6 công nghệ gián điệp khó tin nhưng có thật

Thứ Bảy, 03/06/2017, 08:43
Dù sát thủ, điện thoại di động nhận diện vân tay - là những món “đồ chơi” của James Bond và các đối thủ của mình trong loạt phim 007 huyền thoại. Nhưng nhiều trong số những thiết bị lạ thường xuất hiện trong những bộ phim trước đây đã trở nên lỗi thời bởi những bước tiến công nghệ không tưởng ngày nay, theo Vince Houghton, một nhà sử học và ủy viên Ban quản trị của Bảo tàng Gián điệp quốc tế (ISM) ở Washington, D.C.


Sau đây là 6 công nghệ gián điệp không tưởng nhưng đã có thật trong cuộc sống:

1.Những “đồ chơi” thời Chiến tranh lạnh

Gián điệp cũng lâu đời như văn minh nhân loại. Luật của người Babylon gọi là Mật mã Hammurabi, và Kinh thánh Cựu ước mô tả gián điệp là cách để chiếm lợi thế đối với kẻ thù.

Ảnh minh họa

Trong cuộc Chiến tranh lạnh, thời hoàng kim cho những món đồ gián điệp, sát thủ người Bulgaria đã dùng một cây dù để bắn chất độc ricin vào một người phản bội Xô Viết ở London. Người Liên Xô đã chế tạo một khẩu súng hình son môi được mệnh danh “Nụ hôn tử thần”, có thể bắn chết người ở cự ly gần, Houghton nói.

 2. Mèo nghe lén

Trong thời Chiến tranh lạnh, có nhiều ý tưởng kỳ dị phát sinh. Khi đó, các thiết bị nghe lén có công nghệ thấp nên khả năng lọc âm thanh rất kém. Vì vậy, vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước, các điệp viên Mỹ có ý tưởng dùng ốc tai của động vật (có khả năng lọc âm thanh tốt) để nghe lén Liên Xô. 

Họ đã cấy một microphone vào ống tai của một con mèo, một thiết bị phát radio gần hộp sọ và một cục pin vào bụng nó; đồng thời biến cái đuôi nó thành chiếc antenna. Sau đó, họ bỏ ra nhiều giờ để huấn luyện nó. Thật không may, con mèo gián điệp này lại thường bỏ đi lang thang để kiếm thức ăn.

Vũ khí "Nụ hôn tử thần".

"Mèo thật sự không thích làm những gì bạn bắt chúng làm”, Houghton nói.

Vì vậy, nhóm điệp viên lại làm lại từ đầu, huấn luyện lại con mèo để nó có thể bỏ qua cơn đói và thả nó xuống một công viên đối diện với Đại sứ quán Liên Xô ở Washington, D.C. Nhưng ngay khi con mèo băng qua đường, nó đã bị một chiếc taxi cán chết.

“Vậy là con mèo nhiều triệu đô của họ đã phơi thây trên đường phố”, Houghton nói.

Trong nhiều thập niên, CIA cũng chi hàng triệu USD cho Chiến dịch Stargate, nhắm đến việc dùng các nhà tâm linh học để “đọc” các bí mật của Liên Xô. Chương trình này bị giải tán trong thời Tổng thống Clinton. Cơ quan này cũng tài trợ cho chương trình khét tiếng MKULTRA, nhắm đến việc sử dụng các loại thuốc thần kinh như LSD để kiểm soát tâm trí.

3. Chụp hình âm thanh

Các nhà khoa học tại Đại học Texas đã tạo ra một phương thức để tái tạo lại những cuộc hội thoại chỉ đơn giản bằng chụp hình môi trường nơi những cuộc hội thoại đã diễn ra, theo bài giới thiệu tại Hội nghị 2014 SIGGRAPH. 

Hệ thống gián điệp âm thanh này dựa trên nguyên lý các sóng âm tạo ra những dao động, dù không nhìn được bằng mắt thường nhưng có thể phát hiện bằng camera. Những dao động này sau đó có thể phân tích và tái tạo âm thanh gốc. 

Bên trong Bảo tàng Gián điệp quốc tế.

Công nghệ mới này đồng nghĩa về mặt lý thuyết bất kỳ ai cũng có thể chụp hình hay quay video lại một căn phňng rồi tái tạo lại các cuộc hội thoại từng diễn ra trong căn phòng đó.

4. Hack thiết bị y tế

Những thiết bị y tế có thể kiểm soát bằng vô tuyến như bơm insulin, máy trợ tim được cấy vào cơ thể bệnh nhân đều có thể bị hack.

Tại Hội nghị An ninh Mũ đen  năm 2011 ở Las Vegas, tin tặc Jerome Radcliffe đã biểu diễn khả nãng hack chính máy bõm insulin của anh. Trýớc ðó vài nãm, các tin tặc nêu khả nãng hack máy ðiều hòa nhịp tim. Cho đến nay, chưa có ghi chép nào về một vụ các thế lực đen tối hack các loại máy móc y tế cấy ghép trong cơ thể người. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đã thúc giục Cơ quan Lương thực và Dược phẩm nước này yêu cầu các công ty sản xuất y cụ phải loại bỏ những điểm yếu đó.

5. Ma-nơ-canh tình báo

Không chỉ có các tổ chức gián điệp mới thích theo dõi người ta. Những công ty cũng muốn biết nhiều hơn về khách hàng của mình và một ngày nào đó có thể sử dụng một sự kết hợp rùng rợn giữa tiếp thị may mặc và theo dõi gián điệp. 

Công ty Almax đã phát triển một ma-nơ-canh có tên EyeSee có thể đặt trong các cửa hiệu quần áo. Bên trong cặp mắt chết của ma-nơ-canh này ẩn giấu một camera sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt có thể xác định tuổi và giới tính của khách hàng. Ý tưởng của công ty là để xem những nhóm khách hàng nào mua sản phẩm gì.

6. Mật mã không thể phá vỡ

Hầu hết tổ chức gián điệp thế giới đều mong muốn thiết lập được một phương thức truyền tin hoàn toàn bảo mật, an toàn. Một số người cho rằng mã hóa lượng tử (quantum encryption) sẽ là chìa khóa để mở ra cánh cửa này. Mã hóa lượng tử dùng các nguyên tắc của vật lý lượng tử để bảo đảm thông điệp chỉ có thể đọc được bởi người nhận được dự định.

“Tại thời điểm này, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), có thể nghe bất cứ thứ gì họ muốn, cho dù bất kỳ phương thức mã hóa nào được sử dụng. Nhưng mã hóa lượng tử sẽ chấm dứt điều này, nó có tạo ra thông điệp mã hóa không thể phá vỡ”, Houghton nói.

Hiện nay, mã hóa lượng tử vẫn còn ở giai đoạn lý thuyết. Tuy nhiên, công nghệ này đang ngày một được các chính phủ chú ý. “Nước nào có thể mã hóa lượng tử đầu tiên chắc chắn sẽ có bước nhảy vọt so với các nước còn lại”, Houghton nói.

Vũ Quỳnh Trang
.
.
.