Minh oan cho "vua đá" báo oán giết người

Thứ Bảy, 21/12/2013, 08:00

Đã gần cuối năm, hết bão lại lũ lụt cứ dồn dập càn quét khắp tỉnh Quảng Nam khiến hàng nghìn người dân ai oán sống trong cảnh nhà cửa tan hoang, thậm chí là không còn mái nhà lành lặn để dung thân. Vậy nhưng căn nhà của ông Trần Đình Tường (73 tuổi còn gọi là cụ Cả Tường - PV) nằm giữa tứ bề nước ngập trắng đồng ở xã Quế Thuận vẫn kiên cố, chễm chệ trên lưng “vua đá” mà lại bị bỏ hoang phế. Xung quanh ngôi nhà và tảng đá khủng đã bị nó đè lên luôn bị bao trùm bởi một câu chuyện rất đỗi ly kỳ về “vua đá” báo oán, trừng phạt tội phạm thượng của chủ nhân căn nhà.

Theo các bậc cao niên thì ở xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) có “vua”, nhưng không phải một vị vua trong sử sách, mà là một “vua đá”. Chả là giữa cánh đồng không mông quạnh có một tảng đá khủng, bề mặt phẳng lỳ nằm giữa lố nhố các tảng đá nhỏ với nhiều hình thù kỳ dị nên dân địa phương mê tín suy tôn làm vua đá. Chuyện cũng chẵng có gì để bàn, nếu như “vua đa”á không bị một cặp vợ chồng nghèo “phạm húy” dám dựng cả nhà trên thân của ngài. Tiếp đó, chỉ một tuần trước  lễ “tân gia” bỗng dưng người vợ chết bất đắc kỳ tử, còn người chồng không lâu sau cũng ốm liệt giường rồi phải chịu cảnh sống thực vật. Riêng ngôi nhà xây trên vua đá cũng từ đó bị bỏ hoang phế nhiều năm nay và làm điểm dừng chân, hóng chuyện ly kỳ về “đá thần” báo oán của cánh phượt núi và người dân địa phương…

Xây nhà trên đá, kẻ chết tức tưởi, người liệt giường?…

Đã gần cuối năm, hết bão lại lũ lụt cứ dồn dập càn quét khắp tỉnh Quảng Nam khiến hàng nghìn người dân ai oán sống trong cảnh nhà cửa tan hoang, thậm chí là không còn mái nhà lành lặn để dung thân. Vậy nhưng căn nhà của ông Trần Đình Tường (73 tuổi còn gọi là cụ Cả Tường - PV) nằm giữa tứ bề nước ngập trắng đồng ở xã Quế Thuận vẫn kiên cố, chễm chệ trên lưng “vua đá” mà lại bị bỏ hoang phế. Xung quanh ngôi nhà và tảng đá khủng đã bị nó đè lên luôn bị bao trùm bởi một câu chuyện rất đỗi ly kỳ về “vua đá” báo oán, trừng phạt tội phạm thượng của chủ nhân căn nhà.

Tồn tại từ bao đời nay, cánh đồng đá ở xã Quế Thuận nằm ở chếch theo hướng Đông Nam ngày gần sát tỉnh lộ 611. Đồng đá gồm nhiều tảng đá lớn nhỏ có hình thù kì dị, lạ mắt nằm rải rác khắp cánh đồng. Đặc biệt có một tảng đá lớn diện tích ước hơn 30m3, bề mặt phẳng lỳ, lừng lững được những tảng đá khác vây quanh như một vị vua cùng các chư thần đứng chầu. Chính vì vậy mà dân quanh vùng thường gọi tảng đá lớn này là “vua đá”.

Theo người dân đồn thổi thì “vua đá” cũng rất khắt khe, ngài không cho bất cứ người dân hay tứ xứ thập phương nào được phạm húy mà nghỉ chân hay ngồi lên lưng. Thậm chí vào ngày hè, hay những hôm trời nắng ráo, nếu ai đặt chân lên đá vua không bị bỏng cũng nhấp nhổm không yên vì quá nóng. Một điều kỳ dị, không lý giải nổi nữa là nếu người dân vì hiếu kỳ, hay thích thú với những hình thù lạ mắt nên đào đá ở cánh đồng này đem về nhà để dựng hòn non bộ, hoặc xây tạo thế cho cây cảnh đều gặp chuyện chẳng lành. Nhẹ thì gãy tay, dập chân do đá đè, nặng thì con cháu, dòng họ ốm đau bất khỏi. Chỉ khi nào đem đá trả lại về đúng chỗ cũ, cúng lễ vật tạ tội “vua đa”á thì gia cảnh của người đào đá mới bình an, trong nhà không còn gặp họa…

Ngôi nhà bị cho là báo oán vì chủ nhân dám xây trên lưng của “vua đá”.

