Mỹ không từ bỏ đe dọa thuế quan

Thứ Tư, 20/03/2019, 14:17
Mỹ cần phải duy trì mối đe dọa áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trong nhiều năm, ngay cả khi Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại tốn kém, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói với các nhà lập pháp vào ngày 27-2.


Mỹ và Trung Quốc vẫn đang nỗ lực để tiến tới một hiệp ước không chỉ chấm dứt tranh chấp, mà còn để đảm bảo bất kỳ thỏa thuận nào được đáp ứng, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ đã nói với Ủy ban Cách thức và Phương tiện của Hạ viên vào ngày 27-2 tại phiên điều trần về các vấn đề Mỹ-Trung.

“Cần tiếp tục”

Trong những bình luận công khai đầu tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump trì hoãn thời hạn hơn 2 lần tăng thuế quan đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, ông Lighthizer đã nêu chi tiết một con đường dài phía trước để đại tu các thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 

“Thực tế là đây là một thách thức sẽ diễn ra trong một thời gian dài, rất lâu”, ông Light Lighthizer nói. Trước đó, ông nói rằng ông không dại dột để tin rằng một cuộc đàm phán duy nhất sẽ thay đổi mối quan hệ thương mại song phương ngày càng chua chát.

Đại diện Thương mại Mỹ - Robert Lighthizer. 

Ông Lighthizer bảo vệ việc chính quyền Trump sử dụng thuế quan, nói rằng chúng là công cụ duy nhất thúc đẩy Trung Quốc thực hiện những thay đổi lớn về cấu trúc mà ông Trump và nhiều nhà lập pháp đang tìm kiếm. “Nếu có sự bất đồng ở cấp độ của tôi, Mỹ sẽ hành động tương xứng nhưng đơn phương”, ông Lighthizer nói.

Mối đe dọa liên tục về thuế quan sẽ là tin tức đáng thất vọng cho các ngành công nghiệp và nhà đầu tư liên quan tới Trung Quốc. Những người này hy vọng các cuộc đàm phán gần đây giữa Bắc Kinh và Washington sẽ chấm dứt sự không chắc chắn và gián đoạn gây ra bởi cuộc chiến thương mại. 

Nhưng những phát biểu của ông Lighthizer hôm 27-4 dường như để cảnh báo thị trường đừng quá kỳ vọng vào một thỏa thuận sắp xảy ra. Ngay lập tức, bình luận của ông đã khiến các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ rơi vào vùng tiêu cực.

Thị trường vốn cổ phần toàn cầu đã tăng sau khi ông Trump cho biết sẽ trì hoãn thời hạn ngày 1-3 đối với việc tăng thuế lên 25% từ 10% và cho biết ông sẽ sớm gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để hoàn tất thỏa thuận. Michael Antonelli, Giám đốc điều hành tại Robert W. Baird ở Milwaukee, cho biết một thỏa thuận không đạt được trong tương lai gần cũng đủ để khiến thị trường bị bán tháo.

Thách thức lớn nhất

“Các vấn đề Mỹ phải đối mặt với Trung Quốc là những vấn đề quá nghiêm trọng để có thể giải quyết bằng cách hứa sẽ mua thêm hàng hóa của Mỹ. Mà thay đổi cấu trúc thương mại của Trung Quốc là điều cần thiết”, ông Lighthizer nói. Ông Lighthizer cho biết Mỹ cần một nỗ lực lâu dài để đảm bảo các thay đổi quan trọng từ Trung Quốc.

Trung Quốc đã đề nghị mua thêm 1,2 nghìn tỷ đô la sản phẩm của Mỹ trong vòng 6 năm, những người quen thuộc với các cuộc đàm phán đã nói. Điều này sẽ được chào đón từ phía nông dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuế quan trả đũa của Bắc Kinh. 

Nhưng các nhà lập pháp đã thúc giục chính quyền Trump không cho phép Trung Quốc mua quá lớn vì có thể đánh lạc hướng việc ông đang theo đuổi là chấm dứt các hoạt động thương mại không công bằng từ Bắc Kinh. 

“Trung Quốc đại diện cho thách thức nghiêm trọng nhất mà các nhà hoạch định chính sách thương mại của Mỹ phải đối mặt và sự hỗ trợ của Quốc hội là rất quan trọng để Trung Quốc thấy rằng mối quan tâm của Washington nghiêm trọng đến mức nào”, ông Lighthizer cho biết hôm 27-2.

