Thị trường trái phiếu Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản

Thứ Năm, 20/07/2017, 16:19
Bộ phận quản lý tài sản của UBS cho biết trong vòng 5 năm tới, thị trường trái phiếu Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi từ 9 nghìn tỷ USD ở hiện tại, và sẽ vượt Nhật Bản trở thành nước đứng thứ hai thế giới sau Mỹ.


Nền móng của sự tăng trưởng này là một đạo luật được thông qua năm 2015 nhằm cấm các tỉnh và thành phố địa phương vay tiền từ ngân hàng. Thay vào đó, họ buộc phải vay tiền trong các thị trường nợ công, trong bối cảnh chính Bắc Kinh đang cố gắng chuyển một số rủi ro ra khỏi lĩnh vực ngân hàng.

“Chúng tôi tin rằng các công ty Trung Quốc sẽ ngày càng tăng hoạt động huy động vốn trên thị trường trái phiếu, vì thị trường trong nước đã đủ lớn đủ thanh khoản để thu hút các nhà đầu tư mới”, Quỹ đầu tư Thụy Sĩ viết trong báo cáo của mình.

Thị trường trái phiếu Chính phủ Trung Quốc được UBS dự báo sẽ tăng lên hơn 3 nghìn tỷ USD trong 3 năm tới, từ mức 1 nghìn tỷ USD hiện nay - ngang ngửa với mức nợ của Chính phủ Mỹ là 3,8 nghìn tỷ USD.

“Triển vọng tăng trưởng, cùng với cải cách tài chính của đất nước, làm cho thị trường nợ của Trung Quốc trở thành khoản đầu tư hấp dẫn”, UBS cho biết. “Những nhà đầu tư lo ngại rủi ro tín dụng có thể lựa chọn các doanh nghiệp nhà nước, trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu phát hành của 5 ngân hàng lớn nhất nước”.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính sách tiền tệ phi chính thống đã dẫn đến lạm phát giá cả tài sản trong tất cả các loại tài sản truyền thống. Điều này đã làm giảm lợi suất trái phiếu, với tổng số lợi suất trái phiếu bị giảm trên toàn thế giới khoảng 8,6 nghìn tỷ USD, báo cáo của UBS dẫn lại bảng xếp hạng của Fitch (3-2017).

Mặt khác, trái phiếu Trung Quốc, cung cấp "lợi nhuận hấp dẫn" cả trên danh nghĩa và thực tiễn, UBS nói, thêm vào đó “vẫn có tiềm năng tăng vốn nếu lợi tức trái phiếu giảm so với mức hiện nay”. Quỹ đầu tư này cũng lưu ý về "đặc tính tự vệ" của trái phiếu Trung Quốc, làm cho chúng “hấp dẫn trong các danh mục đầu tư”.

Nợ tăng và sự tăng trưởng vừa phải của Trung Quốc được coi là một rủi ro quan trọng đối với thị trường toàn cầu khi ảnh hưởng kinh tế của nước này ngày càng được mở rộng. Tháng trước, Moody đã hạ bậc xếp hạng tăng trưởng kinh tế nước này từ A1 xuống Aa3 và đánh dấu mức nợ của nền kinh tế trong năm tới sẽ tăng lên. Cơ quan này cho biết, các cuộc cải cách chỉ có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc.

Trong khi UBS có thể thấy cơ hội trong thị trường trái phiếu, trái phiếu chính phủ của Trung Quốc có thể sẽ báo hiệu một số vấn đề với nền kinh tế rộng lớn hơn. Trong một lưu ý, Giám đốc Danh mục đầu tư thị trường đang nổi của PIMCO, ông Isaac Meng, cho rằng lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm của Trung Quốc giảm xuống dưới mức lợi tức 1 năm, việc chỉ diễn ra một lần trước đây vào tháng 6-2013, giữa “cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng trên thị trường liên ngân hàng”.

“Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thắt chặt các điều kiện tiền tệ, gây áp lực buộc các ngân hàng hạn chế cho vay doanh nghiệp và cho vay thế chấp, trong khi áp dụng lãi suất cho vay cao hơn cho người đi vay... Sự thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và sự mất cân bằng tài chính sẽ là một trở ngại cho sự hồi phục trong sản xuất toàn cầu và tỷ giá hối đoái trong hàng hóa”, Meng viết.

"Sự siết chặt tài chính bán buôn liên tục và sự đảo ngược đường cong lợi suất trong hệ thống tài chính kết nối mờ nhạt là những dấu hiệu của sự căng thẳng, cần được các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư nghiêm túc xem xét".

“Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thắt chặt các điều kiện tiền tệ, gây áp lực buộc các ngân hàng hạn chế cho vay doanh nghiệp và cho vay thế chấp, trong khi áp dụng lãi suất cho vay cao hơn cho người đi vay... Sự thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và sự mất cân bằng tài chính sẽ là một trở ngại cho sự hồi phục trong sản xuất toàn cầu và tỷ giá hối đoái trong hàng hóa”, Meng viết.

Kim Bang
.
.
.