thể trở nên bất tiện đôi chút. Hiện công ty vẫn đang nghiên cứu để khắc phục nhược điểm này.

Người dùng kính chỉ cần lướt nhìn văn bản hay hình ảnh là chuyển tải thành giọng nói.

Samsung tạo ứng dụng giúp người mù màu nhìn thấy màu sắc

Samsung đang phát triển một ứng dụng giúp người mù màu nhìn thấy được quang phổ đầy đủ của các màu sắc. Slashgear cho hay.

Samsung đang hợp tác với công ty Colorlite (Hungary) - hãng sản xuất kính hiệu chỉnh màu sắc cho màu người mù - để phát triển ứng dụng giúp chẩn đoán chứng mù màu (Color Vision Deficiency: VCD) ở người dùng và điều chỉnh bảng màu của màn hình giúp họ xem được đầy đủ màu sắc của đối tượng.

Ứng dụng này được gọi là "SeeColors" (tạm dịch: nhìn thấy màu sắc), nó sẽ hoạt động trên cả điện thoại thông minh lẫn TV thông minh chạy Tizen OS. 

Phần mềm sẽ đặt người dùng vào một chuỗi các bài kiểm tra để xác định xem họ có mắc chứng mù màu hay không và nếu có thì mức độ ảnh hưởng đến việc cảm nhận màu sắc như thế nào. Sau đó, SeeColors điều chỉnh bảng màu của các thiết bị cho phù hợp giúp người dùng nhận ra hầu hết màu sắc hơn bình thường.

Samsung tuyên bố rằng có khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc chứng mù màu. Nhiều người trong số họ chỉ có khả năng nhìn thấy một vài nghìn màu sắc, thậm chí nhiều người chỉ có khả năng phân biệt được vài trăm màu. 

Để hình dung, bạn nên biết rằng những người có thị lực bình thường có khả năng phân biệt hàng triệu màu sắc khác nhau. Được biết, CEO Facebook cũng bị mù màu. Mark Zuckerberg bị mù màu đỏ/màu xanh lá cây. Điều đó giải thích vì sao Facebook lại là xanh dương.

Kính thông minh kết hợp với nhân viên hỗ trợ người mù

AT&T cung cấp kết nối không dây đến đội ngũ hỗ trợ tức thì cho những thiết bị đeo của Hãng Aira dành cho người mù và người thị lực kém.

Theo trang tin Venturebeat, ước tính tại Mỹ hiện có khoảng 20 triệu người mù. Mặc dù hầu hết họ đều có thể tự xoay sở được với cuộc sống, nhưng vẫn rất cần có thêm những giải pháp để có thể sinh hoạt độc lập hơn. 

Aira là một công ty khởi nghiệp sáng tạo (startup) chuyên về các sản phẩm công nghệ đeo trên người và những dịch vụ hỗ trợ cho những người có thị lực kém hoặc bị mù. Hãng này thành lập năm 2014 với những sản phẩm kết hợp kính thông minh, trí tuệ nhân tạo và các nhận viên hỗ trợ người mù theo thời gian thực.

Khi ai đó cần giúp đỡ, ví như cần đi lại trên đường phố đông đúc, hoặc nhận ra một người nào đó trước mặt, họ chỉ cần chạm vào thiết bị đeo trên người để kết nối với một nhân viên hỗ trợ dịch vụ của Aira để được hỗ trợ. 

Sự hợp tác của AT&T không chỉ nhằm mục tiêu giúp người mù có được sự kết nối thường xuyên hơn, mà còn giúp Aira có thể ưu tiên hóa về lưu lượng dữ liệu, hy vọng cung cấp được một trải nghiệm dễ đoán biết hơn cho người dùng.

PV
.
.
.