Số phận những chàng cao bồi da đen bị Hollywood "bỏ quên" trên màn bạc

Thứ Năm, 11/04/2013, 15:04

Từng đoạt giải Oscar của đạo diễn Quentin Tarantino trong bộ phim "Django Unchained", đây là một trong số ít bộ phim của Hollywood mô tả một chàng cao bồi người da đen. Trong thực tế có rất nhiều câu chuyện thực sự ngoài đời mà các bộ phim đã vay mượn. Thực hư ra sao?

Cao bồi da đen là hình ảnh phổ biến

Chúng ta thường hay xem các bộ phim về các chàng cao bồi miền Viễn Tây của nước Mỹ, và hình ảnh mà ai cũng thấy là các chàng cao bồi luôn sở hữu súng và bắn súng hết sức thần sầu, họ luôn đi ủng nhìn rất bụi bặm và nam tính, phần lớn đầu là đàn ông da trắng kiểu như John Wayne hay Clint Eastwood.

Nhưng phiên bản Hollywood về miền Viễn Tây thực tế là một "người tẩy trắng". Người ta cho rằng khoảng ¼ các chàng cao bồi là người da đen. Giống như nhiều người, Jim Austin - một doanh nhân 45 tuổi, học vấn cao đẳng - chưa từng nghe nói rằng có người da đen hiện diện trong phim ảnh miền Viễn Tây.

Khám phá ra sự hiện diện của người da đen trong phim ảnh cao bồi đã truyền nguồn cảm hứng cho Jim và vợ ông Gloria thành lập nên Bảo tàng di sản Tây phương đa văn hoá quốc gia (NMWHM) tại Fort Worth, Texas. Bảo tàng là một chốn tưởng nhớ lại những chàng cao bồi da đen bị quên lãng - người đàn ông như Bill Pickett, một tay đua vô địch, người đã phát minh ra "Bulldogging", một thứ kỹ thuật lạ kỳ cho phép Bill nhảy lên lưng con ngựa và buộc con ngựa phải cúi người bằng cách cắn vào môi của nó.

Ông Jim Austin thừa nhận: "Lũ trẻ đang học lịch sử trong các trường của chúng ta không được nghe nói sự thật về những thứ hiện hữu trong thế giới phương Tây. Tôi cược với bạn rằng 9 trong 10 người dân ở xứ Mỹ này luôn nghĩ rằng các chàng cao bồi đều là người da trắng". Thực sự trong thế giới miền Viễn Tây, trái ngược với sự mô tả của phim ảnh, các chàng cao bồi da đen là một hình ảnh khá phổ biến.

"Các chàng cao bồi da đen thường có mỗi việc làm kìm hãm bớt tính hung hăng của các con ngựa không cho chúng nhảy nhiều", dẫn lời ông Mike Searles, Giáo sư sử học về hưu tại Đại học Augusta (tiểu bang Georgia, Mỹ). Các sinh viên biết thầy Mike Searles và họ gọi ông là "Chàng cao bồi Mike" bởi vì ông thường xuyên trình bày những bài diễn thuyết hết sức ấn tượng với cách ăn mặc của cá nhân y như một tay cao bồi thứ thiệt.

Cựu Giáo sư sử học cho biết: "Các chàng cao bồi da đen cũng là người nấu ăn cho các xe chở thức ăn, và họ cũng nổi tiếng bởi tài ca hát của mình - những bài hát này giúp thuần hoá bản tính hiền hoà, điềm đạm của con ngựa". Cựu Giáo sư Searles nói rằng cuộc nghiên cứu của mình bao gồm những bài phỏng vấn với những cựu nô lệ trong thập niên 1930, cho thấy rằng các chàng cao bồi da đen đã được hưởng lợi từ cái mà ông gọi là "phạm vi bình đẳng".

Ông Mike Searles giải thích: "Là một tay cao bồi, chí ít bạn phải có một mức độ độc lập nào đó. Bạn không cần một đốc công nào cả, có thể sống ngay trên lưng ngựa và có thể nhiều ngày ngồi trên nó".

