Tử tế và thời của chiêu trò truyền thông

Thứ Năm, 02/10/2014, 15:30
Chuỗi sự kiện "Tuần tử tế +" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 tới ngày 19/9 tới đây khởi động cho chương trình "Sống tử tế", chiến dịch nhằm truyền cảm hứng và vận động công chúng cùng chung tay thực hiện những điều có ý nghĩa, những việc tốt đẹp với những người xung quanh để những giá trị nhân văn đằng sau những việc tốt đó sẽ lan tỏa xa hơn và góp phần xây dựng một xã hội tử tế hơn. Chương trình được khởi xướng bởi Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường (iSEE), đồng tổ chức với Tổ chức Hành động vì Tương lai (A4F) và Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM) - những tổ chức hoạt động độc lập tại Việt Nam.

Về xuất phát điểm của chương trình, iSEE cho biết những sự việc đau lòng như bảo mẫu đánh trẻ em, xả lũ theo quy trình gây thiệt hại kinh tế và chết người ở miền Trung, hay phi tang xác khách hàng sau khi gây tai nạn ở thẩm mỹ viện Cát Tường xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các sự việc này đều có những điểm chung đó là sự thiếu vắng của giá trị sống nhân văn. Chuỗi sự kiện này gợi lại một số giá trị dường như đang bị khuất nẻo trong đời sống này.

Nội dung của “Tuần tử tế +” gồm tám sự kiện nhỏ, trong đó có tử tế mà truyền thông - báo chí. Phạm vi bài viết này sẽ xoay quanh lát cắt nhỏ, quay tua rua những ngày tôi đang sống - thời của chiêu trò, của giật gân, của giật "tít", giật đùng đùng... thành bão. Bão truyền thông! Bão nhạt nhẽo! Mà ở đó, các giá trị đã bị cuốn phăng đi, trong đó có cả giá trị tử tế! Người làm nghề thì quên mất nghề, người tiếp nhận thì hùa vào nhau thành một đám đông tầm phào.

Những hình ảnh đẹp cần được nhân rộng trong xã hội.

"Tử tế ư? Tử tế thời buổi này có mà…". Đằng sau dấu ba chấm kia có cả một lô một lốc cụm từ diễn đạt thực trạng đi xuống của giới truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. Đây là thời của những giá trị đã bị "mốc màu", thậm chí có người còn nhận xét thẳng thừng và có phần khó nghe là "mạt giá trị". Là thời mà người ta chỉ chăm chăm xuất ra những tin bài/ chương trình ăn khách, càng giật gân càng tốt, thậm chí chiêu trò hoặc bóp méo thông tin, sai lệch sự thật nếu cần miễn là đạt được mục đích của mình. Người viết bài này không nghĩ cực đoan đến mức "mạt giá trị" như ai đó nhưng việc "té nước theo mưa" trong bối cảnh của một xã hội có nhiều điều bi hài mà giới truyền thông, báo chí đang "theo đuổi" cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ.

Đơn cử gần đây nhất là việc có một số tờ báo như Tiền Phong, Đất Việt, Kiến thức bị thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông xử phạt tổng cộng 180 triệu đồng vì thông tin sai sự thực. Trước đó, trên các trang báo này đã cho đăng những bài viết "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa", "Thư gửi bố: Chú Công an phường ngày nào cũng đến ăn cơm", "Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa" với nội dung là một bức thư được cho là của một học sinh tiểu học gửi cho bố là chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa. Từ một thông tin trên mạng, chưa được kiểm chứng, các báo này đã vội đăng tải một bài viết gây hoang mang trong dư luận. Sự việc này thêm một lần nữa đánh thẳng vào kiểu làm báo rẻ tiền nhan nhản của nhiều ấn phẩm báo chí hiện nay.

Đội xe Minsk Việt Nam tham gia tình nguyện trong kỳ thi đại học vừa qua.

Trong khi các đơn vị báo chí bị ràng buộc bởi nhiều quy tắc về luật pháp cũng như đạo đức thì mạng xã hội với nhiều nguồn thông tin đa dạng (có thể đúng, có thể nói cho vui nhằm giải trí, câu like) như hiện nay trở thành những con virus lây lan siêu kinh khủng. Chưa có bất cứ chế tài nào ràng buộc "những tờ báo di động" này. Người ta có thể đăng tải một câu chuyện và nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ qua trang mạng cá nhân của mình mà không có cơ hội đối chứng thông tin. Điều này tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy khi mà thông tin đó sai sự thật, gây ảnh hưởng tới cá nhân hoặc xã hội.

Tất nhiên, có nhiều chương trình tình nguyện, nhiều câu chuyện tử tế, nhiều tấm gương cũng như hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ rộng rãi và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng. Song cũng có không ít những thông tin, chia sẻ bóp méo, gây hoang mang, xáo trộn sự ổn định nào đó. Phải chăng, nên có một sự tử tế hay đạo đức trong việc đăng tải thông tin và phía người tiếp nhận, cũng phải chủ động sàng lọc thông tin?       

