Sự hy sinh dũng cảm của cô bé 14 tuổi

Thứ Tư, 27/03/2013, 08:56
Sống trong thung lũng yên bình của một đất nước đầy biến động là một may mắn lớn. Nhưng hạnh phúc ấy sớm bị đạp đổ bởi những chiến binh Taliban tàn bạo khiến cho cô bé Malala Yousufzai không chấp nhận và đã lên tiếng công khai chống lại phiến quân. Một hành động dũng cảm nhưng cũng đầy hiểm họa với một cô bé 11 tuổi.

Biểu tượng của lòng dũng cảm

Cô bé Malala Yousufzai từ lâu đã được báo chí Pakistan nói riêng cũng như truyền thông thế giới nhắc đến như một nhà hoạt động nhân quyền ở thung lũng Swat, Pakistan.

Sống trong thung lũng yên bình của một đất nước đầy biến động là một may mắn lớn. Nhưng hạnh phúc ấy sớm bị đạp đổ bởi những chiến binh Taliban tàn bạo khiến cho cô bé Malala Yousufzai không chấp nhận và đã lên tiếng công khai chống lại phiến quân. Một hành động dũng cảm nhưng cũng đầy hiểm họa với một cô bé 11 tuổi.

Thung lũng Swat thanh bình vốn được ví như Thụy Sĩ của Pakistan, nơi thu hút lượng khách du lịch nhiều nhất cho Pakistan. Những cặp uyên ương thường tìm đến đây như một điểm đến thú vị cho tuần trăng mật của họ. Nhưng kể từ năm 2007, khi các chiến binh Taliban gần như tiếp quản hoàn toàn thung lũng Swat cách thành phố 172 dặm thì cuộc sống của người dân nơi đây bị xáo trộn và thung lũng mất đi sự thanh bình vốn có của nó.

Năm 2007 các chiến binh bắt đầu khẳng định sự ảnh hưởng của mình với thung lũng bằng cách mở rộng địa bàn với những hầm trú ẩn an toàn gần biên giới Afghanistan. Đến năm 2008, họ bắt đầu kiểm soát nhiều hơn và đưa ra những luật lệ cùng với những điều khoản vô lý.

Họ bắt đàn ông phải để râu còn phụ nữ thì bị cấm đi chợ và mua sắm nhưng họ không biết rằng tất cả phụ nữ dù là phụ nữ phương Tây hay phương Đông đều thích mua sắm. Họ sẵn sàng đánh đập thậm chí chặt đầu bất cứ phụ nữ nào mà họ cho là vô đạo đức. Không những vậy họ còn phá hủy gần 400 trường học và ra lệnh cấm trẻ em gái tới trường.

Trong khi người dân sứ Swat vô cùng hoang mang và phẫn nộ trước những hành động của phiến quân nhưng không ai dám lên tiếng chống lại họ thì cô bé Malala đã đứng dậy đi về phía trước tố cáo tội ác của phiến quân Taliban.

Cô bé nói rất quyết liệt: “Tôi cũng đã đủ sợ khi nhìn thấy những cơ thể bị treo ở Swat. Nhưng lệnh cấm trẻ em gái tới trường hoàn toàn gây sốc cho tôi và tôi quyết định chống lại những lực lượng lạc hậu. Sẽ rất buồn cho tôi và các bạn cùng lớp khi biết rằng họ có thể sẽ đóng cửa trường học và chúng tôi sẽ không nhận được sự giáo dục cần thiết”.

Hành động đầu tiên của cô bé là những bài viết về sự tàn bạo của những chiến binh được gửi đến BBC: “Tôi chỉ là một học sinh lớp 5 vào năm 2009 nhưng tôi muốn chuyển tải tâm tư của những học sinh nữ đến thế giới bên ngoài. Và cha đã giúp tôi với gợi ý viết bài gửi tới BBC dưới dạng nhật ký với bút danh Urdu”.

Trong những bài viết dưới dạng nhật ký Malala đã bày tỏ mong muốn được đến trường của mình và các bạn gái khác, cô cũng chỉ ra sự đau khổ của người dân khi phải sống dưới chế độ của phiến quân và phải di cư tới Shangla.

