Đeo mặt nạ: Quyền của người biểu tình hợp pháp?

Thứ Năm, 19/12/2019, 10:07
Thành phố Montreal, Canada gần đây đã quyết định loại bỏ một luật lệ cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình. Được biết đến với cái tên P-6, luật địa phương này đã được áp dụng khoảng 50 năm trước trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự rối loạn công cộng ngày càng tăng.

Mặc dù một số người đã hoan nghênh động thái này, nhưng có những lo ngại từ lâu về việc đeo mặt nạ tại các cuộc biểu tình công khai cho rằng người biểu tình cần được quyền ẩn danh, bởi mặt nạ có thể được sử dụng để thoát khỏi hành vi bạo lực hoặc phá hoại, đặc biệt là từ sự nổi lên của nhóm Antifa (nhóm quá khích chống phát xít).

Trở lại năm 2012, cựu nhân viên Cảnh sát Liên bang Canada (RCMP) Patrick Webb cho biết các giới hạn đối với việc đeo mặt nạ là rất quan trọng do những người như vậy, những người thực sự không quan tâm đến việc đưa ra quan điểm mà chỉ cần đến một sự kiện để họ có thể thực hiện hành vi phạm tội, với rất ít khả năng bị trừng phạt.

Dự luật C-309, luật pháp liên bang hình sự hóa việc che giấu danh tính của một người trong một cuộc bạo loạn hoặc tụ tập bất hợp pháp, đã được thông qua vào năm 2013 để đáp trả những hành động phi pháp của những người biểu tình đeo mặt nạ trong cuộc biểu tình của sinh viên Quebec năm 2012 và cuộc biểu tình G-20 năm 2010 tại Toronto.

Lệnh cấm mặt nạ Montreal, bị đình chỉ từ năm 2016, đã chính thức bị hủy bỏ một phần vì được cho là quá hà khắc, cho phép cảnh sát nhắm mục tiêu không chỉ mặt nạ mà còn cả khăn quàng cổ và mũ trùm đầu. Ngoài ra, những người biểu tình đã phải cung cấp cho cảnh sát hành trình diễu hành của họ. "Kể từ khi được thông qua, P-6 đã được sử dụng để đàn áp quyền biểu tình của công dân Montreal", Julien Villeneuve và Lynda Khelil nhận định trên báo Gazette, nói thêm rằng quy định về mặt nạ cho phép cảnh sát nhắm vào bất kỳ loại che mặt nào mà họ cho là không hợp lý.

Luật sư Marty Moore thuộc Trung tâm Tư pháp Hiến pháp Tự do, cho rằng cần phải cân bằng giữa việc bảo vệ quyền tự do dân sự của những người muốn phản đối một cách hòa bình khỏi những người sử dụng ẩn danh để phạm tội. Marty Moore nói rằng việc đeo mặt nạ có thể được tranh luận là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận theo Hiến chương, nhưng lệnh cấm đeo mặt nạ trong một cuộc bạo loạn hoặc hội nghị bất hợp pháp có thể được chứng minh từ góc độ hiến pháp đối với các hành vi bạo lực và tội phạm được thực hiện bởi thủ phạm đeo mặt nạ.

Theo Moore, điều gây cản trở cho lệnh cấm đeo mặt nạ Montreal là nó dường như được áp dụng quá rộng rãi. "Nếu một lệnh cấm đeo mặt nạ bị hạn chế chỉ áp dụng trong các cuộc bạo loạn hoặc tụ tập bất hợp pháp (như trong Bộ luật Hình sự), thay vì áp dụng rộng rãi cho các cuộc biểu tình ôn hòa (như lệnh cấm Montreal đã làm), lệnh cấm đối với mặt nạ được thiết kế hẹp có thể biện minh là một hạn chế hợp lý trong một xã hội tự do và dân chủ", ông nói trong một email. "Các biện pháp như Bill C-309, dường như cẩn thận hơn rất nhiều để đạt được sự cân bằng phù hợp", ông nói thêm.

Sự hợp hiến của lệnh cấm đeo mặt nạ sẽ được xác định xem liệu nó có đủ cân bằng các quyền tự do biểu đạt và hội nghị hòa bình với mối quan tâm về bạo lực và tội ác của các cá nhân đeo mặt nạ hay không.

Sau các cuộc biểu tình bạo lực ở Portland hồi tháng 7 khiến 8 người bị thương, Cảnh sát trưởng Danielle Outlaw nói với các phóng viên rằng mặt nạ của một số người biểu tình khiến các sĩ quan khó xác định được nghi phạm. Theo Đài quan sát Portland, "luật thực sự sẽ rất hữu ích khi cấm đeo mặt nạ trong khi thực hiện tội phạm. Nếu bạn biết rằng bạn có thể dễ dàng được xác định, bạn có nghĩ rằng bạn sẽ có xu hướng thực hiện hành vi bạo lực hoặc phạm tội đó không? Rất nhiều người được khuyến khích bởi vì họ biết rằng họ không bị nhận dạng".

Những người theo chủ nghĩa tự do dân sự đã phản đối luật lệ, có thể hiểu được trong một thời đại khi một bức ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội của một người tham dự cuộc biểu tình phi chính trị có thể làm họ thiệt hại về vật chất. Không nghi ngờ gì nhiều người che giấu bản thân vì lý do thiện chí tại các cuộc biểu tình chính trị.

Trọng Pháp
.
.
.