Đối diện tử thần Ebola:

Thế giới cần hơn những tấm lòng nhân ái

Thứ Sáu, 26/09/2014, 11:00

Theo ông Margaret Chan, Chủ tịch Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Các quốc gia châu Phi đang phải nỗ lực chạy đua với dịch bệnh, WHO cho biết nếu sau hơn 6 tháng không thể dập tắt, thì sẽ có hơn 20 ngàn người có thể bị nhiễm Ebola trong một đợt bùng phát dịch bệnh gây chết người này.

Vì sao dịch Ebola khó khống chế và dễ bùng phát trở lại ở châu Phi?

Ebola thường khó khống chế và dễ bùng phát trở lại ở  châu Phi là do liên tục trong nhiêu năm, chính phủ các nước không thể cung cấp đủ dịch vụ y tế. Chẳng hạn, tính riêng ở Kailahun, Sierra Leon chỉ có 4 xe cấp cứu cho gần nửa triệu dân, điều này đã khiến cho người dân hết sức thất vọng.

Nhiều chuyên gia tin rằng có những ổ dịch bùng phát ở vùng nông thôn châu Phi không được ghi nhận, cả trước và sau khi virus Ebola được phát hiện vào năm 1976-nhiều người đã tự thiêu như cách mà người ta phải chấp nhận thực tế trong suốt nhiều thế kỷ sống trong môi trường thù nghịch và kỳ thị. Khi nhà nhân chủng học y tế Hewlett nghiên cứu những ổ dịch đầu tiên được ghi nhận ở Congo, ông nhận thấy người dân địa phương cô lập những người bị nhiễm bệnh, ông đi vào làng, cố thuyết phục học thay đổi hủ tục chữa trị và an táng. Tuy nhiên, đối với nhiều người, họ vẫn cố tin vào thầy lang để trị bệnh hơn tin vào bác sĩ chẳng quen biết ở một bệnh viện cách xa nhà đến hàng chục, thậm chí hàng trăm kilômét.

Một đội an táng nạn nhân Ebola ở Sierra Leone đang thực hiện nhiệm vụ.

Một số cộng đồng dân cư đã tự xa lánh với thế giới xung quanh, họ từ chối, thậm chí sẵn sàng dùng vũ lực ngăn chặn người lạ tiến vào làng, những cộng đồng khác vẫn đang vật lộn với hủ tục thâm căn cố đế chứa những lời đàm tiếu gây hoang mang, phân biệt và hắt hủi người bị bệnh, do đó có thể dẫn đến hậu quả đau lòng nạn nhân Ebola sẽ phải chết trong nỗi cô đơn, buồn tủi tại một cơ sở y tế nào đó ở rất xa nhà. Giọng đau xót, Abraham Kamara, 21 tuổi, người đào huyệt thuê giải thích một nguyên nhân khiến nhiều người dân nhiễm bệnh bị chết oan: "Cái nghèo đói lạc hậu đang giết chết nhiều người dân hơn dịch bệnh Ebola.

Những tấm lòng cao cả vẫn đến với bệnh nhân Ebola

Trong cơn tuyệt vọng, 20 thanh niên Sierra Leone đã dũng cảm đăng ký thành lập các đội an táng bệnh nhân chết vì Ebola, mỗi người được hỗ trợ 100USD/tháng (kinh phí từ các tổ chức nhân đạo quốc tế) để hoàn thành nhiệm vụ, họ làm việc tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt được Hội Chữ Thập đỏ huấn luyện kỹ lưỡng, tuy nhiên họ có thể phải trả giá đắt.

 Sau đêm chôn bệnh nhân Ebola đầu tiên, Alfred Jusson liền gặp ác mộng: Xác chết ngồi bên mép giường của anh, từ mũi người phụ nữ quá cố máu nhỏ ra từng giọt. Trong mơ Alfred Jusson chạy cuống cuồng, hồn ma đuổi theo anh.

3 tháng trước đó. Jusson chưa từng biết về  Ebola, một trong những loại virus gây chết nhiều người nhất trên thế giới sẽ lan vào đất nước anh. Bây giờ, Jusson làm tình nguyện viên thu gom, mai táng những xác chết, một công việc buộc anh phải đứng ở tuyến đầu cuộc chiến chống Ebola khi dịch bệnh lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể.

"Đôi khi tôi nghĩ về xác chết đó khi tôi ở nhà một mình, tôi trở nên sợ hãi. Thật không dễ để chôn cất một xác người như thế", chàng thanh niên 22 tuổi kể lại câu chuyện vào một buổi tối sau khi đào xong 4 huyệt mộ ở Kailahun, huyện miền núi heo hút nằm cách xa trung tâm bùng phát dịch Ebola của Sierra Leone.

Bấy giờ vào tháng 3, chỉ sau vài tuần lễ, Jusson nhận được tin, dịch Ebola bùng phát ở quốc gia láng giềng Guinea, rồi lan đến Liberia trong tháng 4, sau đó ập vào Sierra Leone vào tháng 5. Không giống như những đợt bùng phát trước đây, dịch bệnh này lây lan nhanh ở thủ đô của cả 3 nước, giết chết hơn 1.900 người.

"Khi tôi đi qua, người ta xì xầm nói ẩn ý, "đừng có đến gần thằng đó", Jusson thở dài tâm sự. Anh ngước mắt nhìn lên trời một lát rồi tiếp tục nói: "Tôi cố đã cố giải thích cho họ hiểu, nếu chúng tôi không tình nguyện làm việc này, sẽ chẳng có ai dám chôn những xác người đó, bởi vậy tất cả mọi người chúng ta sẽ bị nhiễm bệnh". Cuộc chiến chống Ebola của họ thật gian khổ và đầy rủi ro, chỉ một sai lầm có thể dẫn đến thảm họa.