Mỹ đã cáo buộc Bắc Kinh ép các công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc phải chia sẻ công nghệ của họ với các đối tác địa phương và bàn giao bí mật sở hữu trí tuệ. Trung Quốc phủ nhận việc tham gia vào các hành động như vậy. 

Các quan chức chính quyền của Trump cũng phản đối các hàng rào phi thuế quan ở Trung Quốc, như trợ cấp công nghiệp, quy định, thủ tục cấp phép kinh doanh, đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm và các hành vi khác mà họ cho rằng đã giữ hàng hóa của Mỹ ở bên ngoài Trung Quốc, hoặc tạo lợi thế không công bằng cho các công ty trong nước.

Sẽ đơn phương hành động?

Ông Lighthizer hôm 27-2 nói rằng trong khi một số tiến bộ đã được thực hiện trong các cuộc đàm phán, Mỹ cần có khả năng thực hiện hành động đơn phương để thực thi bất kỳ thỏa thuận nào. “Tôi tin rằng điều này sẽ giải quyết tất cả các vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc”, ông Lighthizer nói. “Chúng tôi sẽ trở lại đây và giải quyết các vấn đề, luôn luôn hướng về tương lai”. 

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, được coi là tâm điểm của cuộc tranh chấp, đã lên tới 323,32 tỷ USD vào năm ngoái, con số lớn nhất được ghi nhận kể từ năm 2006.

Mỹ đang tìm kiếm các cuộc họp hàng tháng cho các quan chức cấp thấp hơn, các cuộc họp hàng quý cho các thứ trưởng và các cuộc họp nửa năm ở cấp bộ trưởng cho quá trình thực thi, ông Lighthizer nói.

Ông này cũng cho biết Mỹ đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc phá giá cạnh tranh tiền tệ như một phần của cuộc đàm phán. Trong khi các nhà lập pháp từ các quốc gia nông nghiệp lớn chia sẻ rộng rãi sự hỗ trợ của họ cho một thỏa thuận giải quyết các vấn đề cốt lõi này, họ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động của thuế quan. Nông dân Mỹ là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự trả đũa từ Trung Quốc, thị trường hàng đầu cho nhiều sản phẩm của họ.

Ông Lighthizer cho biết đoàn đàm phán phía Mỹ đang thúc đẩy Trung Quốc cam kết thực hiện các giao dịch mua sản phẩm mới của Mỹ, bao gồm đậu nành, ngô, ethanol và bông. “Kế hoạch mua hàng được thiết kế để đảm bảo nhu cầu trong tương lai”, ông nói. “Hy vọng của chúng tôi là nếu bạn tăng doanh số nông nghiệp đó, bạn sẽ tạo ra những khách hàng mới và kết quả đạt được trong nhiều năm và hàng năm tiếp theo”.

"Vừa xoa vừa đấm"

Trước đó, Tổng thống Mỹ Trump vào hôm 24-2 đã xác nhận rằng quan hệ Mỹ-Trung đang tốt đẹp lên; đồng thời thông báo gia hạn áp dụng tăng thuế quan trên hàng nhập từ Trung Quốc, ban đầu dự kiến vào ngày 1-3. 

Trong một tin nhắn Twitter cuối ngày 24-2, Tổng thống Mỹ đã nói đến những tiến bộ đáng kể trong cuộc đàm phán thương mại và cũng thông báo khả năng một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở tư dinh Mar-e-Lago của ông, để đúc kết một thỏa thuận. 

Trong khi chờ đợi, ông Trump đình chỉ việc tăng thuế trên 200 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc mà trên nguyên tắc sẽ áp dụng từ ngày 1-3.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, được coi là tâm điểm của cuộc tranh chấp, đã lên tới 323,32 tỷ USD vào năm ngoái, con số lớn nhất được ghi nhận kể từ năm 2006. Thuế quan nhập khẩu bình quân của Trung Quốc, 3,5%, là mức cao nhất trong số những quốc gia công nghiệp hàng đầu, dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, dù mức thuế quan của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm mạnh trong suốt 20 năm qua.

Theo Reuters, Mỹ và Trung Quốc đang soạn thảo Biên bản ghi nhớ (MOU) về trộm công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, nông nghiệp và các rào cản phi thuế quan đối với thương mại, gồm cả trợ cấp.

Vinh Trang
.
.
.