Những chiêu kinh doanh "độc nhất vô nhị" đất Hà thành

Thứ Năm, 14/08/2014, 11:00

Nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại không còn đơn giản là "ăn ngon, mặc đẹp" mà phải là "mặc sang, ăn lạ". Xuất phát từ nhu cầu ấy, nhiều nhà kinh doanh đã nghĩ ra đủ chiêu trò để hút khách. Nào là "Cửa hàng mậu dịch", với những đồ ăn, không gian của thời kỳ bao cấp. Hay "cà phê Pet" (Cà phê bò sát) lại hướng tới những đối tượng khách hàng yêu động vật, yêu thiên nhiên. "Cà phê bao cao su", "quán ăn toilet" lại hướng vào những khách hàng tuổi teen ưa lạ, độc…

"Cửa hàng mậu dịch" tái hiện sinh động cuộc sống thời bao cấp

Ý tưởng sẽ mở một cửa hàng ăn uống như thời bao cấp xuất phát từ những câu chuyện được nhắc đi nhắc lại nhiều lần của ông bà và bố mẹ anh Phạm Quang Minh, 52 tuổi, khu tập thể quân đội, Nam Đồng (Hà Nội). Bản thân anh Minh cũng đã từng phải sống trong những năm tháng đói khổ nên rất muốn thế hệ đi sau biết được những gì mà thế hệ trước đã trải qua.

Để biến ý tưởng độc đáo đó thành hiện thực, anh Minh đã phải mất 10 năm chuẩn bị. Trong 10 năm đó, anh Minh vừa làm công việc của mình vừa bỏ thời gian để tìm mua những vật dụng cũ của thời bao cấp. Anh Minh tâm sự: "Hầu hết những đồ dùng đó đều không còn giá trị sử dụng và thường thì nó sẽ được bỏ đi. Thế nhưng, gia đình nào đã có ý định giữ lại, chứng tỏ họ cũng rất hoài cổ, muốn lưu giữ những kỷ vật của một thời khó khăn. Vậy nên để có thể sở hữu được những món đồ đo,á tôi thường phải bỏ ra không ít tiền để mua lại. Nhưng cũng có những người sau khi biết tôi có ý tưởng ấy đã tự nguyện đem đến tặng".

Khách hàng đến với "Cửa hàng mậu dịch" rất phong phú. Những người trẻ thì đến với một thái độ tò mò, muốn khám phá. Những người già thì muốn đến đó để được sống lại một thời đói khổ xa xưa. Có những bậc cao niên, khi đặt chân đến quán, được nhìn ngắm, được chiêm ngưỡng những thứ thân thuộc từng gắn bó với mình khi xưa đã không kìm được nước mắt.

Bà Nguyễn Thị An, 74 tuổi (khu tập thể Trại Găng, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chia sẻ rằng: "Xã hội hiện đại chả còn thiếu thứ gì nữa. Chính vì thê,ë nhiều thanh niên không còn biết trân trọng những gì mà mình đang có. Mỗi lần tôi muốn dạy các cháu của mình phải tiết kiệm là tôi lại dẫn chúng đến quán này. Tôi chỉ cho chúng biết thời trước ông bà, bố mẹ chúng đã phải sống khổ sở đến thế nào. Từ đo,á chúng sẽ hiểu mà trân trọng cuộc sống hơn".


Quán được trưng bày rất nhiều những vật dụng của thời bao cấp: từ chiếc cân bàn Liên Xô, đến chiếc xe đạp Phượng Hoàng, những chiếc chạn bát bằng gỗ đã mối mọt, đôi dép cao su, chiếc kẻng bằng vỏ bom… Không gian của quán thực sự đã gợi lên cảm giác rất thân thuộc. Những ai đã từng sống trong thời kỳ bao cấp đến đây đều thấy được cuộc sống của mình trước đó.

Không chỉ có cách trang trí, bày biện mang ý tưởng hoài niệm, mà ngay cả thực đơn của quán cũng rất đậm chất "bao cấp": dưa xào tóp mỡ, bánh đúc chấm tương, rau sống chấm nước chưng tóp mỡ, cơm độn sắn, độn khoai.