Một trong những bài viết dưới dạng nhật ký của Malala như sau: “Thứ bảy ngày…tháng…

Đêm qua tôi đã có một giấc mơ khủng khiếp về trực thăng quân sự và Taliban. Tôi vẫn thường có những giấc mơ như thế kể từ khi ra mắt của các hoạt động quân sự ở Swat. Tôi muốn đến trường nhưng cũng rất sợ phải đi học bởi Taliban đã ban hành một sắc lệnh cấm trẻ em gái tới trường…

Chủ nhật, ngày…tháng…

Hôm nay là ngày lễ và tôi dậy muộn. Khi chưa có những chiến binh Taliban chúng tôi thường đi dã ngoại tới Marghazar, Fiza Ghat và Kanju vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ nhưng đã hơn 1 năm nay chúng tôi không được đi dã ngoại…

Thứ hai, ngày…tháng…

Tôi chuẩn bị đi học và mặc đồng phục nhưng tôi chợt nhớ hiệu trưởng đã nói rằng chúng tôi sẽ không mặc đồng phục mà mặc quần áo bình thường tới trường để không gây sự chú ý của phiến quân Taliban. Chúng tôi phải giấu sách vở trong khăn đội đầu. Chúng tôi sợ phiến quân sẽ ném axit vào mặt hoặc bắt cóc khi biết chúng tôi đi học. Một bạn cùng lớp đã hỏi tôi vì Chúa hãy trả lời mình. Có phải trường học của chúng ta sắp bị đóng cửa và bị tấn công bởi Taliban?…

Thứ sáu, ngày…tháng…

Vì không có buổi học vào ngày mai nên tôi được xem tivi và nghe các tin tức về các vụ đánh bom ở Lahore. Tôi tự hỏi mình tại sao những vụ nổ cứ diễn ra ở Pakistan…

Thứ tư, ngày…tháng…

Tôi đang có một tâm trạng rất tồi tệ vì ngày mai sẽ bắt đầu kỳ nghỉ đông nhưng thầy hiệu trưởng không nói rõ khi nào sẽ đi học trở lại. Đây là lần đầu tiên như vậy và các bạn gái không còn vui vẻ vì kỳ nghỉ như mọi lần vì họ biết nếu Taliban thực hiện sắc lệnh thì họ sẽ không được đến trường nữa. Vì hôm nay là ngày cuối cùng ở trường nên chúng tôi quyết định chơi ở sân trường lâu hơn một chút…

Thứ năm, ngày…tháng…

Đêm nay là một đêm không ngủ của Swat với những tiếng của hỏa lực pháo binh và tôi thức dậy ba lần. Hôm nay tôi cũng nhận được bài viết nhật ký được đăng trên BBC với bút danh Urdu. Mẹ tôi thích bút danh Gul Makai. Tôi cũng thích cái tên đó vì cái tôi thực sự muốn nghĩa là “đau buồn”…”.

Những bài viết dưới dạng nhật ký với lối viết trong sáng và chân thực Malala đã được sự chú ý của rất nhiều người trong đó có cả Thủ tướng Pakistan. Malala đã trở thành biểu tượng của sự dũng cảm dám đứng lên đấu tranh vì sự nghiệp giáo dục và họ coi cô bé như một niềm hy vọng cho một đất nước bao lâu nay bị bao trùm bởi bạo lực và tuyệt vọng.

Với sự đấu tranh mạnh mẽ bằng ngòi bút của mình, năm 2011 thủ tưởng Yousaf Raza Gilani trao cho Malala giải thưởng hòa bình quốc gia lần đầu tiên cho một thiếu niên dưới 18 tuổi sau đó giải được đổi tên thành giải thưởng hòa bình quốc gia Malala. Phát biểu trên truyền hình Malala bày tỏ mong muốn sẽ trở thành một chính trị gia trong lĩnh vực giáo dục. Cũng trong năm 2011 cô bé nhận được giải thưởng hòa bình của trẻ em quốc tế tổ chức tại Hà Lan. Ngày 3/1/2012 Chính phủ quyết định đổi tên trường nữ sinh cấp 2 Mission Road thành trường trung học Malala Yousufzai để tôn vinh cô.

Phát súng oan nghiệt

Ngày 9/10/2012 tất cả báo chí trong và ngoài nước liên tục đưa tin về một vụ bắn súng trường học mà nạn nhân là 3 bé gái 14 tuổi trong đó có Malala Yousufzai. Sau khi tham gia kỳ thi học kỳ, Malala lên xe bus cùng các bạn khác để về nhà nhưng đã có sự cố. Một tay súng đeo mặt nạ khống chế và leo lên xe tiến tới chỗ 3 cô gái ngồi cùng hàng ghế và hét lên: “Trong số các người ai là Malala Yousufzai? Nói mau không tao sẽ bắn cả ba đứa”.

