Nhức đầu vì giàn khoan dầu cũ

Thứ Tư, 09/11/2016, 11:45
Các nước ven biển trên thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề bực mình: xử lý hàng ngàn giàn khoan dầu cũ thế nào khi chấm dứt hoạt ðộng khoan dầu.

Vấn ðề này trở nên một thách thức không nhỏ, sau sự bùng nổ các giàn khoan dầu trên biển trong 20 nãm qua là nhiều giàn khoan dầu-khí ðến tuổi “hýu”.

Một số chuyên gia cảnh báo “một cuộc khủng hoảng phân rã giàn” với hơn 6.000 giàn sẽ là đồ cũ kể từ năm 2025. Tại nhiều quốc gia, biện pháp chuẩn yêu cầu di dời giàn khoan khỏi vùng biển. Nhưng các chuyên gia ngày càng khuyến khích để yên giàn khoan trên biển và dùng chúng như bãi san hô nhân tạo.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh vài giàn khoan có thể lưu giữ đời sống biển đa dạng, và họ tin tưởng có thể để yên các giàn khoan trên biển, nếu chúng được rửa sạch vật liệu độc hại. Việc để yên này thường ít tốn tiền hơn là di dời chúng, một qui trình phức tạp có thể tốn hàng trăm triệu USD đối với những cấu trúc lớn ở vùng biển xa bờ.

Khi các nhà phân tích ước tính khoảng 60 giàn khoan sẽ sớm được phân rã, chính quyền Úc đã phát triển một chủ trương về cách sử dụng chúng. Các qui định hiện nay thiên về tháo bỏ, nhưng các qui định này có thể sẽ thay đổi, khi cuối năm nay, Canberra sẽ hoàn tất việc xem xét nên để yên hoặc tháo bỏ các giàn khoan cũ. Một báo cáo hồi tháng 11-2015 của Bộ Công nghiệp, phát minh và khoa học Úc đã phát hiện một “sự thiếu rõ ràng” quanh chủ trương và các qui định tháo rời các cơ sở dầu khí ngoài khơi.

Báo cáo này cung cấp một danh sách khả năng tái sử dụng giàn khoan, gồm “xây bãi san hô nhân tạo, lập cơ sở nghiên cứu đại dương, công nghệ năng lượng tái sinh và khu du lịch lặn biển”.  Báo cáo viết: “Giải pháp tháo dời sẽ không tạo được kết quả tối ưu trong tất cả các kịch bản hoặc làm tối ưu các tác động kinh tế,môi trường và xã hội”.

Giáo sư David Booth, một chuyên gia sinh thái biển người Úc ở Đại học Công nghệ Sydney, đã phản đối biện pháp “một kiểu vừa cho tất cả”, và ông đề nghị chính quyền nên kiểm tra từng giàn khoan, để quyết cái nào nên tháo bỏ, phân rã một phần hoặc để yên nó trên biển.

Giáo sư Booth nói việc quyết định để yên giàn khoan trên biển có thể tùy thuộc vị trí của nó, độ sâu của biển, để yên trong bao lâu và phát triển đời sống biển thế nào quanh giàn khoan. Phát biểu trên báo The Straits Times, ông Booth cho biết: “Một vật đã nằm ở vùng nước nông suốt 40 năm, san hô bao quanh và có nguồn cá lớn vốn thường không tìm thấy ở đó thì đấy là một nơi ở có thể có ích”.

Giáo sư Booth nói các chủ giàn khoan nên bắt đầu xem xét hướng tháo bỏ chúng trước khi chúng hết hạn sử dụng, gồm tiến hành kiểm tra dài hạn đời sống biển quanh các giàn khoan.

K.Hương (theo The Straits Times)
.
.
.