Không chỉ có khách trong nước, mà những người khách ngoại quốc cũng rất thích thú khi được tới quán để khám phá cuộc sống về một thời đói khổ của con người Việt Nam. "Đã kinh doanh ai cũng muốn mang về cho mình nhiều lợi nhuận nhất. Nhưng với tôi, cái quan trọng hơn cả chính là đã giúp được nhiều người biết nhìn về quá khứ, để trân trọng hơn cuộc sống hiện tại" - anh Minh bộc bạch.

"Uống" cà phê bao cao su và "ăn" cơm toilet

Có lẽ chưa cần biết chất lượng đồ uống của quán thế nào, nhưng chỉ cần nghe tới tên quán "Cafe comdon" (cà phê bao cao su) cũng đã khiến nhiều người tò mò và muốn một lần mục sở thị khám phá. Nằm lặng lẽ trong một ngõ nhỏ trên đường Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội nhưng quán Cafe comdon lúc nào cũng tấp nập khách vào ra.

Chủ quán cà phê độc đáo này là anh Trần Quang Tuấn, người đã từng có thời gian dài làm việc ở phương Tây. Theo anh Tuấn chia sẻ thì mô hình này ở phương Tây rất được ưa chuộng. Điều đặc biệt là, quán không chỉ bán cà phê, mà còn vừa kinh doanh vừa tuyên truyền về tình yêu, tình dục an toàn.

Khách có thể được tư vấn về tình dục an toàn.

Khách đến quán có thể đơn thuần uống cà phê nhưng cũng có khách đến là để được nghe chủ quán tư vấn về các biện pháp phòng tránh thai và tình dục an toàn. Vợ anh Tuấn là bác sĩ Khoa sản của Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài thời gian ở  bệnh viện, chị cũng tham gia cùng chồng tư vấn cho khách.

Anh Nguyễn Minh Lộc, một khách hàng chia sẻ: "Người Việt mình vẫn còn rụt rè khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm. Vẫn còn khối người khi đi mua bao cao su còn phải dùng khẩu trang, lén la lén lút như đang làm việc bất minh. Thế nên việc mở quán cà phê bao cao su, vừa bán đồ uống vừa bán đồ "người lớn" là rất thuận tiện. Người ta đường hoàng vào quán mà không thấy ngại. Vào rồi nếu muốn tư vấn gì thì chỉ cần gặp chủ quán là ok thôi".

Với lợi thế đó nên quán của anh Tuấn lúc nào cũng rất đông khách.

Đã từng có thời gian du học nước ngoài nên cô chủ quán thuộc thế hệ 9X, Nguyễn Lan Anh rất bạo dạn khi quyết định mở một cửa hàng cà phê kiêm đồ ăn nhanh, trong đó mọi vật dụng từ ghế ngồi đến cốc chén, bát đĩa đều mô phỏng "thế giới thu nhỏ trong nhà vệ sinh".

Tất cả ghế và bát đều có hình bồn cầu. Cốc uống nước thì hoặc có hình của một chiếc bô dành cho đàn ông hoặc là một hình gì đó rất nhạy cảm. Tất cả những vật dụng đó đều được chủ quán đặt mẫu thiết kế và sản xuất riêng. Chính vì sự độc đáo rất "dị" đó nên mặc dù quán chỉ mới khai trương nhưng đã là điểm đến của rất nhiều các bạn trẻ.  

Những chiếc bát mang hình bồn cầu rất bắt mắt.

Đối với giới sành bia đất Hà thành, ít ai không biết quán bia Laru, đường ven hồ Tây. Với thiết kế vô cùng đặc biệt. Mặt tiền nhìn thẳng ra hồ Tây lộng gió nhưng đồ đạc gần như chỉ là những phế liệu bỏ đi: Bàn ghế được ghép từ những miếng copa bỏ đi, những chiếc thùng phuy rỉ sét hoặc chỉ là những miếng ván cũ kỹ. Điều đặc biệt hơn cả những vật dùng này  được bài trí khá "lủng củng", theo những nhân viên thì đây là cách sắp đặt có ý tưởng của ông chủ. Tường của mặt tiền, trong phòng đều được các họa sĩ vẽ những hình thù cực dị.

Được biết, chủ của quán bia đặc biệt này mới chỉ 30 tuổi, đã từng tốt nghiệp đại học ngành Kiến trúc. Với cách tiếp cận những khách hàng có xu hướng nghệ thuật, thích âm thanh, hình khối và màu sắc đặc biệt.