Malala lên tiếng và cuối cùng cô bé bị bắn vào đầu và cổ tuy nhiên hai cô bé bên cạnh cũng bị thương. Ngay sau hành động nổ súng này đại diện phát ngôn của Taliban lên tiếng nhận trách nhiệm và nói: “Đây là một sự nhen nhóm của phản động và chúng tôi phải chấm dứt nó”.

Trong thực tế Malala đã chính thức bị ghi tên vào danh sách đen của Taliban từ năm 2011 và hồi tháng 3 Pakistan Tehreek-i-Taliban (TTP) đã công khai đe dọa cô bé vì đã chống lại họ. Mặc dù năm 2009 quân đội Pakistan đã đánh bại phiến quân nổi dậy Taliban và trả lại sự bình yên cho Swat nhưng hành động hôm nay lại cho thấy sự hiện diện của họ.

Ngay khi biết tin về vụ nổ súng một trực thăng quân sự được điều tới để đưa các nạn nhân đến bệnh viện. 2 người bạn của Malala bị thương nhẹ còn Malala đang được các bác sĩ giỏi nhất tiến hành phẫu thuật và theo dõi. Thủ tướng Pakistan tuyên bố sẽ dành những phương tiện máy móc tốt nhất để cứu sống cô bé và máy bay cũng sẵn sàng túc trực để đưa cô bé ra nước ngoài chữa trị nếu cần thiết, nhà nước sẽ chịu mọi chi phí.

Hàng ngàn người biểu tình phản đối vụ nổ súng.

Sau nhiều giờ phẫu thuật các bác sĩ cho biết Malala đã qua khỏi cơn nguy kịch nhưng hiện vẫn chưa tỉnh lại. Hành động của phiến quân với một cô bé 14 tuổi đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong và ngoài nước. Thủ tướng Raja Pervez Ashraf nói với Thượng viện Pakistan. "Malala như là con gái của tôi và cũng là con gái của các bạn. Chúng ta phải chiến đấu với ý nghĩ thiết lập lại chế độ của phiến quân. Chúng ta phải lên án nó". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland gọi vụ ám sát là hành động "man rợ" và "hèn nhát".

Cha cô, Zia Uddin Yousafzai, là một nhà giáo dục và là thành viên của hội hòa bình ở Swat và hội đồng bộ lạc phát biểu: “Con gái tôi đã đúng. Xin hãy cầu nguyện cho con bé”. Rất nhiều ngôi trường đóng cửa và tổ chức cầu nguyện cho cô bé dũng cảm Malala và những cuộc biểu tình trên khắp đất nước Pakistan ở Lahore, Peshawar, Islamabad và Mingora để phản đối hành động  tàn bạo của phiến quân.

Tướng Ashfaq Parvez Kayani đã phát biểu với báo chí: “Trong vụ tấn công Malala, những kẻ khủng bố không hiểu được rằng cô bé không chỉ là một cá nhân mà còn là biểu tượng của sự dũng cảm và niềm hy vọng. Cô bé dám hi sinh cho Swat và cho đất nước”.

Kamila Hayat, một quan chức cấp cao của Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, ca ngợi Malala đã đứng lên chống lại các chiến binh và gửi một thông điệp trên toàn thế giới về những cô gái Pakistan can đảm để đấu tranh cho quyền lợi giáo dục của mình. Cô nói: “Đây là một cuộc tấn công để bịt miệng lòng can đảm thông qua một viên đạn. Đây là những lực lượng muốn đưa chúng tôi đến một thời kỳ đen tối".

Một cô gái 14 tuổi không chấp nhận những điều vô lý của một chế độ phiến quân đã dám lên tiếng phản đối bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng. Malala đại diện cho những bé gái Pakistan nói riêng và đại diện cho những người dân Pakistan nói chung nói lên mong muốn của mình được sống trong một đất nước hòa bình yên ấm và được nhận một nền giáo dục tốt nhất.

Dù phiến quân Taliban tuyên bố cô bé sẽ còn nguy hiểm nếu như qua khỏi lần này nhưng chúng ta tin và hy vọng chính phủ cũng như người dân Pakistan sẽ bảo vệ được không chỉ cô bé Malala mà còn cả những bé gái khác với những khát khao chính đáng

Ngọc Yến
.
.
.