10 công nghệ thực tế sẽ biến bạn thành siêu anh hùng

Thứ Hai, 07/08/2017, 09:57
Cho dù bạn muốn leo qua leo lại các tòa nhà chọc trời như Người Nhện hay ước ao có khả năng tự chữa bệnh như Wolverine... điều này có thể thực hiện được trong một tương lai không xa.


Các nhà nghiên cứu đang tìm ra cách để mang lại những khả năng phi thường cho người bình thường, và một số công nghệ tuyệt vời dưới đây có thể khiến bạn cảm thấy mình như một siêu anh hùng trong đời thực.

1. Siêu anh hùng “người sắt”: Iron Man

Một nhà kinh doanh dầu người Anh đã tự biến mình thành một Tony Stark thật sự, bằng cách chế tạo một bộ cánh giống với máy bay phản lực, cho phép ông bay lượn.

Richard Browning tạo ra Exosuit bằng cách kết hợp 3 bộ động cơ phản lực thu nhỏ rồi gắn chúng vào cánh tay và lưng của ông. Ông kiểm soát tốc độ và hướng đi bằng cách thay đổi hướng lực đẩy động cơ bằng cách sử dụng phần trên của cơ thể. Không có thiết bị lái khác.

Bộ đồ Exosuit

Exosuit thiếu một số tính năng của Iron Man, chẳng hạn như sức mạnh siêu phàm và các tia repulsor, nhưng nó cho phép Browning có thể bay lên trong vòng 10 phút. Trong những thí nghiệm đầu tiên, Browning có thể bay lên cách mặt đất từ 1-2m với vận tốc khoảng 5 mph (8 km/h), nhưng ông cho rằng các mẫu trong tương lai có thể bay với tốc độ lên đến 60 dặm/giờ (khoảng100 km/h) ở độ cao 330 feet (100m).

Nhưng cái giá để thành Iron Man không hề rẻ. Browning cho biết nguyên mẫu của ông tốn khoảng 250.000 USD (5,63 tỷ VNĐ).

2. Siêu nhân tự phục hồi: Wolverine

Sức mạnh đột phá đáng ngưỡng mộ của Wolverine trong việc tự chữa bệnh có vẻ như là điều không thể đối với người bình thường, nhưng việc phát triển các nghiên cứu thử nghiệm cấy vi phẫu lên cánh tay của quân đội Mỹ thực sự có thể giúp con người tự lành bệnh.

Chương trình đơn thuốc điện, hay còn gọi là ElecRX.

Chương trình đơn thuốc điện, hay còn gọi là ElecRX, nhằm phát triển cấy ghép vi phẫu để liên tục giám sát tình trạng thể chất của con người và cung cấp kích thích điện cho bất kỳ hệ thống nào khi cần. Các thiết bị này nhỏ đến mức chúng có thể được cấy vào ngay đầu dây thần kinh bằng kim - không giống như các công nghệ ngày nay - làm cho các phương pháp trị liệu đạt được kết quả tốt hơn.

Kỹ thuật cấy ghép này có thể được sử dụng để điều trị các chứng bệnh viêm mãn tính đau đớn như viêm khớp dạng thấp, hội chứng phản ứng viêm hệ thống hoặc viêm đại tràng. Tuy nhiên, họ sẽ không cung cấp cho bạn tuổi thọ chính xác của Wolverine ...

3. Siêu nhân tia chớp: Flash

Nếu Iron Man dùng động cơ phản lực để bay, thì DARPA (Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng Mỹ) dùng nó để giúp bạn chạy nhanh như một tia chớp thực sự.

Bộ phản lực đeo lưng (jetpack) được mang như một chiếc ba lô và chạy bằng pin. Trong thử nghiệm, một người mang bộ jetback này có thể tiết kiệm được 20 giây cho đoạn đường 1 dặm, thay vì 5 phút 20 giây nếu không có jetback.

Bộ phản lực đeo lưng.

Công nghệ này ban đầu được phát triển như là một phần của chương trình DARPA nhằm tìm cách giúp binh lính di chuyển nhanh hơn trên chiến trường, và bây giờ các nhà nghiên cứu đang cố gắng để giúp vận động viên cải thiện hiệu suất.

"Đây là tương lai của chiếc jetpack: Nếu chúng ta có thể nâng cao công nghệ, chúng ta có thể giúp mọi người chạy 4 dặm (khoảng 6,5km) trong vòng 5 phút rưỡi", Jason Kerestes, một sinh viên cao học về kỹ thuật và robot, người dẫn đầu dự án tại Đại học bang Arizona, nói với tờ Live Science. Song, việc bạn sử dụng sức mạnh mới này để phục vụ cho những việc làm tốt hay xấu lại hoàn toàn tùy thuộc vào chính bản thân bạn.

4. Siêu nhân tàng hình: Invisible Woman

Áo tàng hình không cho phép bạn che giấu bất cứ điều gì như việc tàng hình của Invisible Woman trên màn hình tivi, nhưng trong trường hợp bạn không có được khả năng siêu phàm từ một cơn bão vũ trụ, bạn vẫn có thể làm các đồ vật gần mình biến mất.

Các nỗ lực trước đây trong việc tạo ra những chiếc áo tàng hình đã làm cho vật thể biến mất bằng cách bẻ cong ánh sáng xung quanh chúng, nhýng công nghệ mới có những cách tiếp cận khác. Một trong số đó sử dụng kỹ thuật metascreen, loại bỏ việc phản xạ các sóng ánh sáng khỏi một đối tượng được che giấu (cho đến nay nó chỉ hoạt động trong ánh sáng vi sóng, loại ánh sáng không nhìn thấy được). Một kỹ thuật khác dùng cách phản chiếu ánh sáng khỏi một vật như thể nó là một gương phẳng, làm cho các vật thể được che giấu biến mất.

Đến nay, chỉ có những vật thể rất nhỏ được che giấu thành công, không phải trong các tình huống thực tế, nhưng các nhà khoa học đang tiếp tục làm việc để đạt được cho cả 2 điều trên.

(Còn tiếp)

Vinh Trang
.
.
.