Nhân viên tên Minh chia sẻ: "Quán của nhà em chủ yếu khách uống bia từ 4 giờ chiều cho đến tận đêm khuya. Đồ uống ở đây chủ yếu là bia, toàn những hãng bia tên tuổi. Nhà hàng không chỉ được thiết kế dị, mà ánh sáng cũng được bài trí khá cầu kỳ và khác lạ. Người đến uống bia có nhu cầu trò chuyện sẽ được xuống hầm khá kín đáo. Còn muốn sôi động sẽ lên các tầng có mặt tiền nhìn ra Hồ Tây, nhạc chủ yếu nghe rock và có nghệ sĩ DJ thể hiện.

Vừa uống cà phê vừa chơi cùng bò sát

Bên cạnh những kiểu kinh doanh độc đáo nhằm vào những thực khách có xu hướng tĩnh lặng, hoài cổ ở Hà Nội lại xuất hiện dạng kinh doanh có phần "dị". Chắc hẳn ít người được ngồi nhâm nhi tách cà phê, dùng đồ ăn nhẹ bên cạnh những con nhện đầy lông lá gớm ghiếc, những con rắn đủ màu, những con kỳ nhôn, kỳ đà đầy gai góc nằm hiền lành trên đùi.

Đã từng được nghe đâu đó qua bạn bè nhưng khi đặt chân vào Pet Café, chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng, đôi chút lạnh gáy. Quán cà phê 132 đường nước Phần Lan, Tứ Liên, Hà Nội khá với cái tên rất giản dị "Pet Café" được trang trí khá độc đáo. Giấy dán tường màu vân gỗ, những chiếc bàn đá, đặc biệt là những ô kính nuôi rắn, nhện, kỳ đà, kỳ nhông, rồng xanh nằm phơi mình dưới ánh sáng đủ màu sắc của ánh đèn trang trí.

Chủ quán tên Nghĩa là một tay chơi Pet nổi tiếng đất Hà Thành. Vừa đặt cốc cà phê xuống bàn, Nghĩa ôm chú kỳ đà có bộ da sặc sỡ ngồi cạnh. Nghĩa nở nụ cười thân thiện: "Các bạn đừng sợ, nhìn dữ dằn nhưng thực chất rất hiền, không bao giờ làm hại ai cả. Đã gọi là quán cà phê Pet thì tất nhiên khách hàng phải được sờ mó, giao tiếp với những thú cưng ở đây chứ".

Ở Pet Café của Nghĩa có tới 25 loài khác nhau, như: rắn, nhện, rồng xanh, kỳ đà, rồng đỏ, rồng xanh, kỳ nhông… Vì không gian hạn chế Nghĩa chỉ trưng bày những con loài đặc biệt nhất để khách tham quan.

Bên cạnh ý nghĩa kinh doanh, thu hút những khách hàng thích cảm giác mạnh, yêu thiên nhiên, ông chủ này còn cho nuôi ý tưởng mong muốn nhiều người hiểu và ý thức bảo vệ động vật hoang dã. Anh bảo, muốn khác, uống cà phê có cảm giác thật sự thân thiện nhất với thiên nhiên.

Loại hình này quả thực không phải không có nhưng để vừa uống cà phê vừa vuốt ve, ngồi cùng con vật đặc biệt thì không phải ở đâu cũng có. "Ở đây cứ cuối tuần ở đây là rộn tiếng học sinh. Biết được  có nhiều loài động vật la,å các thầy cô giáo đã cho các em đến thực tế, tìm hiểu. Ban đầu em nào cũng thấy sợ hãi nhưng dần dần cảm thấy rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến các con vật mà chúng chỉ được nhìn qua sách báo" - Nghĩa tự hào.

Nghĩa nói, mục đích mở quán Petcafé là muốn chia sẻ niềm đam mê, đồng thời đây là cách tốt nhất để hiểu thêm về các loài bò sát. Khi người ta có cơ hội tiếp xúc với kỳ đà, rồng, rắn, thậm chí có thể bế chúng trên tay thì suy nghĩ của chúng ta về các loài vật sẽ thay đổi

Quang Anh
.
.
.