Thực hư chưa được xác thực, nhưng lời đồn thì luôn đơm đặt, thêm thắt khiến cánh đồng đá và tảng đá vua trở nên cực kỳ linh thiêng và kỳ bí trong mắt người dân địa phương. Tích đá vua và sự linh nghiệm thần thánh của tảng đá qua giai thoại đồn đại của người dân cũng sẽ dần trôi vào quên lãng theo thời gian nếu như không xảy ra chuyện vợ chồng ông Tường cả gan dựng nhà ngay trên tảng đá vua này để làm chỗ an cư. Cũng do bởi ông Tường là thương binh, vợ chồng lại rất nghèo, đến một mảnh đất quang rộng để xây nhà hai vợ chồng ông cũng không đủ tiền mua nên ông quyết định cất nhà ngay trên tảng đá phẳng, vô chủ lại ở địa thế đẹp này...

Khi biết vợ chồng ông Tường xây nhà trên đá vua, người trong làng đặc biệt là các bậc bô lão đã ra sức khuyên ngăn, nhưng ông Tường cứ khăng khăng quyết mua vật liệu về xây nhà. Không lâu sau, một ngôi nhà ba gian kiên cố ngay trên lưng “vua đá” hoàn thành. Đó cũng là lúc họa ập đến, ngay khi vợ chồng ông Tường phấn khởi sửa soạn về nhà mới.

Đầu tiên là trước ngày mừng tân gia đúng một tuần, bà vợ ông Tường như thường nhật dắt bò ra đồng. Đang trời trong xanh bỗng đâu sấp chớp liên hồi, mây đen giăng kín, sợi dây buộc con bò đực trong tay bà vợ cũng giật băng bởi sự lồng lộn của con bò. Như có ma xui, quỷ nhập, con bò được cứ thế lồng lên rồi lao thẳng về phía bà vợ. Khi ông Tường nghe tiếng kêu thét của vợ, tất tả chạy ra cứu thì đã thấy bà nằm thoi thóp trên ruộng nước, cơ thể lấm lem, lẫn lộn giữa bùn và máu.

 “Gây án” xong, con bò đực cũng bỏ chạy vào rừng mất dạng, còn nạn nhân bà vợ ông Tường cũng vĩnh viễn ra đi mà không kịp một ngày hưởng phước nhà cao cửa rộng lấy một lần… Riêng ông Tường, quá thương xót vợ, ông chỉ còn biết vét những đồng tiền cuối cùng dự định vui tân gia để lo mai táng cho bà. Sau tang vợ, ông Tường cũng không dọn về ở trong ngôi nhà “phạm húy” kia mà quyết định vẫn ở lại ngôi nhà tổ tông cũ nát của mình. Căn nhà xây trên lưng đá thần cũng bị bỏ hoang từ đó. Tuy nhiên, “vua đá” vẫn chưa vừa lòng, đúng ngày một một Tết Nguyên đán, khi ông Tường vừa bước ra khỏi cửa để đi chúc Tết họ hàng, thì ông bỗng choáng váng mặt mày như vừa bị ai đánh. Rồi ông ngã khuỵu xuống nền nhà, giãy giụa đau đớn, cũng từ đó ông phải nằm bất động, đếm những chuỗi ngày còn lại của đời người trên chiếc giường chỏng chơ, xiêu vẹo….

Sự thật minh oan cho "thần đá"

Vì không muốn hồi tưởng mãi đến chuyện buồn và tiện cho việc hương khói tổ tông, cụ Cả Tường đã quyết định trở lại ngôi nhà cũ sinh sống mà không ở trong ngôi nhà ngự trên lưng "thần đá".

Câu chuyện phạm húy “vua đa”á, hay “vua đa”á hiển linh báo oán của vợ chồng ông Tường nhiều năm liền là một đề tài nóng, xôn xao khắp vùng quê nghèo Quế Thuận và các xã lân cận. Căn nhà để hoang của vợ chồng ông nay trở thành điểm dừng chân của cánh đi phượt núi (người du lịch bụi – PV). Riêng người dân ở xã Quế Thuận, hễ ai có việc đi ngang qua tảng đá vua gánh trên lưng ngôi nhà bị ám của ông Tường đều tỏ vẻ lo lắng, đi nhẹ nói khẽ kẻo sợ ngài giận lây mà “mang họa”

Dò hỏi mãi, phải lội qua con đường làng ngập trong bùn non và sình đất hàng cây số, chúng tôi mới tìm đến được nhà của ông cụ Trần Đình Tường (73 tuổi), chủ nhân của căn nhà trên đá và nhân vật chính của lời đồn “vua đá” báo oán. Ông cụ Tường do đã tuổi cao, lại là thương binh, trong người có bệnh nên sức khỏe rất yếu. Nhắc đến câu chuyện xây nhà trên “vua đá”, cụ Tường chép miệng, thở dài. Dân ở xã Quế Thuận thường gọi cụ Tường là cụ Cả, bởi tuy nhà nghèo, không có điều kiện học cao nhưng cụ Tường lại rất sáng dạ, tinh thông nghề thầy lang bốc thuốc.

