11 robot cảnh sát đang tuần tra vòng quanh thế giới

Thứ Ba, 05/09/2017, 14:45
Các cơ quan thi hành luật pháp trên toàn thế giới đang sử dụng công nghệ bán tự hành để thực hiện những nhiệm vụ quá khó khăn, nhàm chán hoặc bất khả thi đối với con người.


Tháng 7-2016, Cảnh sát Cleveland đã sở hữu một vài thiết bị vô hại với con người ở Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, những thiết bị này có thể được thiết kế để giết chóc, như chúng ta đã thấy ở Dallas gần đây, khi cảnh sát buộc quả bom vào một con robot kích hoạt nổ, và... "bùm": một con robot vô hại lại trở thành một kẻ giết người. Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy sợ hãi trước ý tưởng đó. Các nhà hoạt động nhân quyền lo lắng rằng những con robot này thiếu ý thức xã hội trong việc đưa ra quyết định.

“Ví dụ, trong suốt những cuộc biểu tình đại chúng ở Ai Cập vào tháng 1-2011, quân đội đã không bắn những người tham gia biểu tình, đó là một hành động đòi hỏi sự nhân từ bẩm sinh của con người và sự tôn trọng đối với luật pháp”, ngài Rasha Abdul Rahim thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế đã phát biểu trong bản tuyên bố hồi năm ngoái về việc Liên Hiệp Quốc nên ngăn cấm vận hành các loại robot giết người.

Hàng ngàn chuyên gia về robot, trong đó có Elton Musk và Stephen Hawking, đã ký một văn bản vào năm 2015, cảnh báo máy móc có thể lựa chọn mục tiêu mà không cần đến sự điều khiển của con người. Tờ WIRED đã tìm hiểu  xem bao nhiêu thiết bị như thế đang được sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên, do các tổ chức thi hành luật không sẵn lòng giúp đỡ nên danh sách của họ vẫn chưa đầy đủ, nhưng cũng có thể cho chúng ta một cái nhìn khái quát.

1. Griffin - robot dò chất nổ, Mỹ

Tại Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa năm 2016, Cảnh sát Cleveland đã nhờ tới sự hỗ trợ của loại robot mới có tên Griffin, được thiết kế bởi các sinh viên trường đại học công lập địa phương. Robot được thiết kế cao 12 inch (0,3m), với 6 bánh xe lăn để di động tới những vị trí cảnh sát không đến được, ví dụ như dưới gầm xe ô tô hay phía sau các thùng rác để tìm kiếm chất nổ.

Robot Griffin.

Griffin  được trang bị camera và đèn chiếu sáng, cho phép cảnh sát kiểm tra tình hình từ màn hình máy tính ở một khoảng cách an toàn. Không giống như các robot dò bom lớn và robot hạng quân đội, nó giống như loại cảnh sát đã đặt kíp nổ ở Dallas, Griffin đủ nhẹ để được triển khai nhanh chóng mà không cần tới xe tải lớn. Và nó là một trong số rất nhiều robot mà Cảnh sát Ohio hiện đang sở hữu. Cơ quan hành pháp Ohio đã nhận 40 con robot từ Chương trình 1033 thuộc liên bang, chuyển các trang thiết bị quân đội tới cơ quan hành pháp địa phương.

2. Máy bay phòng chống bạo loạn, Ấn Độ

Cảnh sát ở khu vực Ultar Pradesh đã thu mua một bộ máy bay không người lái Skunk được thiết kể để “tắm” cho đám đông bằng bình xịt ớt và những quả đạn súng sơn. Máy bay do Công ty Desert Wolf của Nam Phi sản xuất có thể bay lượn giữa đám đông biểu tình và có khả năng bắn đến 20 đầu đạn súng sơn (hay bất kỳ loại đạn 'không gây chết người" nào khác) trong 1 giây; đồng thời phân tán những viên đạn hơi cay lên người.

Robot Utah.

