Trung quốc: Tham vọng trạm vũ trụ không gian

Thứ Bảy, 22/06/2013, 15:44

Trung Quốc hiện tại đang trong tham vọng tiến hành một chương trình xây dựng đa giai đoạn mà đích đến cuối cùng sẽ là hình thành một trạm không gian quốc tế rộng lớn vào thời điểm năm 2020.

Như là một khúc dạo đầu trong việc xây dựng cơ sở này, Trung Quốc đã triển khai mô-đun (Module) Thiên Cung-1 trong năm 2012 như là một nền tảng nhằm hướng tới việc triển khai sâu rộng các công nghệ lắp ghép quan trọng.

Trong suốt thời gian diễn ra dự án với thời lượng từ 1 đến 2 năm, Thiên Cung-1, con tàu vũ trụ không người lái mang tên Thần Châu-8 của Trung Quốc sẽ có bước khởi động đầu tiên đáp xuống địa điểm dự kiến sẽ đặt trạm không gian vũ trụ, để từ đó, hai sứ mạng không người lái Thần Châu khác sẽ tập kết và tiến hành lắp ghép tại địa điểm quy định.

Dự án điểm hẹn và lắp ráp không gian của Trung Quốc (RVD) là một chương trình không gian có người lái tiếp theo của chính phủ Trung Quốc, dẫn lời tuyên bố của ông Jiang Guohua, một Giáo sư kiêm kỹ sư trưởng tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu phi hành gia Trung Quốc (CARTC) tại Bắc Kinh.

GS Jiang Guohua đã trình bày những nỗ lực về trạm vũ trụ của Trung Quốc tại Hội nghị chuyên đề thường niên lần thứ 15 của Đại học không gian quốc tế (tọa lạc tại Strasbourg, Pháp), mang tựa đề là "Trạm vũ trụ quốc tế: Tối đa hoá sự trở lại từ những chiến dịch mở rộng".

Dự án điểm hẹn và lắp ráp (RVD)

Theo tiết lộ của GS Jiang Guohua, Trung Quốc đã chính thức bắt đầu chương trình trạm không gian của mình vào tháng 10/2012, một sáng kiến nhằm mục đích hoàn thiện việc xây dựng "một trạm không gian có người lái tương đối lớn" vào khoảng thời điểm năm 2020.

GS Jiang Guohua phát biểu: "Hôm nay, dự án RVD tỏ ra khá trơn tru thông qua các đợt kiểm nghiệm và chuẩn bị về mặt kỹ thuật. Tàu vũ trụ Thần Châu-8 đã được phóng trong tháng 10/2012 với 2 sứ mạng thí điểm đã được phóng cùng năm. Thiên Cung-1 nặng khoảng 8.500kg và dài 10,5m với đường kính tối đa khoảng 3,4m. Nó bao gồm một mô-đun phòng thí nghiệm, mô-đun chứa nhiên liệu và các cơ chế lắp ghép".

Cũng theo GS Jiang thì bước kế tiếp của Trung Quốc là giai đoạn lắp đặt một phòng thí nghiệm không gian. Theo đó, 2 phòng thí nghiệm không gian là Thiên Cung-2 và Thiên Cung-3 sẽ được phát triển và phóng lên vũ trụ, chúng được chú trọng vào những đột phá trong các công nghệ tiên tiến nhằm xây dựng một trạm vũ trụ quy mô lớn sẽ cung cấp các điều kiện sống lâu dài cho các phi hành gia vũ trụ.

Đặt vào quỹ đạo vào năm 2013, mô-đun Thiên Cung-2 sẽ cung cấp điều kiện sống trong suốt 20 ngày cho 3 phi hành gia. Thiên Cung-3 dự kiến sẽ dược phóng lên vũ trụ vào năm 2015, nó được thiết kế để hỗ trợ điều kiện sống cho 3 nhà du hành vũ trụ trong khoảng 40 ngày, cùng với công nghệ hỗ trợ cuộc sống cũng như các công nghệ bổ sung trong qũy đạo về chất nổ đẩy và không khí.

Trạm qũy đạo lớn

Những bài học kinh nghiệm từ giai đoạn phòng thí nghiệm không gian sẽ dẫn tới sự ra đời của giai đoạn trạm không gian với một phức hợp chi tiết bao gồm mô-đun cabin trung tâm (CCM), mô-đun cabin phòng thí nghiệm 1 (LCM-1), mô-đun cabin phòng thí nghiệm-2 (LCM-2) cùng với một con tàu Thần Châu có người lái và một máy bay chở hàng Thần Châu.

Theo công bố của GS Jiang Guohua, được lắp ráp trong khoảng thời điểm 2020-2022, trạm quỹ đạo không gian lớn này sẽ có trọng lượng nặng đến 60 tấn và có thiết kế tồn tại trong khoảng 10 năm. Ông Jiang nhấn mạnh, phức hợp sẽ là nơi cung cấp chế độ lưu trú dài hạn thường xuyên cho 3 phi hành gia vũ trụ.

GS Jiang còn nói thêm rằng một chương trình nghị sự nghiên cứu phong phú đã lên kế hoạch cho trạm không gian của Trung Quốc, từ việc tiến hành các nghiên cứu khoa học trong điều kiện không trọng lực cho đến nghiên cứu về bức xạ không gian sinh học cũng như thiên văn học và thử nghiệm một hệ thống ăng-ten vũ trụ có thể triển khai.

GS Jiang Guohua còn nói thêm rằng Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các loại tên lửa mạnh mẽ dành cho tàu sân bay bao gồm việc xây dựng một trung tâm phóng tên lửa mới tại tỉnh Hải Nam

Nguyễn Thanh Hải (Theo Space - 18/6/2013)
.
.
.