Thời trai trẻ, cụ cả Tường còn là một thanh niên yêu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc cụ nhập ngũ rồi sau đó tập kết ra Bắc. Ngày hòa bình, Bắc Nam sum họp cụ Tường là thương binh ¾, trở về quê hương mang trên mình nhiều vết thương chiến trường để lại. Lấy vợ, rồi sinh con may cho cụ Tường gặp được người vợ đảm, hết mực yêu chồng. Nhưng bà ấy cũng tủi phận vì sinh liền tù tì bốn cô con gái mà không có lấy một mụn thằng con để nối dõi tông đường. Hai vợ chồng với bốn cô con gái sống trong ngôi nhà lụp xụp, dột nát do ông bà để lại, nhà lại ở tít sâu trong núi, nơi tận cùng heo hút nhất của làng. Thế nên, khát khao lớn nhất của vợ là có được ngôi nhà khang trang gần mặt đường để các con ở gần với “văn minh đô hội”. Ngay bản thân ông Tường suốt đời vẫn trăn trở với nghề y, ông mong muốn có một ngôi nhà sát đường chính để mở tiệm thuốc bắc.

Khổ nỗi, đất đai trong vùng đều đã có chủ, mà trong tay lại không có tiền để mua đất vừa ý, toại lòng. Dù ngay khi còn trẻ, ở trong làng ông Tường đã biết về tích đá vua nhưng vì không mê tín, lại bí bách nên mặc cho những lời can ngăn của người làng cụ Tường vẫn quyết dựng nhà ngay gần quang lộ, trên tảng đá to này để an cư mà lập nghiệp… Nào ngờ, nhà xây xong chưa ở được ngày nào thì vợ chết. Không chịu được áp lực của lời đồn và miệng tiếng thiên hạ, bản thân thì lâm trọng bệnh nằm liệt một chỗ, nhưng cụ Tường đành phải tủi phận về lại căn nhà cũ nát cuối thôn tiếp tục sống những ngày cuối đời còn lại.

Tuy nhiên, khi nghe chúng tôi hỏi chuyện về những tai họa bắt nguồn từ việc ông xây nhà trên lưng đá vua nên mới bị báo oán?”. Cụ Tường vẫn khẳng định: “Không hề có chuyện báo oán nào cả. Vợ tôi có tiền sử bệnh tim, hôm đó là mưa giông sấm sét nên con bò đực hoảng sợ giựt dây bỏ chạy không may va phải bả, sức bả đã yếu lại bất ngờ nên bị nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong. Còn chuyện tôi nằm liệt giường cũng không phải ma mị gì, tôi vốn là thương binh, sức khoẻ giảm sút. Hôm mồng một Tết, tôi bị tai biến do huyết áp bất ngờ nên ngã ngay bậc cửa nhà chứ chẳng có thần thánh nào xô ngã như dân quanh đây họ đồn. Mà nay nhờ các con cháu hiếu thảo, chăm sóc tận tình lại sẵn có kiến thức nghề y nên bệnh tật của tôi cũng đã giảm bớt nhiều phần, giờ tôi đã có thể ngồi dậy và cử động được chân tay. Còn chuyện mọi người đồn đại rằng tôi sợ bị “đá thần” tiếp tục báo thù nên không dám ở ngôi nhà đó nữa cũng không đúng. Bởi lẽ, ngôi nhà đó xây lên chủ yếu theo mong muốn của vợ, giờ vợ tôi không còn, các con gái đều theo chồng ở riêng. Tui lại không muốn cứ hồi tưởng mãi đến chuyện buồn rầu, mất mát nên mới dọn về nhà cũ mà sinh sống, tiện cho việc hương khói tổ tông... Ngôi nhà đó không ai ở, bỏ hoang nhiều năm nay, dân quanh vùng cứ vậy mà suy diễn đồn đại khiến câu chuyện về căn nhà xây trên đá của tôi trở thành chuyện kỳ lạ, báo oán gì gì đấy thôi…

Khẳng định với PV, ông Bùi Tuần (Chủ tịch UBND xã Quế Thuận, huyện. Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết: Cái chết của vợ ông Tường do bị bò húc chết chỉ là tai nạn, còn việc ông Tường đột nhiên nằm liệt một chỗ là do tuổi ông đã cao, ông lại là thương binh ¾ nên bị tai biến cũng là chuyện bình thường. Chuyện “vua đa”á báo oán là hoàn toàn không có thật, đây chỉ là sản phẩm của lời đồn đại và trí tưởng tượng không căn cứ của những người dân, hoặc tin vào những điều bói toán nhảm nhí của một số đối tượng lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan.

Hoài Thu
.
.
.