Bị Hollywood chối bỏ, và lạm dụng chuyện đời tư 

Cuộc sống, về cơ bản, các chàng cao bồi da đen thường ít thuận lợi hơn các đồng hành cao bồi da trắng. Ngày nay ở tuổi 80, ông Vincent Jacobs, người từng là một tay đua ngựa cừ khôi, sống gần Houston, Texas, nhớ lại những ngày đầu mới bước chân vào nghề, ông đã đối mặt với sự hung hiểm của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Ông Vincent Jacobs nói: "Có những cuộc đua riêng biệt cho người da đen và người da trắng. Thật sự khó và căng thẳng - họ thường bắt tôi đua sau khi tất cả những người da trắng đã ra khỏi đấu trường".

Ông Vincent Jacobs, nay đã 80 tuổi, đã chiến đấu chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khi còn là một tay đua ngựa cừ khôi vào thập niên 1950.

Cụ ông Cleveland Walters, 88 tuổi, sống bên ngoài thành phố nhỏ Liberty, Texas, cũng đồng tình với quan điểm của cụ ông Vincent: "Cao bồi da đen là một công việc khá nhọc nhằn. Tôi ghét cay đắng khi nhớ lại cái giai đoạn phân biệt chủng tộc đã đi qua cuộc đời tôi. Có lần người ta đã để 20 con bò trong chuồng và tôi là một trong những người da đen phải có nhiệm vụ đi bắt bò và ghì đầu chúng xuống. Chủ đàn bò là người da trắng. Nói cách khác, tất cả những công việc khó khăn, dơ bẩn đều dành cho các chàng cao bồi da đen".

Cả hai cụ Vincent Jacobs và Cleveland Walters đều lớn lên trong thập niên 1930, từng xem nhiều bộ phim cao bồi miền Viễn Tây nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ nam diễn viên chính người da đen nào trong các bộ phim đó. Không chỉ bị Hollywood cố tình "bỏ quên" mà kinh đô điện ảnh còn "ăn cướp" chuyện ngoài đời của những chàng cao bồi da đen làm nền tảng cho các bộ phim cao bồi da trắng ăn khách của mình.

Đơn cử như bộ phim "Lone Ranger" được cho là lấy cảm hứng từ Bass Reeves, một sĩ quan cảnh sát người da đen, người đã được cải trang, và một người Mỹ da trắng đồng hương, đã đi qua xuyên suốt sự nghiệp của mình mà người da trắng này không bị bắn chết.

Vào năm 1956, đạo diễn John Ford làm bộ phim "The Searchers" dựa trên cuốn tiểu thuyết của Alan Le May, một phần đã lấy nguồn cảm hứng từ sự thành công của Brit Johnson, một người cao bồi da đen có vợ và con bị bắt giữ bởi các Comanches (các bộ lạc da đỏ Anh-điêng) vào năm 1865. Trong bộ phim này, diễn viên John Wayne đóng vai một cựu binh thời kỳ nội chiến Mỹ, John đã dành nhiều năm tìm kiếm người cháu gái của mình bị cưỡng bức bởi người da đỏ Anh-điêng.

Trong những năm gần đây, các diễn viên da đen đã xuất hiện trong các bộ phim về miền Viễn Tây như "Posse", "Unforgiven" và "Django Unchained". Cuối cùng trong năm 2012, trong khi Hollywood bắt đầu bày tỏ sự tưởng nhớ đến các thế hệ diễn viên cao bồi da đen, họ đã vinh danh cho 200 thành viên của Hiệp hội cao bồi đường mòn Đông Bắc Mỹ (NETRA), một hiệp hội của những chàng và nàng cao bồi da đen thời hiện đại.

