Những đường hầm bí ẩn CHDCND Triều Tiên

Thứ Sáu, 02/06/2017, 11:50
Mỹ hầm hè, gia tăng dọa sẽ san phẳng Triều Tiên trong 30 phút. Triều Tiên đáp lại trong trường hợp bị tấn công, sẽ giáng trả Mỹ những đòn “không thương tiếc”. Và Triều Tiên từ lâu đã dồn sức chuẩn bị cuộc “chiến tranh thần thánh” không những tự bảo vệ, mà còn có thể tiến công vào Hàn Quốc.


Từ nhiều năm nay, Triều Tiên đã chuẩn bị một hệ thống hầm ngầm, được cho là lên tới 84 đường hầm, kết nối thành cả hệ thống, không chỉ để trú ẩn, mà còn có thể trong 1 giờ chuyển 30.000 quân vào Nam bằng một “cuộc tấn công tàng hình”.

Hệ thống đường hầm bí mật này được đào sâu trong lòng đất, với những kỹ thuật hiện đại nhất mà Triều Tiên có được, tạo thành một “đường ống” đổ quân và khí tài nhanh chóng.

Bên trong đường hầm.

Người Triều Tiên tự hào về đường hầm có đường sắt cao tốc chở được những đoàn xe tăng lớn, tạo ra bất ngờ cho đối phương để giành thế áp đảo ngay từ đầu. Tuyến đường ngầm được thiết kế theo đường chuyển quân hiện đại, nhanh mà vẫn đủ không gian vận chuyển lớn và nghỉ ngơi thoải mái cho binh sĩ. Khả năng di chuyển 1 trung đoàn 1 giờ, nghĩa là từ 10.000 đến 30.000 binh sĩ qua không gian đường ống này.

Tháng 11-1974, lần đầu tiên phương Tây biết đến đường hầm này, nhưng chỉ là những nguồn tin tình báo ít ỏi về đường hầm lúc đó mới xây dựng được khoảng 3,5 km, được xây dựng phía đông bắc Korangpo, thuộc Khu phi quân sự giữa hai miền, cách biên giới khoảng 1 km. Nó được trang bị một đường sắt khổ hẹp và xe lửa, và được thắp sáng với đèn nối với các đường dây 220V.

Bên trong công trường sôi động là vẻ ngoài bí ẩn, kiên cố. Lối vào đường hầm cái thì ngụy trang đơn giản, cái lại có các bức tường cao 1,2m và rộng 1m được gia cố bằng các tấm bê tông.

Từ không gian, các vệ tinh tình báo Mỹ ngày đêm soi xét và nay họ phát hiện ra những thay đổi mới lạ trên những vùng tưởng là trại tù.

Đường hầm thứ hai được biết đến vào tháng 3-1975, cách Keon 13 km về phía bắc, cách đường biên giới hơn 1 km về phía nam. Ba năm sau, các chuyên gia phương Tây mới thấy lối vào đường hầm này, dài 3,5 km ở độ sâu 160 m và rộng 2,2 m.

Tin tức sau này cho rằng đường hầm nay rộng gấp đôi, có thể chuyển vũ khí hạng nặng, xe tăng và pháo lớn, lượng vận chuyển người lớn gấp 3-4 lần đường cũ, tức hàng ngàn người trong một giờ.

Đường hầm thứ ba được phát hiện sau khi một kẻ đào thoát, tên Kim Bu-seong trốn vào Nam ngày 17-10-1978, khai các bí mật này. Đường hầm này trải dài theo biên giới với Hàn Quốc, từ phía nam Panmunjeom, dài 1,6 km, cách mặt biển 73m, có điện thắp sáng ngày đêm, bên trên được cải trang như một mỏ than bỏ hoang.

Nó được che chắn bởi ba bức tường bê tông, bảo đảm an toàn trước sức công phá lớn để vận chuyển 30.000 quân mỗi giờ.

Tháng 3-1990, một đường hầm khác được phát hiện, dài hơn 1.052 m. Và người ta tin còn 16 đường hầm khác vẫn còn nằm trong vòng bí mật, trong khi giới quân sự Hàn Quốc nói Triều Tiên có tới 84 đường hầm dưới lòng biên giới.

Các đường hầm bí mật lâu nay thường sử dụng trong những trường hợp ẩn náu, chạy trốn, phòng thủ… Những đường hầm ở Triều Tiên được mô tả như các biện pháp tấn công. Nhưng nó liệu có được dùng và dùng như thế nào, các nguồn tin tình báo vẫn lắc đầu bảo đó là ẩn số bí ẩn.

Mỹ Hạnh (Theo the Sun)
.
.
.