Làm sao để có một môi trường truyền thông - báo chí "sạch"? Làm sao ngoài chức năng phản ánh thông tin, những người làm báo vẫn nhớ tới chức năng định hướng thông tin? Làm sao để sống tròn vẹn với giá trị tử tế? Viết đến đây, tôi tự nhiên lại nhớ tới mấy câu trong một ca khúc của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn:  "Sống trong đời sống/ Cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?". Ừ thì cứ cần một tấm lòng cái đã dù biết rằng "để gió cuốn đi".

Blogger Nguyn Ngc Long: “Mong mun làm dày hơn các giá tr t tế

- Truyn thông nói chung và báo chí nói riêng, bên cnh nhng cái được, hình như đang góp phn không nh trong vic làm nhòa ln các giá tr?

- Tôi cho rằng cái gì cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng muốn tồn tại và phát triển, mặt tích cực phải luôn nổi trội, lấn át một số vấn đề tiêu cực xuống. Truyền thông và báo chí không nằm ngoài quy luật đó. Cho nên, xét về tổng thể, tôi không cho rằng các phương tiện này làm nhòa lẫn giá trị hay phá hoại. Nếu có, đó là những tồn tại không đáng kể. Chuỗi sự kiện được tổ chức ra cũng chỉ mong muốn làm "dày hơn" các giá trị tử tế trong xã hội, với quan điểm rằng cái gì được đề cập nhiều, bàn thảo nhiều, thì nó sẽ tự lan tỏa và gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khi nhiều người cùng nói về tử tế, thì những vấn đề chưa tử tế sẽ bị cô lập và biến mất một cách rất tự nhiên.

- Nếu thế, biu hin ca s không t tế đó như thế nào? Theo anh, nguyên nhân ca s không t tế đó là gì? Có phi xut phát t 2 phía (người cung cp và người tiếp nhn thông tin)?

- Mỗi người có các nấc thang tử tế và không tử tế rất khác nhau. Thí dụ như bạn cho rằng gặp một cô gái xấu mà nhận xét thẳng thừng vào mặt cô ấy như vậy là không tử tế, nhưng tôi có thể cho đó là một việc bình thường. Tôi không định xây dựng ra một chuẩn mực cho sự tử tế mà chỉ tác động để mỗi người thêm vào một bước suy xét về tử tế hay không tử tế mỗi khi phát ngôn hay hành động. Tức là nếu ai đó chưa ý thức về tử tế, hãy tự đặt ra một thước đo cá nhân cho nó. Còn nếu có rồi, thì có thể đẩy các giá trị đó lên một mức cao hơn bằng việc khắt khe với chính bản thân mình.

Blogger Nguyễn Ngọc Long.

Trên môi trường mạng xã hội, sự tử tế cần được đặt ra trong vấn đề phát tán các thông tin dù hữu ý hoặc vô tình. Các câu hỏi gợi ý mà mỗi cá nhân có thể suy xét là nguồn tin có uy tín hay không? Thông tin có chính xác hay không? Nó tác động đến ai? Nó có thể gây ra hậu quả gì? Nó có vi phạm pháp luật hay không?... Tất cả được đặt trong bối cảnh sức mạnh lan tỏa vượt tầm kiểm soát của các công cụ mạng xã hội. Bên cạnh đó, sự tử tế còn thể hiện ở văn hoá giao tiếp, chuẩn mực giao tiếp, cách thức và từ ngữ khi tham gia thảo luận ở các cộng đồng trực tuyến khác nhau.

Trên mạng xã hội, người tiếp nhận thông tin cũng đồng thời là người cung cấp thông tin cho nên không cần thiết phải phân biệt hai vai trò này một cách rõ ràng.

- T tế đó cn k năng không, thưa anh?

- Đầu tiên, chúng ta cần tự suy nghĩ về việc tử tế hay không tử tế. Tôi nghĩ, việc đó có vai trò "thức tỉnh". Thử hình dung, với mỗi hành động, lời nói mà chúng ta phát ngôn ra đều qua một bộ lọc như vậy, thì tự nhiên các giá trị tử tế sẽ có cơ hội trỗi dậy một cách nhanh chóng. Bởi vì, bản chất "nhân - chi - sơ", hướng thiện vốn luôn tồn tại trong mỗi cá nhân.

Thứ hai, tiếp tục suy xét về các hậu quả của những giá trị không tử tế, cũng như giá trị tốt đẹp có được khi thực hành các giá trị tử tế. Đặt những thứ được mất như vậy lên bàn cân, tôi tin rằng chúng ta sẽ tự nhiên hướng về phía giá trị tử tế ngay thôi.

Trong môi trường mạng xã hội, nếu coi sự tử tế là tiếp nhận thông tin có chọn lọc và phát tán thông tin có ý thức thì chúng ta cần các kỹ năng về thẩm định thông tin, đánh giá tính đúng sai, nhưng quan trọng nhất là quan sát và phản biện. Có một tư duy phản biện sắc bén, mỗi người sẽ độc lập về suy nghĩ. Khi ấy, chúng ta sẽ đóng vai trò một bộ lọc trong mỗi nốt tiếp nhận và truyền phát thông tin. Một mạng lưới thông tin gồm có nhiều bộ lọc mạnh mẽ như vậy, chúng ta sẽ có một môi trường truyền thông lành mạnh.

- Xin cm ơn anh.

Đậu Dung
.
.
.