Tương lai khó lường của NATO

Thứ Ba, 17/03/2020, 18:51
Năm 2019, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt là NATO) kỷ niệm 70 năm thành lập nhưng thời khắc lịch sử quan trọng này lại lặng lẽ đến, lặng lẽ đi và vô cùng tẻ nhạt.


Phóng viên đối ngoại Marcus của BBC cho biết, các nhà lãnh đạo 29 nước của NATO tập trung tại vùng ngoại ô phía Bắc London để họp mặt nhưng các phát ngôn viên của NATO đã cố gắng tránh sử dụng từ "hội nghị thượng đỉnh" lý do là năm ngoái "hội nghị thượng đỉnh" đã họp rồi. Năm nay chỉ có các nhà lãnh đạo gặp gỡ và trao đổi quan điểm, ý kiến và cuối cùng cũng không có thông báo chính thức nào được đưa ra.

Những người ủng hộ NATO luôn khẳng định rằng tổ chức này là tổ chức quân sự hiệu quả nhất trong lịch sử nhưng mấy năm gần đây NATO bị một số thành viên chủ chốt như Hoa Kỳ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích, phê bình, ngoài những xung đột nội bộ cộng với việc Anh quốc rời khỏi EU nên sinh nhật lần thứ 70 của NATO diễn ra tẻ nhạt như vậy làm cho người ta phải suy nghĩ.

Tương lai của NATO sẽ như thế nào? Hiện trạng của nó ra làm sao? Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào quá khứ huy hoàng của nó.

Sự ra đời của NATO

Năm 1949, khi vết thương của Thế chiến thứ II vẫn chưa lành, hai phe Đông và Tây bắt đầu phát động cuộc chiến tranh lạnh và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời như một liên minh chính trị, quân sự của các nước phương Tây để bảo vệ an ninh quốc phòng cho các quốc gia thành viên.

Khi NATO mới được thành lập, các thành viên bao gồm Hoa Kỳ, Canada và 10 quốc gia châu Âu khác, mục đích và tôn chỉ của nó là để khống chế Liên Xô.

Liên Xô là một trong những nước giành được chiến thắng trong Thế chiến thứ II.

Năm 1945 sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, thủ đô Berlin của nước Đức bị phân chia và kiểm soát bởi những người chiến thắng, thành phổ Berlin nằm ở Đông Đức nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô.

Từ tranh cãi xung quanh đặt mạng 5G của Huawei cho tới chuyện Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 của Nga... NATO có vô vàn chuyện để lo.

Vào tháng 6 năm 1948,  một cuộc khủng hoảng đầu tiên nổ ra ở Berlin. Cũng vào tháng 6 năm 1948, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và sáu quốc gia cùng nhau đưa ra "Kiến nghị London" điều cốt lõi là hợp nhất ba khu vực nước Đức do Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng thành lập nước cộng hòa liên bang Đức và phát hành đồng mac để lưu hành.

Moscow cũng ngay lập tức phong tỏa khu vực chiếm đóng của mình, cắt đứt giao thông đường bộ, đường thủy và nguồn vận tải hàng hóa với Tây Berlin, chỉ để lại ba hành lang và lối đi. Để phá vỡ sự phong tỏa của Liên Xô, Hoa Kỳ cũng không ngừng vận chuyển rất nhiều vật tư hàng hóa bằng đường không đến tây Berlin, đồng thời cũng ngừng cung cấp than, gang thép và điện sang phía khu vực Liên xô chiếm đóng.

Đây là cao trào đầu tiên của cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Cuộc khủng hoảng kéo dài trong khoảng một năm. Cuộc khủng khoảng lần này đã thôi thúc việc phải sinh ra NATO, các nước đầu tiên ký kết tham gia Hiệp ước bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Italia, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Iceland và Luxembourg. Năm 1952 kết nạp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và năm 1955 kết nạp thêm Tây Đức. Kể từ năm 1989, sau khi phe xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ, NATO đã mở cửa kết nạp các quốc gia Đông Âu và tổng thành viên là 29 nước. Thành viên mới nhất là Montenegro tham gia vào năm 2017.

Theo công ước của NATO, bất cứ một cuộc xâm lược nào vào thành viên của NATO tức là xâm lược NATO và cả khối sẽ cùng chiến đấu để bảo vệ nhau. Vai trò của công ước trong thế giới hiện thực đảm bảo rằng mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu và Bắc Mỹ được liên kết chặt chẽ không thể phá vỡ được.

Mối đe dọa lớn nhất đến an ninh của khối này lúc bấy giờ là Liên Xô. Nhưng thực sự là thế nào? So với 70 năm trước biên giới của NATO đã di chuyển hơn 1.000 km theo hướng tiến về Moscow.

Kẻ thù số một đã biến mất

Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô giải thể, nhưng sự nghi ngờ và lo lắng của phương Tây đối với Moscow vẫn chưa biến mất nên khối Bắc Đại Tây Dương vẫn còn tồn tại, an ninh của các thành viên trong khối vẫn cần được bảo vệ vì nước Nga vẫn là một nước cường quốc quân sự trên thế giới. Những năm sau này, vai trò của NATO cũng có sự thay đổi, NATO đã tích cực hơn trong việc can thiệp bằng hành động quân sự như tiến hành các cuộc không kích ở Bosnia và Kosovo, thực hiện các cuộc phong tỏa trên biển và gánh vác nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Năm 2001, sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ, lần đầu tiên NATO ra khỏi châu Âu đến  Afghanistan chỉ huy liên quân của Liên hợp quốc. Đến nay, NATO vẫn còn 17.000 binh sĩ ở Afghanistan, chịu trách nhiệm đào tạo, tư vấn và hỗ trợ các hình thức khác cho lực lượng an ninh Afghanistan.

