Cuộc chạy đua mới lên mặt trăng

Thứ Tư, 14/08/2019, 15:58
Khi tàu Apollo 11 đổ bộ lên Sea of Tranquility vào tháng 7-1969, Ramada Inn đã chạy quảng cáo toàn trang mô tả một khu phức hợp khách sạn tương lai dưới tiêu đề “Sẽ sớm có trên mặt trăng”. Nay, sau một nửa thế kỷ, tầm nhìn của ông có vẻ đã gần với hiện thực hơn.


Triển vọng đưa con người trở lại trên mặt trăng và thậm chí khai thác nó cho mục đích thương mại giờ đây nhiều khả năng hơn thời Neil Armstrong. Việc phóng tàu mặt trăng đã trở lại trong chương trình nghị sự của nhiều nước sau nhiều thập kỷ.

Cả công lẫn tư

Trên bình diện quốc tế, Mỹ rơi vào cuộc đua với Trung Quốc, nơi đã cam kết thành lập căn cứ mặt trăng vào năm 2030. Tại Mỹ, tỷ phú Elon Musk, người sáng lập Space Explective Technologies Corp, và Jeff Bezos, chủ sở hữu của Blue Origin LLC, đang chạy đua để chiếm mặt trăng và sao Hỏa. Trong quá trình này, cả hai người đàn ông đồng thời bị buộc phải chiến đấu với tham vọng song song của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Kết quả là các cuộc tranh luận, hoạt động và tài trợ nghiêm túc hơn xung quanh các nhiệm vụ trên mặt trăng. Chính quyền Trump đã đặt việc thăm dò không gian trở thành ưu tiên chính sách, và gần đây đặt mục tiêu đưa người Mỹ trở lại bề mặt mặt trăng chỉ trong 5 năm.

“Các mảnh ghép đang ráp lại với nhau để trở lại mặt trăng”, Mike Hawes, cựu nhân viên NASA 33 tuổi và hiện là Phó chủ tịch chương trình tàu vũ trụ có người lái tại Lockheed Martin Corp, nói. Lockheed là nhà thầu chính cho các dự án không gian của Mỹ.

NASA trong những tháng gần đây đã trao nhiều hợp đồng cho các công ty Mỹ để sản xuất các thiết bị như tàu đổ bộ mặt trăng và một cổng kết nối để quay quanh mặt trăng. Những hợp đồng được trao cho nhiệm vụ Artemis của NASA, tên này được đặt theo em gái Apollo trong thần thoại Hy Lạp, để gửi đàn ông và phụ nữ lên mặt trăng bắt đầu từ năm 2024.

Một mô hình tàu đổ bộ Blue Moon được phát triển bởi Blue Origin.Công ty cho biết một phiên bản sẽ có thể đưa mọi người lên mặt trăng vào năm 2024.

Các hợp đồng này không phải là các thỏa thuận truyền thống để xây dựng các mô-đun theo kế hoạch của chính phủ. Thay vào đó, NASA giao nhiệm vụ cho các nhà thầu tư nhân với việc thiết kế và thậm chí vận hành thiết bị. Những người thắng thầu bao gồm các cựu chiến binh Apollo như Lockheed và Boeing Co., cùng những người mới tham gia SpaceX và Blue Origin và một số công ty khởi nghiệp ít được biết đến.

“Ngày nay, NASA trở thành khách hàng của các đối tác thương mại”, Quản trị viên của NASA Jim Bridenstine cho biết vào tháng 5.“Quan hệ đối tác công - tư cho phép cả hai tăng tốc kế hoạch và làm việc cùng nhau nhiều hơn nếu làm riêng biệt”, Giám đốc điều hành của Blue Origin Bob Smith cho biết.

Không dễ dàng

Mặc dù vậy, việc trở lại mặt trăng không phải là dễ dàng. Trong khi gần 550 người đã lên vũ trụ kể từ khi Yuri Gagarin bay vào không gian năm 1961, chỉ có 24 người quay quanh mặt trăng và chỉ chục người đã đi trên đó. Lần cuối cùng là năm 1972.Tài trợ liên bang ngày nay chỉ bằng một phần nhỏ so với thời đại Apollo, sự nhiệt tình chính trị cũng như vậy.

Teasel Muir-Harmony, người phụ trách bộ phận lịch sử vũ trụ của Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Smithsonian, cho biết “Nếu đi lên mặt trăng không phải là ưu tiên quốc gia, sẽ có những giới hạn”.

