Triển vọng nào cho cuộc chiến thường mại Mỹ - Trung?

Thứ Hai, 21/10/2019, 15:51
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại một phần, với việc Bắc Kinh đồng ý tăng cường nhập khẩu nông sản, tăng cường tính minh bạch của chính sách tiền tệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ.


Đổi lại, Washington đồng ý giữ các mức thuế bổ sung được cho là sẽ có hiệu lực vào ngày 15-10. Thỏa hiệp này dự kiến sẽ mang lại một thỏa thuận "ngừng bắn" cho cuộc chiến thương mại leo thang, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Mặc dù hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không còn tham gia vào các biểu thuế ăn miếng trả miếng, nhưng theo giới phân tích, những mâu thuẫn của họ còn lâu mới kết thúc. Vì vậy, hai bên nên làm việc để nhanh chóng taiến đến ký kết một thỏa thuận thương mại toàn diện, bao gồm thay đổi chính sách công nghiệp của Trung Quốc và đẩy lùi thuế quan mà họ đã áp đặt cho nhau.

Cuộc chiến thương mại đang siết chặt nền kinh tế toàn cầu. Sự bất mãn giữa những người nông dân Mỹ, một cơ sở hỗ trợ quan trọng cho đảng Cộng hòa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng đang gia tăng, và ông Donald Trump đã háo hức thực hiện một số bước tiến về thương mại khi ông nhìn về năm 2020. 

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng khi đất nước của ông kỷ niệm 70 năm thành lập. Nhưng ông từ chối thỏa hiệp về các chính sách công nghiệp, một vấn đề quan trọng trong các cuộc đàm phán song phương.

Trì hoãn cải cách cơ cấu là một vấn đề, nhưng sửa chữa một thỏa thuận đầy đủ và rút ra khỏi cuộc chiến thương mại đó cũng nguy hiểm. Do ảnh hưởng đến nền kinh tế và thị trường của các quốc gia, có thể hiểu rằng Mỹ và Trung Quốc đã chọn thỏa thuận một phần giới hạn trong các lĩnh vực như nông sản, tiền tệ và sở hữu trí tuệ. Vấn đề là thiếu sự cụ thể. 

Không rõ Trung Quốc sẽ cải thiện việc quản lý Nhân dân tệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ như thế nào, hoặc tiến trình của nó sẽ được đánh giá như thế nào. Hai quốc gia có vẻ quan tâm đến việc tìm ra các chi tiết còn phía trước và hoàn tất chúng tại một hội nghị thượng đỉnh vào giữa tháng 11. Sẽ thật đáng tiếc nếu hai bên kết thúc với một thỏa thuận lấy lệ chỉ mang tính biểu tượng.

Ngoài việc đảm bảo thỏa thuận một phần nhắm đến những vấn đề cấp bách nhất, 2 quốc gia phải nỗ lực nghiêm túc cho một thỏa thuận toàn diện. Thuế quan của Mỹ khoảng 360 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn còn, cũng như thuế quan trả đũa của Trung Quốc. Hai bên cần chấm dứt mức thuế cao càng sớm càng tốt.

Mỹ và Trung Quốc vẫn đang chia rẽ sâu sắc về các vấn đề cơ cấu của Trung Quốc, như đối xử với các công ty nhà nước và trợ cấp công nghiệp. Mỹ đang thúc đẩy Trung Quốc thực hiện các thỏa hiệp lớn, ứng phó các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Nhưng quá nhiều áp lực có thể dẫn đến một cuộc xung đột thậm chí lâu hơn.

Một số người ở Trung Quốc muốn đình trệ và chờ đợi kết quả của cuộc đua tổng thống Mỹ vào năm tới. Nhưng Bắc Kinh nên nhận ra rằng những cải cách mà Washington muốn là chìa khóa cho nền kinh tế Trung Quốc, và sẽ tích cực theo đuổi chúng bất kể chính quyền nào.

Anh Khôi
.
.
.