Những dự báo tiêu điểm Châu Á trong năm 2012

Thứ Sáu, 03/02/2012, 18:33

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, năm 2012 sẽ là một năm đầy thú vị đối với Châu Á. Khu vực này đang tiếp tục củng cố vai trò nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi toàn cầu. Các quốc gia Châu Á đang phát triển bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế chủ chốt ở khu vực Đông Nam Á, vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ trái ngược với đà tăng trưởng "thiếu máu" ở các nền kinh tế tiên tiến so với cùng kỳ.

Nhưng năm 2012 cũng hứa hẹn là một năm đầy các thách thức chính trị và những thử thách mới trong việc phát triển. Dưới đây là 12 xu hướng ở Châu Á đang được quan tâm trong năm 2012, mời qúy vị độc giả tham khảo:

Những rủi ro chính trị mới

Người ta thường nói rằng, ở Châu Á, kinh tế đang được kiểm soát. Song một bài học từ những cuộc đấu tranh hiện nay ở Châu Âu lại đề cập nhiều đến yếu tố chính trị (đặc biệt là tình hình chính trị trong nước Đức) những vấn đề có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai kinh tế và tài chính của Châu Âu. Dĩ nhiên Châu Á không phải là Châu Âu nhưng nền chính trị tại Châu Á lại chứa đầy sóng gió trong năm 2012. Các kết quả bầu cử và dàn xếp tỷ lệ thành công có thể làm khuấy đục các thị trường đem đến nhiều quyền lực hơn cho các chính phủ (hoặc ngược lại) cam kết cải cách thể chế, quy định và cải cách liên quan đến thương mại, đồng thời có thể tạo ra các căng thẳng quốc tế ở tầm lớn hơn.

Ba cuộc bầu cử ở Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ có các ứng viên và các bên tham gia với các ưu tiên và chính sách đặc trưng. Và bộ sậu lãnh đạo của Triều Tiên có thể sẽ vẫn duy trì quyền lực của họ, song phải lèo lái đất nước theo một hướng khác, có thể xảy ra những đấu đá trong nội bộ và những thách thức rộng lớn hơn đối với láng giềng của Bình Nhưỡng. Dự báo cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra sẽ hồi hương sau thời gian sống lưu vong. Dự báo các rủi ro chính trị sẽ đẩy cao vào năm 2014, khi Ấn Độ và Indonesia tổ chức bầu cử. 

Một châu Á tiến chậm lại?

Châu Á đã duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh của chính sách "thắt lưng buộc bụng" từ Châu Âu và đà tăng trưởng chậm chạp ở Mỹ. Nhưng những thách thức mới đang manh nha nổi lên khi hầu hết các nền kinh tế ở Châu Âu phụ thuộc vào xuất khẩu của Châu Á. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo rằng "những rủi ro nhược điểm sẽ lớn hơn nhiều vào năm 2012" vì vẫn còn mối đe dọa suy thoái ở Mỹ và Châu Âu cũng như các khách hàng tiềm năng của dòng vốn bất ổn.

Từ mô hình này sang mô hình khác?

Hiệp định thương mại ưu đãi (PTA) đã nở rộ ở Châu Á. Và Mỹ (cuối cùng) đã bước vào cuộc cạnh tranh thương mại vào năm 2011 theo một cách thức đầy đủ hơn bằng mối quan hệ "Đối tác xuyên Thái Bình Dương" (TPP), một nỗ lực khiêm tốn trong số các thành viên của diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) để di chuyển vượt ra ngoài sự đồng thuận quyết định. TPP chắc chắn có tiềm năng đáng kể.

Nhưng các nhà phê bình như Jagdish Bhagwati, thì TPP "bao gồm rất nhiều chương trình nghị sự không hề liên quan đến thương mại, chẳng hạn như tiêu chuẩn lao động và hạn chế việc sử dụng các kiểm soát tài khoản nguồn vốn" đã ngăn cản mối quan hệ thành viên của Trung Quốc. Bắc Kinh chỉ trích rằng TPP là một phần chiến dịch của Mỹ có "bao hàm" Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã xúc tiến thương hiệu "riêng" PTA trên toàn khu vực ASEAN, Pakistan, Singapore v.v... Vòng đàm phán Doha đang đi rất nhanh, vì vậy các cuộc tranh luận sẽ được tăng cường vào năm 2012 về những loại thỏa thuận có ý nghĩa khi mà các thỏa thuận thương mại toàn cầu tiếp tục chững lại.

