Huawei: Có kế hoạch sa thải lớn ở Mỹ

Thứ Ba, 23/07/2019, 12:49
Huawei Technologies Co. đang lên kế hoạch sa thải lớn tại Mỹ, khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp tục đấu tranh với việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen, Nhật báo Phố Wall đưa tin.


Những hoạt động sa thải dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các công nhân tại công ty con về nghiên cứu và phát triển của Huawei ở Mỹ, Futurewei Technologies. Đơn vị này sử dụng khoảng 850 người trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu trên khắp Mỹ, bao gồm cả ở Texas, California và tiểu bang Washington.

Huawei từ chối bình luận. Con số chính xác của việc sa thải không thể được xác định, nhưng dự kiến sẽ có hàng trăm người bị mất việc. Một số nhân viên Trung Quốc của Huawei tại Mỹ đã được thông báo có thể chọn trở về nhà hoặc ở lại với công ty.

Theo các nhân viên của Futurewei, họ đã phải đối mặt với các hạn chế giao tiếp với các đồng nghiệp tại văn phòng của Huawei ở Trung Quốc sau quyết định của Bộ Thương mại Mỹ ngày 16-5 khi đưa Huawei vào được gọi là “danh sách thực thể”, điều này đã chặn các công ty cung cấp công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho Huawei mà không có giấy phép. Một số nhân viên đã được thông báo về việc sa thải của họ, trong khi những cắt giảm theo kế hoạch bổ sung có thể được công bố sớm hơn.

Việc sa thải theo kế hoạch là thất bại mới nhất của Huawei sau khi bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Điều này đã hạn chế khả năng Huawei mua các linh kiện và phần mềm quan trọng của Mỹ cho các sản phẩm của mình, bao gồm điện thoại thông minh và trạm gốc di động phổ biến bên ngoài Mỹ mà Huawei đã mua công nghệ Mỹ trị giá 11 tỷ đô la vào năm ngoái.

Một sự  nới lỏng dành cho Huawei dường như đã xuất hiện sau khi Tổng thống Trump nói ở Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, vào tháng trước rằng ông sẽ cho phép một số xuất khẩu công nghệ cho công ty tiếp tục. Bắc Kinh coi việc nới lỏng các hạn chế đối với Huawei là tiền đề cho bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Washington.

Hôm 9-7, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết Mỹ sẽ bắt đầu cấp giấy phép xuất khẩu cho các nhà cung cấp sỉ của Huawei không có rủi ro an ninh quốc gia. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã kêu gọi các nhà cung cấp Mỹ nộp đơn xin giấy phép. Mỹ nói rằng thiết bị Huawei có nguy cơ an ninh vì công ty viễn thông khổng lồ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các yêu cầu từ Chính phủ Trung Quốc để thay mặt gián điệp mạng. Huawei cho biết họ là một công ty độc lập không có quan hệ với chính phủ và đã thách thức các quan chức Mỹ cung cấp bằng chứng về hoạt động gián điệp.

Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp điện thoại thông minh số 2, trên Apple Inc. và chỉ sau Samsung Electronics Co. Nhưng mặc dù có vị trí thống lĩnh tại nhiều thị trường, công ty vẫn bị cấm bán thiết bị của mình cho chính các nhà mạng Mỹ sau báo cáo Quốc hội năm 2012 cho biết đây có thể là một rủi ro an ninh. Huawei đã phủ nhận điều này.

Tại Mỹ, Huawei có khoảng 1.500 nhân viên, chủ yếu đảm nhiệm việc bán thiết bị cho các nhà mạng không dây ở nông thôn trên cả nước, trong khi những người khác nghiên cứu cho một loạt các công nghệ tại Futurewei. Huawei sử dụng hơn 180.000 người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những người này cho biết các nỗ lực nghiên cứu trong tương lai có thể bị ảnh hưởng vì nghiên cứu của Futurewei hầu hết có chứa công nghệ của Mỹ.

Theo luật về danh sách thực thể, bất kỳ ai chuyển bất kỳ công nghệ nào của Mỹ sang Huawei đều bị cấm, Kevin Wolf, một đối tác tại Công ty luật Akin Gump, cho biết. 

Ngoài danh sách đen của Mỹ, Huawei cũng đang đấu tranh với cáo trạng của Mỹ về các cáo buộc liên quan đến trộm cắp tài sản trí tuệ và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. 

Trong khi đó, các quan chức Mỹ đã vận động các đồng minh trên khắp thế giới để ngăn chặn Huawei tham gia vào các buổi giới thiệu mạng 5G của họ. Nỗ lực đó đã có thành công hỗn hợp.

Các nhà phân tích nói rằng danh sách thực thể đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Huawei do sự phụ thuộc vào chip của Mỹ và công nghệ khác. Người sáng lập Huawei Ren Zhengfei cho biết vào tháng trước rằng biện pháp này sẽ khiến Huawei mất 30 tỷ đô la doanh thu trong năm nay và năm tới. Và doanh số điện thoại thông minh quốc tế của công ty đã giảm 40% trong tháng sau khi danh sách đen được công bố, mặc dù sự suy giảm đã được che giấu bớt. Huawei đã có hơn 100 tỷ đô la doanh thu năm ngoái, theo báo cáo hàng năm.

Hôm 12-7, Chủ tịch Huawei Howard Liang cho biết trong một cuộc họp báo rằng công ty vẫn chưa thấy bất kỳ lợi ích nào từ cam kết đẩy lùi các hạn chế xuất khẩu của Tổng thống Donald Trump, và nói rằng công ty Trung Quốc nên được loại bỏ hoàn toàn khỏi danh sách thực thể.

Điện thoại thông minh Huawei chạy trên hệ điều hành Google Android và trong số các hạn chế khác, danh sách thực thể ngăn Google cấp phép phần mềm trên các mẫu điện thoại Huawei trong tương lai. 

Mặc dù Huawei đang làm việc trên hệ điều hành thay thế của riêng mình, được gọi là Hongmeng, ông Ren cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với một tờ báo của Pháp rằng nó ban đầu được thiết kế cho các mạng viễn thông và nói rằng "chúng tôi chưa có kế hoạch rõ ràng để phát triển một hệ sinh thái phần mềm xung quanh hệ điều hành".

Kim Thu
.
.
.