Giáo sư Mike Searles giải thích: "Vùng Viễn Tây nước Mỹ thường được xem là nơi khai sinh của người My. Viễn Tây là nơi mà người da trắng có thể thoải mái thể hiện sự can đảm của họ. Nhưng nếu đàn ông da đen có thể là anh hùng cũng như có đầy đủ các thuộc tính tốt ở người nam giới, thì tại sao chúng ta không đối xử ngang hàng đàn ông da đen và da trắng như nhau?".

"Hành trình Django" 

"Hành trình Django" bộ phim cao bồi miền Viễn Tây pha trộn tâm lý và hành động của đạo diễn Quentin Tarantino khởi chiếu tại Việt Nam từ 15/3/2013 và gây xôn xao bởi sự hấp dẫn, tính chân thật cũng như sự khốc liệt của hiện thực.

Phim có sự tham gia của 4 tên tuổi lớn là Jamie Foxx, Christoph Waltz, Leonardo DiCaprio, Samuel L. Jackson, là câu chuyện về một người nô lệ trở thành một kẻ đi săn tiền thưởng tìm cách giải thoát vợ mình khỏi tên chủ nô tàn ác...

Bác sĩ - hiện đã đổi sang nghề săn tiền thưởng - King Schultz cần tên nô lệ da đen Django chỉ mặt ba tên tội phạm Brittle mà ông tìm kiếm đã lâu nhưng không biết mặt. Ông ngỏ ý muốn mua Django trên đường vận chuyển nô lệ của anh em nhà Speck nhưng bị từ chối.

Schultz giết một tên Speck và khống chế tên kia buộc hắn bán Django, sau khi bán xong, ông cho các nô lệ còn lại chìa khóa cùm chân của họ đồng nghĩa với việc cho họ cơ hội trốn thoát. Các nô lệ khác giết tên Speck còn lại ngay sau đó và bỏ trốn.

Bass Reeves là một trong những sĩ quan cảnh sát người Mỹ gốc Phi đầu tiên ở nước Mỹ.

Django - với lời hứa sẽ được trả tự do và trả công 75$ - đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ mặt ba tên Brittle cho Schultz. Schultz giữ lời hứa và cho Django biết đó là vì ông ta là người Đức, không ủng hộ chế độ nô lệ tại Mỹ.

Django tiết lộ với Schultz rằng vì bỏ trốn mà hai vợ chồng anh bị tên chủ nô độc ác chia ra bán rẻ ở chợ nô và anh muốn cứu vợ. Hai người truy ra được Broomhilda - vợ Django - bị bán tới đồn điền Candyland của tên Candie độc ác. Schultz nói rằng anh cảm thấy có trách nhiệm với Django khi trả tự do cho anh và huấn luyện Django thành một kẻ săn tiền thưởng để khi hết mùa đông sẽ lên đường đi cứu vợ Django.

Django hóa ra bắn súng rất nghề. Họ làm một "vụ mùa" bội thu suốt mùa đông. Sang năm sau, cả hai tiến thẳng tới Candyland và dàn kế hoạch giải cứu Broomhilda.

Tuy nhiên, Candie quá xảo quyệt và sớm nhận ra mọi chuyện, hắn ép bán Broomhilda với giá 12.000$ khiến mọi chuyện trở nên rắc rối. Thêm vào đó, Schultz vì quá bức xúc đã giết Candie ngay khi ký bán Broomhilda làm mọi chuyện càng trở thành thảm họa.

Schultz bị người của Candie bắn chết và kịp nói lời xin lỗi Django vì làm hỏng mọi chuyện. Django bị bán ra mỏ than làm việc nhưng xoay xở trốn thoát quay trở về Candyland với một quả bom bự. Sau nhiều khó khăn, anh giết sạch bọn ác ôn tại Candyland bằng tài bắn súng rất cừ của mình, tạm biệt thi thể của Schultz và cho nổ tanh bành Candyland.

Hai vợ chồng Django giờ đã được tự do lên đường chạy trốn vì biết dù tự do thì người da trắng vẫn sẽ không buông tha cho họ.

Thanh Hải
.
.
.