Mỹ có thể nói và đi kèm hành động hay không? 

Theo bản kế hoạch đề xuất ra trong năm 2011 thì Washington đề xuất một chiến lược về "trục" từ Mỹ đến Châu Á. Nhưng thực tế là các "trục" phần lớn đã phản ánh chính sách từ lâu của Mỹ ở Châu Á và được neo ở các cột trụ chính sách và chiến lược trong vòng vài thập niên trở lại đây. Một vấn đề lớn hơn cho các đối tác của Washington ở Châu Á là Mỹ - cho tất cả các thế mạnh vốn có của họ - vẫn không có hành động kinh tế của riêng mình.

Do đó vấn đề chiến lược chính cho phần lớn khu vực Châu Á là liệu Mỹ có khả năng phục hồi nền kinh tế cùng các địa chỉ thâm hụt tài chính và triển vọng phát triển của nó hay không? Các vị trí tài chính và kinh tế của Mỹ sẽ yếu hơn vào năm 2012, sự suy ốm của Mỹ sẽ là tương lai rực rỡ cho cả Châu Á.

Bầu trời ảm đạm tại Ấn Độ

Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chậm hơn vào năm 2012, và đó là một trong nhiều nguồn u ám về các triển vọng của Ấn Độ. Các cải cách thuế, lương hưu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã bị đình trệ. Chỉ số chứng khoán SENSEX của Mumbai từng tụt xuống mốc tồi tệ nhất thế giới trong năm 2011, giảm từ 20.561,05 điểm vào ngày 3/1/2011 xuống còn 15.175,08 điểm vào ngày 19/12/2011. Liệu các chính trị gia Ấn Độ sẽ táo bạo hơn vào năm 2012? Khó xảy ra. Các cuộc bầu cử nhà nước đặc biệt là ở bang Uttar Pradesh đã gần như chắc chắn khiến cho các chính đảng phải trở nên thận trọng hơn.

Với một vài ngoại lệ, các thị trường (và nhiều người trong tầng lớp chính trị Ấn Độ) sẽ thể hiện u ám hơn thậm chí các câu hỏi đặt ra càng khó trả lời hơn, rằng quỹ đạo của Ấn Độ sẽ như thế nào vào năm 2012?

Ai chia tay với cải cách?

Nhưng Ấn Độ cũng không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với việc tăng cường giám sát của quỹ đạo cải cách vào năm 2012, mà cả Việt Nam và Indonesia cũng thế, đặc biệt là nguồn vốn FDI, cải cách pháp lý, cải cách tài chính cũng sẽ bị đình trệ và cho thấy có rất ít dấu hiệu của sự phục hưng. Nhưng dấu hỏi lớn nhất là sự cải cách ở Trung Quốc. Ví dụ một số người ở Bắc Kinh lập luận rằng Trung Quốc hiện tại các cách "cải cách thiếu sức sống" làm trầm trọng hơn bởi một quá trình chuyển đổi chính trị mang tính nhạy cảm.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang dần thể hiện sự thận trọng, đang có xu hướng phân chia sự khác biệt giữa các nhóm cạnh tranh trong chính thể Trung Quốc. Kết quả là hình thành một sự thiên vị mạnh mẽ đối với thay đổi chính sách gia tăng chứ không phải là những cải cách mang tính táo bạo. Malaysia có thể là một trong những điểm sáng trong năm 2012, nước này bắt đầu áp dụng các yếu tố từ thập niên 1970 trong phát triển đất nước gọi là "Chính sách kinh tế mới".

Cơ hội cho Myanmar tại ASEAN

Liệu những cải cách chính trị tại Myanmar có phải là một bước đột phá hay không? Như chính sách giải phóng tù nhân, tương lai của Liên hiệp quốc trong việc tham gia hợp pháp hoá dân chủ cho đất nước này và tham vọng của bà Aung San Suu Kyi trong việc chạy đua bầu cử quyền lực. Nhưng một dấu chấm hỏi sẽ làm thay đổi bộ mặt của khối ASEAN. Việc cân bằng vai trò của các siêu cường quốc ở phía Bắc là Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đã cung cấp một động lực để xây dựng nên cộng đồng ASEAN.