"Đối với tôi, Ebola đã khơi nguồn cho sự cảm thông. Bạn hãy an ủi những gia đình nên nói lời vĩnh biệt người thân mà họ sẽ không bao giờ thấy mặt một lần nữa. Có một quan niệm sai lầm rằng khi người ta không tuân thủ thông báo phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng, thì chỉ do họ lạc hậu hoặc thiếu hiểu biết", ông Raphael Frankfurture, Giám Tổ chức liên minh vì sức khỏe người dân - một tổ chức y tế nhân đạo có trụ sở ở Kono-nơi ghi nhận ca nhiễm Ebola đầu tiên ở Sierra Leone trải lòng về công việc giàu lòng nhân ái mà cơ quan ông đang chung tay cùng với những tổ chức khác giúp đỡ người dân thoát khỏi thảm họa Ebola.

Khi tiến sâu vào những ngôi làng nằm sâu trong những khu rừng nhiệt đới, các đội mai táng phải mặc những bộ quần áo bảo hộ toàn thân giống như phi hành gia. Nhưng khi công việc được hoàn thành, họ phải cởi bỏ lớp áo bảo vệ, do đó sẽ không còn bột diệt trùng có thể phòng chống virus Ebola.

Các tổ chức y tế, mai táng nhân đạo khuyên người dân gọi cho họ khi thân nhân hoặc tại địa phương có trường hợp nghi nhiễm hoặc chết vì Ebola để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Các đội tình nguyện quốc tế đã bắt đầu đào tạo tình nguyện viên bản địa biết cách giữ an toàn. Nhiều đội thiện nguyện trở về giúp đỡ cộng đồng của họ. Nhưng trong không khí chứa đầy nỗi sợ hãi, sự truyền đạt thông tin sai dễ dàng có thể đem lại hậu quả khôn lường. Không ít lần nhân viên y tế, mai táng nhân đạo bị người dân ném đá, xua đuổi, nhưng đến nay họ đã hiểu ra vấn đề cũng như vẫy tay là một lời chào thân thiện.

Trong hoàn cảnh hiện tại, các đội mai táng không biết chuyện gì đang chờ đợi họ trong từng ngôi làng. Ngày 5-9, dưới cái nắng như thiêu đốt, họ lại chôn xác người chết vì Ebola trước ánh mắt hiếu kỳ của những người dân đứng xung quanh không nói nửa lời.  Mồ hôi từng giọt nhễ nhại chảy ướt đẫm lưng áo khi họ hoàn thành công việc. Hai con chó của họ cũng mệt phờ, lim dim đôi mắt ngủ gật trong ráng chiều dưới nhiệt độ nóng hầm hập. "Chúng tôi phải mất 30 phút để hoàn thành công việc này bởi vì thời tiết nóng nực", James nói, giọng của anh nghẽn lại trong lớp áo dày cộm.

Những tia sáng mờ, buồn ngái soi vào căn nhà nhỏ, thấp lè tè, Lamy trông như người đang ngủ sau khi sàng sẩy xong một mẻ gạo cho gia đình, chị mặc áo màu hồng in đầy những cánh hoa và đầu vấn vành khăn trắng. Đội mai táng bắt đầu phun dung dịch clo đậm đặc. Họ phun theo từng bước đi, phun cả lên cửa sổ rồi mở bung  nó ra. Người này nâng thi thể của chị Lamy lên, người kia xịt clo. Chiếc chăn thêu hoa màu đỏ phủ lên thân người quá cố được kéo xuống, họ phun dung dịch diệt trùng lên từng centimét rồi cuộn lại. Mùi cơ clo nồng nặc phả đầy trong không khí tang thương.

Làm việc quên mệt mỏi, từng hơi thở làm mờ kính bảo hộ, đội mai táng nâng xác người chết lên, đặt vào trong một chiếc áo quan, phun chất diệt khuẩn, sau đó đóng áo, rồi phun đi phun lại nhiều lần cho đến khi mọi công đoạn trong quá trình này được hoàn tất. Cuối cùng, họ đem chị Lamy đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tiếng khóc nức nở của thân quyến vỡ ra trong đau xót phá tan sự thinh lặng…

Người dân châu Phi rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để dập tắt dịch Ebola

Các bác sĩ thuộc Tổ chức Bác sĩ Không biên giới đang mặc đồ bảo hộ chuẩn bị điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola.

Nhiều phương pháp điều trị đang được đội ngũ bác sĩ trực thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới áp dụng, bệnh nhân được đưa lên một bệnh viện dã chiến nằm trên một ngọn đồi nhỏ ở Kailahun, Sierra Leone. Tuy nhiên, 80 giường bệnh là không đủ và tổ chức y tế thiện nguyện cho biết việc mở rộng bệnh viện mà không có những biện pháp an toàn sẽ gây nguy hiểm cho nhân viên y tế cũng như bệnh nhân. Nỗi lo sợ này đang kìm hãm những nỗ lực cứu sống bệnh nhân.

Tỉ lệ sống sót khi mắc Ebola chỉ đạt khoảng 50% nếu được điều trị sớm, nhưng trong tổng số 1.038 bệnh nhân được Tổ chức Bác sĩ không biên giới điều trị chỉ có 241 người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Do đó, Sierra Leone nói riêng, các quốc gia châu Phi nói chung rất cần sự chung tay giúp đỡ từ cộng động quốc tế.

Phạm Trúc
.
.
.