Muỗi không đốt người

Thứ Năm, 14/09/2017, 09:07
Hai chuyên gia về côn trùng - Andrew Nuss và Dennis Mathew đã được Bộ Quốc phòng Mỹ trao tặng khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD để tạo ra loại muỗi biến đổi gen hoàn toàn khác: chúng không bị thu hút bởi con người, nghĩa là chúng sẽ không đốt chúng ta.


Loài muỗi là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh sốt rét - một ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm gây ra hơn 400.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.

Mọi người vẫn thường ngăn ngừa sự lây lan của các dịch bệnh do muỗi bằng cách phun, xịt thuốc diệt muỗi. Nhưng phương pháp này đang làm chúng trở nên đề kháng với các hóa chất.

Ảnh minh họa.

Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu, thử nghiệm khả năng biến đổi gen của muỗi khiến chúng không thể lây truyền bệnh sốt rét, hoặc sẽ dẫn đến sự vô sinh trên con cái… 

Nhưng mới đây, hai chuyên gia về côn trùng -  Andrew Nuss và Dennis Mathew đã được Bộ Quốc phòng Mỹ trao tặng khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD để tạo ra loại muỗi biến đổi gen hoàn toàn khác: chúng không bị thu hút bởi con người, nghĩa là chúng sẽ không đốt chúng ta.

Kỹ thuật này bao gồm việc xác định các cơ quan cảm thụ mùi mà muỗi dùng để phát hiện thịt người và “tắt” chúng đi, hoặc thay thế chúng bằng các thụ cảm mùi khác khiến chúng bị thu hút bởi các động vật khác.

"Muỗi đã trở nên thích nghi với con người bởi vì chúng ta sống trong những thành phố tập trung và vô cùng tốt đẹp” - Nuss nói - "Muỗi ưu tiên sống dựa vào con người, và đặc biệt, các thụ thể mùi của chúng có thể được hòa hợp với mùi của con người. Vì vậy, chúng tôi muốn chỉnh hệ thống này bằng cách “đánh vào” các thụ thể có trách nhiệm đốt người hoặc thay thế chúng bằng các thụ thể từ các loài muỗi chích động vật khác trong môi trường".

Các nhà khoa học cho biết, nếu muỗi có thể được biến đổi gen để không đốt con người, thay vào đó là đốt các động vật khác, thì điều này có thể phá vỡ chu kỳ truyền bệnh con người - muỗi - con người. Và không giống như thuốc trừ sâu được thiết kế để diệt muỗi, kỹ thuật này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sốt rét và các bệnh khác mà không làm gián đoạn sự có mặt của muỗi trong chuỗi thức ăn.

"Nghiên cứu của chúng tôi là một cách tiếp cận mà muỗi vẫn còn tồn tại trong một môi trường, miễn là chúng không gây nguy hại cho con người" - Nuss nói. Ông cũng cho biết thêm mục tiêu cuối cùng là để “ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch”.

Thật là tốt nếu việc nghiên cứu loại muỗi biến đổi gen này thành công. Việc loài muỗi không nhận ra được mùi cơ thể người không những giúp chúng ta tránh được một số bệnh lây truyền mạnh như sốt xuất huyết, sốt rét… mà còn mang đến cho chúng ta những kỳ nghỉ hè thoải mái, ngọt ngào mà không lo bị muỗi cắn.

"Muỗi ưu tiên sống dựa vào con người, và đặc biệt, các thụ thể mùi của chúng có thể được hòa hợp với mùi của con người. Vì vậy, chúng tôi muốn chỉnh hệ thống này bằng cách “đánh vào” các thụ thể có trách nhiệm đốt người hoặc thay thế chúng bằng các thụ thể từ các loài muỗi chích động vật khác trong môi trường".

Văn Ưng
.
.
.