Điều gì khiến xảy ra sự "lục đục" trong NATO?

Tổng thống Mỹ Trump có nhiều điều bất bình và chỉ trích nhiều nhất đối với NATO. Khi tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông Trump đã thẳng thừng tuyên bố rằng NATO đã "cũ và lỗi thời", nếu tổ chức này bị giải tán thì ông không một chút buồn phiền. Ông Trump cũng ám chỉ rằng Hoa Kỳ có thể không tuân thủ các quy tắc bảo vệ khi các đồng minh bị tấn công và thậm chí Mỹ có thể rút khỏi NATO.

Điều mà ông Trump luôn phàn nàn là Hoa Kỳ phải chi nhiều tiền nhất cho NATO  "Điều này thật không công bằng và không thể chấp nhận được". Theo số liệu năm 2018 cho thấy 70% tổng chi tiêu quốc phòng của NATO là do Hoa Kỳ gánh chịu.

Thổ Nhĩ Kỳ có gì bất mãn?

Sự chia rẽ lớn trong NATO là do Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 10/2019, Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria và tiến hành một cuộc tấn công vào lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria, hành động này đã gây nên sự chia rẽ lớn trong NATO, cũng vì nguyên nhân này mà NATO đã đóng băng việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Anh, Pháp và Tây Ban Nha đều là "hội viên song trùng" của NATO và Liên minh châu Âu,  họ cũng nằm trong số những quốc gia bán nhiều vũ khí nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên dày dạn của NATO nhưng nước này lại có quan hệ quân sự với Nga nên đã gây ra sự căng thẳng. Bất chấp sự phản đối của Mỹ, Tổng thống Erdogan đã ký một đơn đặt hàng với Moscow mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400.

Trong nhiều năm Hoa Kỳ đã cố gắng tiếp thị hệ thống phòng không Patriot của mình cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Tổng thống Erdogan lại yêu cầu Mỹ chuyển giao công nghệ và cuộc đàm phán mua bán bị đình trệ. Nếu có công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển hệ thống phòng thủ của riêng mình nhưng chính quyền của Tổng thống Obama khi đó đã không chấp nhận điều kiện này. Ankara đã quay sang Moscow và cuộc đàm phán diễn ra rất thuận lợi.

Hoa Kỳ đã loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi hạng mục nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu F-35 chung với lý do Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ S-400 của Moscow.  Điều đáng xấu hổ hơn là các căn cứ của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các căn cứ không quân của Mỹ, nằm ở phía Nam và sát biên giới Syria. Một điều rắc rối nữa là chỉ có năm quốc gia NATO châu Âu có căn cứ hạt nhân của Mỹ thì Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số đó.

Tại sao Pháp lại phàn nàn?

Ngày 12/11/2019 khi trả lời phỏng vấn tờ "Người kinh tế học" của Anh quốc, Tổng thống Pháp Macron đã sử dụng từ "NATO chết não" để nói về NATO, ông Macron còn bày tỏ quan ngại về thái độ nửa vời của người Mỹ. Ông cũng nói đến quyết định của Washington rút quân khỏi Syria mà không thông báo cho NATO biết.

Nguyên tắc cơ bản của NATO là: Nếu một thành viên của NATO bị tấn công thì cả NATO sẽ cùng chống lại kẻ thù chung. Ông Macron cũng bày tỏ sự nghi ngờ của mình về nguyên tắc này liệu nó có còn tồn tại hay không? Ông Macron còn nói rằng với lập trường dao động của Hoa Kỳ, NATO nên đánh giá lại tình hình và châu Âu phải cố gắng tự chủ về chiến lược và  năng lực của quân đội.

Sau khi cuộc phỏng vấn này được công bố, mối quan hệ của ông Macron với bà Thủ tướng Đức Merkel trở nên khó xử. Tờ "Thời báo New York" của Mỹ tiết lộ rằng bà Merkel đã phàn nàn với ông Macron: "Ông không ngừng đánh vỡ ly còn tôi thì không ngừng gắn nó lại, chả nhẽ chúng ta lại không thể ngồi xuống và cùng uống với nhau một tách trà?".

Rắc rối về việc Brexit của Anh

Anh quốc cũng đang như "lửa cháy lại đổ thêm dầu". Cuộc hội nghị của các nhà lãnh đạo NATO ở vùng ngoại ô phía Bắc London diễn ra một tuần trước cuộc bầu cử sớm của Vương quốc Anh.

Trong thành viên của NATO có 22 là thành viên EU khi Anh quốc rời EU thì các thành viên khác sẽ suy nghĩ và hành động gì?

Nhìn về tương lai của NATO

Tương lai của NATO phụ thuộc vào lập trường chính trị của nước Nga. Một số nhà bình luận nói rằng việc đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng nên được đưa vào kế hoạch tương lai của NATO.

Một quan chức cấp cao của NATO từng nói với các phương tiện truyền thông rằng chỉ cần phải đối mặt cái nhìn long sòng sọc của Nga thì quy tắc phòng thủ tập thể và lực lượng răn đe vẫn cần phải tồn tại. Điều này có thể là một chục năm, cũng có thể là nhiều thập kỷ, hoặc có thể là thêm 70 năm nữa. Mặc dù Tổng thống Trump không mặn mà lắm với NATO và Quốc hội Hoa Kỳ đã phủ quyết việc Hoa Kỳ rút khỏi NATO nhưng đa số người cho rằng việc kỷ niệm 70 năm thành lập NATO là quá vắng vẻ, nhạt nhẽo nhưng hội nghị thượng đỉnh năm nay của NATO có thể không phải là lần cuối cùng.

Nguyễn Đình Thiêm (dịch)
.
.
.