Lỗ hổng kiến thức cổ đại - Kỳ 2

Thứ Sáu, 18/08/2017, 08:40
Cho đến khi các tài liệu của các thời đại đã qua được khai quật, xác định và phục hồi, chúng ta bị mắc kẹt với các văn bản thiêng liêng, các bài viết cổ điển và thần thoại trong quá khứ. Liệu những tài liệu chúng ta biết bây giờ có được coi là tài liệu đáng tin cậy để tái tạo hình ảnh của quá khứ?


Những địa danh huyền thoại

Cách đây 150 năm, không học giả nào xem những tác phẩm Iliad hay Odyssey của Homer như chuyện kể lịch sử. Nhưng, Heinrich Schliemann đặt niềm tin vào những câu chuyện đó và đã phát hiện thành phố Troy huyền thoại. Rồi, như một người mộng du, ông theo đường trở về nhà của Odysseys và phát hiện di chỉ vàng Mycenae.

Những đồ tạo tác bằng vàng trong một ngôi mộ tại di chỉ Mycenae, Hy Lạp

Thành phố Ur, được nhắc tới trong Kinh thánh là thị trấn mà Abraham đã đến, không được nhìn nhận về mặt địa lý hay lịch sử mãi đến thế kỷ 19. Trên thực tế, cho đến gần đây rất ít sử gia coi Kinh thánh là một nguồn dữ liệu lịch sử. Nhưng, sau khi Sir Leonard Woolley khám phá thành phố cổ Ur ở Mesoptamia, tình hình bắt đầu thay đổi.

Những đồ tạo tác bằng vàng trong một ngôi mộ tại di chỉ Mycenae, Hy Lạp.

Do đó, các huyền thoại có thể được diễn giải như là những ghi chép huyền ảo của những sự kiện thực tế. Câu chuyện thần thoại về sự ra đời của Zeus ở Crete đã chỉ ra nguồn gốc văn hóa Hy Lạp cổ đại của người Cretan. 

Cho đến năm 1952, khi Michael Ventris giải mã bảng viết tay Linear B của Crete và chắc chắn nó được viết thời Hy Lạp sơ khai, không ai trong thời cổ đại hoặc hiện đại kể huyền thoại Zeus này một cách nghiêm túc và đầy đủ như vậy. Qua đó, chúng ta có thể thấy văn hóa dân gian giữ lại lịch sử dưới hình thức những câu chuyện đầy màu sắc.

Ngôn ngữ bị mất

Trong Dialouges, Plato đã đề cập đến một hình thức cổ xưa của tiếng Hy Lạp. Đương nhiên, những người đương thời của ông ta chưa bao giờ nghe chuyện tiếng địa phương bị mất. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, một bản viết tay cũ đã được tìm thấy, khi được giải mã vào những năm 50, người ta xác định nó là tiếng Hy Lạp cổ đại.

Bò rừng Bison, tái tạo tranh khắc đá tại Bảo tàng Museo del Mamut, Barcelona 2011 

Trong Critias, Plato kể câu chuyện về Solon. Theo đó, các linh mục Sais ở Ai Cập vào năm 550 TCN nói với Solon rằng trước đó 9.000 năm, Hy Lạp được bao phủ bởi những vùng đất màu mỡ. Hiện nay, thông tin đó đã được khoa học xác minh, thực tế cách nay nhiều nghìn năm đất đai Hy Lạp rất phì nhiêu. 

Trong thời xa xôi đó, Sahara là một thảo nguyên rộng lớn - nơi có nhiều loài thực vật phong phú sinh trưởng. Đây chỉ là một ví dụ về sự thay đổi khí hậu diễn ra ở lưu vực Địa Trung Hải. Nhưng làm sao Plato, Solon hay các linh mục của Sais đã biết về sự xói mòn đất ở Hy Lạp trong khoảng thời gian dài như thế?

Nghệ thuật bị thất truyền

Thời gian trôi qua, còn có sự giảm sút khác trong dòng chảy của sự tiến bộ văn hóa. Các bức tranh khắc đá về bò rừng, ngựa, những con quạ và những con thú khác trong các hang ðộng ở Altamira, Lascaux, Ribadasella và các nõi khác là những kiệt tác không chỉ của nghệ thuật tiền sử mà còn của nghệ thuật trong bất kỳ giai đoạn nào.

