Trung Quốc: Khai đao với vay trực tuyến ngân hàng

Thứ Tư, 06/03/2019, 21:15
Chính phủ Trung Quốc thông báo, cảnh sát đã điều tra 380 đơn vị cho vay trực tuyến ngang hàng và phong tỏa các tài sản với tổng trị giá 1,5 tỷ USD.


Quyết định khai trừ đảng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đối với  ông Quách Lâm, nguyên Giám đốc chi nhánh Thiên Tân của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) hôm 28-2 càng khiến dư luận quan tâm tới động thái siết chặt hoạt động cho vay trực tuyến ngang hàng mà chính phủ đã và đang tiến hành. 

Được biết, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc là ngân hàng chính sách lớn nhất của Trung Quốc, chịu trách nhiệm phân bổ các khoản tài chính để hỗ trợ cho chính sách của chính phủ, nhưng khi tại nhiệm ông Quách Lâm đã không thanh toán chi phí sửa chữa nhà riêng cho doanh nghiệp tư nhân đã sửa chữa trụ sở làm việc của chi nhánh Ngân hàng Phát triển Trung Quốc tại Thiên Tân, và bán tư dinh của người này cho một khách hàng vay tiền với giá cao hơn nhiều so với thị trường.

Tờ thông báo cho biết, Modai đang bị các cơ quan quản lý tài chính điều tra.

Hơn 10 ngày trước, Chính phủ Trung Quốc thông báo, cảnh sát đã điều tra 380 đơn vị cho vay trực tuyến ngang hàng và phong tỏa các tài sản với tổng trị giá 1,5 tỷ USD. 1,5 tỷ USD tài sản bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bất động sản của hơn 380 công ty cho vay trực tuyến ngang hàng. 

Động thái này diễn ra sau một loạt bê bối trong lĩnh vực này và Bộ Công an phải điều tra các vụ lừa đảo, quản lý yếu kém và lãng phí. Và được biết hơn 100 đối tượng đang bị truy tìm, trong khi một số đã bỏ trốn ra nước ngoài. 

Tân Hoa xã cho biết, Bộ Công an đã cử người tới 16 quốc gia, trong đó có Campuchia, Thái Lan và đã bắt được 62 đối tượng. Cảnh sát cho biết, các đối tượng bị điều tra với cáo buộc gây lãng phí, xây dựng kế hoạch đầu tư giả và sử dụng nhiều hoạt động bất hợp pháp để huy động vốn. 

Giới truyền thông cho biết, một trong những trọng tâm của chiến dịch “Săn Cáo” là các công ty cho vay trực tuyến ngang hàng P2P (peer-to-peer) nhằm loại bỏ các dịch vụ tài chính bất hợp pháp. 

Theo thống kê của trang Diyi Wangdai, lượng tiền cho vay tồn đọng đã ở mức 1.200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 177 tỷ USD) tính đến cuối năm 2018, giảm 25% so với năm 2017. 

Theo công ty dữ liệu Wangdaizhijia, số lượng sàn giao dịch cho vay trực tuyến ngang hàng tại Trung Quốc vào tháng 1-2019 chỉ còn lại 1.009, giảm 46% so với thời điểm tháng 5-2018 và số nợ không trả qua các hình thức vay P2P hiện lên tới hơn 177 tỷ USD.

Theo dự báo của công ty nghiên cứu Yingcan Group, số lượng nền tảng cho vay trực tuyến ngang hàng tại Trung Quốc có thể sẽ chỉ còn 300 trong năm 2019, trong khi đó Citigroup cho rằng, chỉ khoảng 50 công ty cho vay P2P còn hoạt động. 

Giới kinh tế cho biết, hoạt động cho vay thông qua các nền tảng trực tuyến đã tăng trưởng 3 con số một năm cho tới năm 2017, thời điểm các nhà quản lý bắt đầu thắt chặt quy định. Hầu hết nền tảng cho vay P2P đều hứa hẹn lãi suất cao lên tới 15%/năm với nhà đầu tư và thủ tục giải ngân đơn giản trong thời gian ngắn với người vay. 

Theo thống kê, từ khi mô hình này xuất hiện tại Trung Quốc năm 2007, đã có hơn 6.000 nền tảng cho vay trực tuyến ngang hàng được mở ra theo số liệu của Online Lending House, và bắt đầu bùng nổ vào năm 2011, biến quốc gia đông dân nhất thế giới trở thành thị trường cho vay trực tuyến phát triển nóng nhất hành tinh. 

Nhiều người đã cho doanh nghiệp và nhà bán lẻ vay, hoặc đầu tư vào nhà hàng hoặc các loại hình kinh doanh doanh khác. Nhưng sự thiếu kinh nghiệm và khả năng kiểm soát rủi ro kém đã khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. 

Và một trong vụ bê bối lớn nhất trong lĩnh vực này là những người gửi tiền đã mất tới 50 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,7 tỷ USD) vào túi nhà cho vay trực tuyến Ezubo, trước khi đơn vị này bị cơ quan chức năng sờ gáy năm 2015. Nhà sáng lập của Ezubo và người thân của đối tượng đã bị bắt và ngồi tù năm 2017.

Mô hình vay trực tuyến ngang hàng ở Trung Quốc.

Theo giới truyền thông, sau khi được phép hoạt động, ngành tài chính tư nhân nở rộ trong lĩnh vực cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và hộ gia đình vốn không được hệ thống ngân hàng nhà nước đáp ứng về vốn vay. Nhưng các vụ phá sản và lừa đảo đã khiến dư luận bất bình, cũng như gây nhức nhối trong xã hội. 

Theo dữ liệu trên p2p001.com do Viện nghiên cứu Tài chính Internet Thâm Quyến quản lý, cho vay trực tuyến ngang hàng của Trung Quốc có giá trị gần 218 tỷ USD. 

Được biết, Yidai là doanh nghiệp (nhận vốn đầu tư từ SoftBank China Venture Capital năm 2014) mới nhất phải dừng hoạt động trong lĩnh vực này, cho dù có tới 32.000 người cho vay với dư nợ khoảng 4 tỷ nhân dân tệ (581 triệu USD), dự kiến trả lại tiền trong 5 năm. 

Yidai cho biết, họ bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn của những người cho vay khiến giá trị giao dịch suy giảm và bắt đầu vỡ nợ, còn một số lãnh đạo cao cấp của họ không được phép xuất cảnh. 

Mạnh Phong
.
.
.