Cảnh sát điều khiển máy bay từ mặt đất. Máy bay có 8 động cơ, mỗi động cơ cấp lực cho 1 cánh quạt dài 16 inch (40,64cm). Máy bay được gắn kèm loa để người thi hành công vụ có thể giao tiếp với đám đông, cùng với đó là đèn nhấp nháy và tia lazer an toàn cho mắt nhằm đánh lạc hướng và giải tán đám đông. Và dĩ nhiên, không có chiếc máy bay nào hoàn thành mà không có khả năng giám sát cả. Skunk được gắn kèm theo một máy ảnh nhiệt, một máy ảnh HD và một micro tích hợp, lưu lại hình ảnh để cảnh sát quan sát sau đó.

3. Robot cai ngục, Hàn Quốc

Các sĩ quan cải huấn nhà tù Pohang ở Hàn Quốc đã sử dụng robot để canh gác giúp họ trong một quá trình thử nghiệm vào năm 2012. Những con robot này cao 5 feet (1,52m), được trang bị máy quay 3D và phần mềm nhận dạng hành vi tù nhân. Các nhà sản xuất nói rằng nó có khả năng báo cáo khi có điều bất thường xảy ra, ví dụ như có trận đánh nhau hay tù nhân ở trên sàn ngoài nhà giam.

Robot Pohang.

Những người ở trung tâm điều khiển có thể giao tiếp với tù nhân thông qua radio 2 chiều của robot. Mặc dù chưa quyết định chính thức về việc có nên sử dụng những con robot này 24/24, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Hàn Quốc đang xây dựng đội quân robot để tuần tra trong kỳ Thế vận hội Mùa đông 2018 tổ chức ở Pyeongchang. 

4. Dogo - tay súng nguy hiểm, Israel

Con robot nặng 26 pound (11,79kg), cao 11 inch (27,94cm) này được gắn một khẩu súng lục Glock 9mm. Được thiết kế bởi Công ty General Robotics Ltd của Israel với sự trợ giúp từ Đơn vị Phòng chống khủng bố Israel, robot Dogo có thể bắn đến 5 lần trong vòng 2 giây. Nó có thể đột nhập vào nhà mà không gây tiếng động, leo lên các bậc thang và thậm chí khéo léo đi qua những chướng ngại vật.

Robot Dogo

Trang web của Công ty General Robotics Ltd cho biết, Dogo được tích hợp sẵn 8 camera và loa 2 chiều, cho phép cảnh sát giao tiếp và bắn những nghi phạm mà không gây nguy hiểm tới mạng sống của họ. Nếu các cơ quan hành pháp không có ý định giết người, Dogo có mang kèm bình xịt cay hoặc mô-đun đèn chói mắt gây mất thị lực tạm thời.

5. Kẻ phá hoại khổng lồ, Los Angeles

Bat Cat - tên viết tắt của công cụ đánh giá kiểm soát chiến thuật đột kích bằng bom - là quái vật điều khiển bằng sóng vô tuyến của Cục Cảnh sát Los Angeles. Được thiết kế để có thể nâng một chiếc xe tải chở bom với cần ống lồng khổng lồ dài 50feet, phương tiện mặt đất không người lái này có thể đạt tốc độ tối đa 6 dặm mỗi giờ.

Robot Bat Cat.

Mặc dù được thiết kế để loại bỏ các chất nổ lớn, Bat Cat cũng có thể đâm xuyên qua một ngôi nhà chỉ trong vài phút. Tờ The Los Angeles Times  cho biết, Sở Cảnh sát thành phố Los Angeles đã sử dụng công cụ này để phá hủy bức tường của một căn nhà trong một nhiệm vụ cấp bách vào năm 2011. Bat Cat có thể vận chuyển một vật nặng tới 12.000 pound (5,44 tấn), thừa sức kéo một chiếc xe chở bom đặc thù ra xa. Bat Cat được xây dựng dựa trên khung gầm của xe bốc hàng dây xích, nên về cơ bản nó chỉ là cải tiến từ càng nâng điều khiển từ xa. Vì vậy, tốt hơn hết là nên giữ khoảng cách với nó

(Còn tiếp)

Vân Trinh
.
.
.