Tuy nhiên, dù không gian có phải là ưu tiên quốc gia hay không, đó chắc chắn là ưu tiên kinh doanh. SpaceFund, một nhóm doanh nhân tài trợ vốn mạo hiểm với tham vọng ngoài trái đất, thu hút 58 liên doanh tư nhân theo đuổi các cơ hội liên quan đến mặt trăng và hơn 1.800 công ty định hướng không gian ở mọi quy mô.

“Ngay bây giờ chúng ta có nhiều khởi nghiệp mới và nhiệt huyết trong ngành vũ trụ hơn tôi từng thấy”, theo ông Martin Lindsey, cựu chiến binh NASA trong 5 nhiệm vụ tàu con thoi, cựu Giám đốc Văn phòng Du hành vũ trụ của NASA và hiện là Phó Chủ tịch các hệ thống thám hiểm không gian tại Sierra Nevada Corp - một nhà thầu tư nhân tham gia vào các dự án quỹ đạo và mặt trăng.

Tất cả các hoạt động thương mại này tự nuôi sống mình, và mặt trăng có tiềm năng bổ sung rất lớn. Chẳng hạn, một số người nhìn xa trông rộng nói về băng ở cực mặt trăng một ngày nào đó có thể được chuyển đổi thành hydro và oxy để tiếp nhiên liệu các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất.

Trước khi tầm nhìn như thế trở thành hiện thực, các doanh nhân có thể kiếm tiền để hỗ trợ các hoạt động và tham vọng của chính phủ cho không gian, như kế hoạch của Tổng thống Trump về một Lực lượng Không gian. 

Tàu thăm dò mặt trăng Yutu-2 của Trung Quốc.

“Dù là hình thức nào, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ mở rộng ra bên ngoài bầu khí quyển trái đất vì Trung Quốc, Nga và các đối thủ chiến lược khác đang làm điều đó.Mặt trăng cung cấp một vị trí đắc địa để bảo vệ cả lãnh thổ Mỹ trên trái đất và tài sản của Mỹ trong không gian”, các nhà phân tích nói.

Mặt trăng vẫn là một mục tiêu cao cho các doanh nghiệp. Các startup không gian đã cắt giảm chi phí triển khai trọng tải đến trạm không gian quốc tế, khoảng 250 dặm, và các điểm đến khác trong quỹ đạo trái đất thấp. Nhưng mặt trăng cách khoảng 1.000 lần.Các phi hành gia có thể trở về từ trạm vũ trụ trong vài giờ, trong khi trở lại từ mặt trăng mất vài ngày.

Trước thách thức đó, một số người trong khu vực tư nhân xem các kế hoạch của chính phủ dành cho không gian như việc mở ra một biên giới mới cho ngành công nghiệp và đầu tư, tương tự như sự hỗ trợ của liên bang cho tuyến đường sắt xuyên lục địa đầu tiên trong thế kỷ 19 và các hợp đồng đường hàng không liên bang hỗ trợ cho sự phát triển của các hãng hàng không thương mại trong những năm 1920.

Cổng kết nối

NASA đã lên kế hoạch cho cổng kết nối mặt trăng, được đặt tên là Gateway.Điều này có thể định hình những thứ sẽ xảy ra trong ngành kinh doanh liên quan mặt trăng, cho phép doanh nghiệp tư nhân kiểm soát và chủ động hơn. Lần đầu tiên được hình dung cách đây vài năm như một bệ phóng lên sao Hỏa, gần đây nó đã được tái sử dụng để các phi hành gia du hành từ trái đất trong các viên nang Orion chuyển sang tàu đổ bộ mặt trăng có thể tái sử dụng.

Thay vì xây dựng Gateway như một trạm không gian mini, NASA khởi đầu chỉ bằng một phần của trạm, được gọi là phần tử sức mạnh và lực đẩy, hoặc PPE. Trong một hợp đồng mới cho một dự án có quy mô này, vào tháng 5 NASA đã thuê Maxar Technologies Inc. để xây dựng, ra mắt và thử nghiệm PPE trong không gian trong một năm. Maxar, có nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong không gian và đang sử dụng các công nghệ đã được thử nghiệm trên các vệ tinh, đang hợp tác với Blue Origin và Phòng thí nghiệm Draper phi lợi nhuận, có trụ sở tại Cambridge, Mass.

Theo hợp đồng giá cố định 375 triệu USD, NASA có tùy chọn mua PPE từ Maxar, nhưng có thể không.“Chúng tôi có thể sẵn sàng điều hành PPE về mặt thương mại”, Giám đốc điều hành Maxar Dan Jablonsky nói. “Có lẽ theo cách đó, chúng tôi có thể cung cấp cho NASA các dịch vụ thậm chí với chi phí thấp hơn vì chúng tôi trợ cấp cho các khách hàng thương mại khác”.

Vĩnh Cẩm
.
.
.