Các thành viên sáng lập ASEAN mong muốn 10 quốc gia tham gia vào một lực lượng gắn kết nhằm giúp cân bằng với Trung Quốc. Không giống như Việt Nam, Myanmar gia nhập vào ASEAN vào năm 1997 (Việt Nam gia nhập trước đó 2 năm). Hiện tại dự báo Myanmar sẽ trở thành Chủ tịch ASEAN vào năm 2014.

Các tập đoàn Trung Quốc chinh Tây 

Bắc Kinh hiện đang ngồi trên số tiền 3 nghìn tỷ dự trữ ngoại hối (phần lớn là tiền USD), với hàng tỷ USD trong tay của các tập đoàn mong muốn đầu tư vào các thị trường Mỹ và Châu Âu. Mỹ và Châu Âu sẽ gây khó dễ cho Trung Quốc về giá trị tiền tệ, sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường vào năm 2012. Nhưng về phần mình, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ "khó khăn hơn" cho các công ty nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Trung Quốc bao gồm cả các công ty nhà nước. Điều đó tất sẽ dẫn đến một cuộc tranh cãi chính trị dữ dội, đặc biệt là tại Mỹ. Một số người lập luận rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc đặc biệt từ các công ty phi nhà nước sẽ gây ra tiếng âm vang chính trị nếu họ tạo ra việc làm cho người lao động thông qua đầu tư hơn là danh mục đầu tư, sáp nhập doanh nghiệp và mua lại các công ty Trung Quốc có tiềm năng.

Song thực tế mức độ tạo vốn đầu tư của Trung Quốc hãy còn rất nhỏ. Vào năm 2010, vốn FDI của Trung Quốc tại Mỹ là 5,9 tỷ USD tức bằng 1/10 so với số vốn FDI mà Mỹ đầu tư vào Trung Quốc. Và trong khi vốn FDI từ các quốc gia đã tạo ra 5,6 triệu việc làm cho người lao động Mỹ bao gồm hơn 2 triệu nhân công trong lĩnh vực sản xuất, thì các công ty Trung Quốc tại Mỹ vào năm 2009 chỉ sử dụng hơn 4.000 nhân công lao động Mỹ.

Học hỏi từ Châu Á

Ông Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) đã lập luận rằng các mô hình kinh tế hiện nay đang được Châu Phi mô phỏng và xa hơn nữa sẽ gia tăng bên ngoài các nền kinh tế tiên tiến thuộc khối G7. Ông Robert Zoellick lập luận: Các nước giàu không thể bảo trợ cho các quốc gia đang phát triển với các điều kiện viện trợ và chính sách hướng dẫn khi mà hiệu suất gần đây của nó liên tục nhuốm màu ảm đạm. Vào năm 2012, các quốc gia khác sẽ tiếp cận Châu Á theo hướng đi này.  

Xây dựng nhà nước hay giải thể kinh tế tại lục địa Châu Á?

Cuối cùng, năm 2012 là một năm đầy khó khăn cho Afghanistan, Trung Á và Pakistan. Chiến tranh, khủng bố, ma tuý và các tổ chức chính trị yếu kém. Khu vực Trung Á với kiểu kết hợp địa lý đất liền và các chính sách kinh tế đặc biệt xấu. Các sáng kiến lớn bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế luôn tìm cách thay đổi điều này. Theo cách riêng, Trung Quốc đã đi đầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực này.

Trong số các nước thì nền kinh tế  Pakistan là có tiềm năng đáng kể, nhưng quốc gia này vẫn đang thiếu một chiến lược tăng trưởng đáng tin cậy và Islamabad vẫn sẽ tiếp tục gánh nặng của tỷ lệ nợ GDP cao vượt quá 60% trong năm 2010, các khoản nợ nghĩa vụ đau đớn cho các chủ nợ, thâm hụt tài chính lớn, lạm phát 2 con số, đồng ru-pi mất giá và thâm hụt thương mại trở nên tồi tệ bởi giá cả hàng hoá toàn cầu cao. Chính những thực tế kinh tế này còn là nguyên nhân khiến cho rủi ro chính trị ở Pakistan có chiều hướng tăng

Thanh Hải (tổng hợp)
.
.
.