Hàng trăm triệu lao động trẻ Châu Á bị tàn phá sức khỏe vì rượu

Thứ Ba, 27/02/2018, 07:38
Uống rượu đã trở thành thói quen thường thấy của người dân châu Á mỗi dịp xuân về. Ngày xuân kéo dài, lạm dụng rượu cũng gia tăng, là một lời cảnh báo đối với sức khỏe của những tín đồ đệ tử lưu linh.

Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) mới đây cảnh báo, rượu là nguyên nhân gây ra 7 loại ung thư, thực quản, ung thư miệng, gan, đại trực tràng, ung thư vú và chịu trách nhiệm cho 5 % trường hợp ung thư trên toàn thế giới. Báo cáo cũng cho biết có đủ bằng chứng cho thấy đồ uống có cồn có thể gây ung thư tụy, dạ dày và các loại ung thư khác.

Khi uống rượu, cơ thể sản sinh ra một chất độc hại được gọi là acetaldehyde. Chất này có thể gây ra ung thư bằng cách gây tổn hại gen (ADN), ngăn cản quá trình tự sửa chữa của các ADN. Acetaldehyde chính là thủ phạm trực tiếp gây ung thư đầu, cổ, thực quản. Uống rượu có khả năng gây xơ gan. Các tế bào gan khỏe mạnh sẽ bị thay thế bằng các tế bào mô xơ, cuối cùng có thể chuyển thành tế bào ung thư.

Nhậu tới bến bất chấp sức tàn phá sức khỏe của nó (ảnh chỉ có tính chất minh họa).

Tiêu thụ rượu cồn mạnh trên bàn nhậu, đặc biệt trong dịp tết cổ truyền đã khiến số bệnh nhân bị tai nạn giao thông và mắc các bệnh ung thư tăng kỷ lục ở các nước Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác-nghiên cứu của các nhà khoa học  Nhật Bản và Mỹ đăng trên hãng truyền thông AP, Tân Hoa xã thời gian gần đây.

Thông tin y học sức khỏe nhiều giá trị này là một báo động đỏ đối với những dân bợm nhậu ngày nào cũng thích "chén chú chén anh". Theo các nhà khoa học, 1/3 số người bị ung thư thực quản đến từ các quốc gia trên. Rượu cồn được biết tới như là đồ uống thường xuyên của người dân các nước trên khi tâm trạng người sử dụng vui cũng như khi buồn.

Nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng, chính chất cồn trong rượu là nguyên nhân gây ra hang loạt các bệnh về ung thư, trong đó có ung thư thực quản, vòm họng, gan, làm tăng áp huyết trong cơ thể và gây ra đột quỵ. Tất nhiên, người ham nhậu thì bao giờ cũng tăng nguy cơ bị bệnh nặng hơn những người xem rượu là thanh cảnh, thứ chỉ để giao lưu.

Khi bạn tới nhiều nước châu Á, sau giờ ăn, nhiều người đi ra ngoài với khuôn mặt phừng phừng đỏ, nguyên nhân là do trong miệng họ tràn đầy hơi rượu cồn. Những người có khuôn mặt như muốn gây gổ này là do trong cơ thể họ thiếu vắng một lượng emzym để tiêu thụ lượng cồn khi vào cơ thể, loại enzyme này theo các nhà khoa học thì nó có tên ALDH2.

Nhiều người khi thiếu loại enzyme này thì không uống được nhiều rượu, họ nhanh cảm thấy mệt mỏi, nôn mửa và khó chịu, điều này giải thích tại sao nhiều người bình thường thì hiền hòa, nhưng khi có chút men vào miệng là hay gây gổ, hét toáng. Việc những người thường bị mắc chứng đỏ mặt trên là do trong cơ thể họ chỉ được hưởng một bản enzyme do gene cơ thể sản xuất ra thay vì hai bản enzyme như những người khác.

Chính vì vậy, mỗi khi uống rượu vào là họ hay bị nóng mặt, nghiên cứu này đã được chứng minh kỹ nhiều năm của các nhà khoa học thuộc Trung tâm cồn Kurihama (Nhật Bản) do TS Akira Yokoyama chủ trì. Vị TS trên cũng cho rằng, những người hay đỏ mặt trên mà uống từ 6-10 lần rượu cồn thì nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao, so với những người mà có hai gene đầy đủ uống cùng loại rượu với tửu lượng như nhau.

Còn TS Philip J. Brooks tại Trung tâm nghiên cứu rượu cồn và Bệnh ung thư đã nói rằng, rất nhiều thông tin tác hại từ cồn chưa được nói ra, nhưng cả ông và nhà khoa học người châu Á trên đều đồng quan điểm với nhau rằng, rượu cồn làm gia tăng ung thư thực quản, đặc biệt là những người ở khu vực Đông Á bị thiếu một bản gene trên.

Theo các nhà khoa học, rất nhiều người châu Á do thiếu gene như đã nói ở trên mỗi khi uống rượu thì lượng cồn đi vào gene DNA, chất cồn có mang theo một loại hóa chất tương tự như formaldehyde, chất này gây phá hủy rất lớn, vì vậy tốt nhất là không nên uống hoặc uống ít để không bị đỏ mặt và gây nguy hiểm. Thực tế, so với các loại ung thư khác, ung thư thực quản không mắc đại trà, nhưng nó rất khó chữa trị. Trên thế giới, có nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này, khi đó 12%-1/3 bệnh nhân khi mắc bệnh chỉ sống thêm được 5 năm.

Nguyễn Minh
.
.
.