Người Ai Cập cổ đại, người Babylon và người Hy Lạp vẽ những con bò cách điệu. Nhưng ngô hoặc ngựa ở Altamira hoặc Lascaux trông giống như đã được vẽ bởi Leonardo hoặc Picasso. Chủ nghĩa hiện thực và vẻ đẹp của những bức tranh hang động làm cho chúng vô cùng vượt trội so với các bức tranh động vật ở Ai Cập, Babylon hoặc Hy Lạp.

Những phác thảo được phát hiện trong các hang động cho thấy sự tồn tại của các trường nghệ thuật cách đây hơn 15.000 năm. Đây là một bằng chứng khác cho giả thuyết nhân loại đã đạt đến đỉnh cao trong đường cong của nền văn minh, sau đó đi xuống.

Những kiến thức thiên văn vượt thời đại

Trong những thế kỷ gần đây, chúng ta đã khám phá lại khoa học cổ đại bị lãng quên. Gần 400 năm trước, nhà thiên văn học người Đức Johann Kepler đã tìm ra chính xác nguyên nhân của thủy triều lên do ảnh hưởng của mặt trăng. Nhưng sau đó, ông ngay lập tức trở thành mục tiêu của cuộc bức hại. Tuy nhiên, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 2 TCN, nhà thiên văn Babylon Seleucus đã nói về lực hấp dẫn mặt trăng tác động lên các đại dương của chúng ta. Posidonius (135-51 TCN) đã nghiên cứu về thủy triều và kết luận đúng là chúng liên quan đến chu kỳ quay của mặt trăng quanh trái đất.

Kepler là một nhà toán học và thẩm mỹ viện người Ðức.

Văn bản thiên văn Ấn Độ cổ Surya Siddhanta ghi lại rằng trái đất là "một quả cầu trong không gian". Trong cuốn sách “Huang Ti-Ping King Su Wen”, Chi-Po nói với Hoàng đế (2697-2597 TCN) rằng "trái đất trôi nổi trong không gian". Thế nhưng, 450 năm trước Galileo đã bị các nhà cầm quyền Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã lên án vì đã giảng dạy khái niệm này.

Diogenes của Apollonia (thế kỷ 5 TCN) khẳng định rằng các thiên thạch di chuyển trong không gian và thường rơi xuống đất. Tuy nhiên, cột trụ khoa học của thế kỷ 18 là Lavoisier đã nghĩ khác: "Các viên đá không thể rơi xuống từ bầu trời, vì không có đá trên bầu trời". Ngày nay, chúng ta đã biết ai đúng.

2.500 năm trước, nhà triết học vĩ đại Democritus cho biết dải Ngân hà "bao gồm các ngôi sao rất nhỏ, được kết hợp chặt chẽ với nhau". Vào thế kỷ 18, nhà thiên văn học người Anh Ferguson đã viết rằng: "Dải Ngân hà trước đây được cho là do một số lượng rất lớn các ngôi sao rất nhỏ. Nhưng kính viễn vọng cho thấy nó hoàn toàn khác". Không có kính thiên văn nhưng chắc chắn Democritus là một nhà thiên văn học giỏi hơn Ferguson. Đó là trường hợp của một chiếc kính thiên văn lớn nhưng đầu óc nhỏ bé và một đầu óc vĩ đại mà không có kính thiên văn.

Nguồn gốc kiến thức

Từ bộ sưu tập các ví dụ này, chúng ta có thể thấy một lượng tri thức tồn tại trong quá khứ xa xôi đã bị mất, gần đây lại được cho là "mới". Có vẻ như các kiến thức có giá trị khác đã tồn tại trong quá khứ mà hiện tại chúng ta không biết hoặc không được coi là đáng tin cậy theo các tiêu chí hợp lý hiện đại. Việc mất tài liệu có nghĩa là chúng ta không thể chắc chắn về nguồn gốc cổ xưa, hoặc có bằng chứng để chứng minh tính hợp lệ của nó, và do đó nó được cho là văn hoá dân gian, thần thoại và kể chuyện.

Nhưng các trường hợp trên là bằng chứng cho thấy giữa những điều được lưu truyền thường có thật. Có lẽ chúng ta nên tin tưởng hơn vào những nguồn cổ xưa và tìm cách tìm hiểu thêm những ý tưởng được đưa ra từ đó.

Từ sự thật này lại nảy sinh câu hỏi: Người xưa dựa vào đâu để có được những kiến thức vượt thời đại như vậy? Mời các bạn xem tiếp phần 3.

(Còn tiếp)

Trọng Nhân
.
.
.